Sản phụ sảy thai sau 2 lần khám cấp cứu ở Bệnh viện Mê Kông
Sản phụ đau bụng dữ dội, có hiện tượng ra máu ở âm đạo nên đến Bệnh viện Phụ sản Mê Kông ( quận Phú Nhuận, TPHCM) để cấp cứu nhưng được các bác sĩ thăm khám rồi cho về.
Theo trình bày của chị T.T.B.N (ngụ phường Phú Mỹ, quận 7, TPHCM) – thai phụ 17 tuần tuổi, sáng 27/4, chị phát hiện có dịch nhầy và ra máu ở âm đạo nên đến Bệnh viện Phụ sản Mê Kông để cấp cứu, thăm khám. Theo ghi nhận của bác sĩ, chị N khám thai do trằn bụng.
Tại đây, chị N được ThS.BS N.T.M.P kê toa để mua thuốc Progesteron 400mg (CYCLOGEST) có số lượng 30 viên, dùng nhét ở hậu môn, 1 viên vào buổi tối. Kèm theo đó là lời dặn: “Tái khám SA4D Tái khám ngay khi có bất thường”.
Chiều 30/4, chị N thấy tình trạng không thuyên giảm, đau bụng dữ dội hơn và xuất hiện cơn gò nhiều hơn nên đến Bệnh viện Mê Kông để cấp cứu. Bác sĩ N.V.Y.N cầm đơn thuốc đã khám từ trước nói là thuốc dưỡng thai nên không có chuyện gò nhiều. Theo kết quả siêu âm, tim thai là 154 lần/phút, nhau bám mặt trước đáy thân… Kết luận của Bệnh viện: “Một thai sống trong tử cung #17,5 tuần. Chiều dài kênh CTC=41mm, lỗ trong hiện khép kín”.
Bệnh viện Phụ sản Mê Kông.
Trong Giấy chứng nhận của Bệnh viện Mê Kông chẩn đoán: “Thai #17 tuần – dọa sẩy thai (Q20.0)” và đề nghị: “Tái khám 2 tuần sau hoặc khi có bất thường”. Bác sĩ của bệnh viện tiếp tục yêu cầu chị N đặt thuốc Progesteron 400mg (CYCLOGEST) như hướng dẫn. Sau đó, chị N được về.
Đến chiều tối ngày 01/5, chị N đang cùng chồng về TP. Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) thì thấy bụng rất đau và ra máu nhiều hơn ngày trước nên đến Bệnh viện Đồng Nai để cấp cứu. Các y bác sĩ tại đây thăm khám và phát hiện chị N đã bị “sảy thai tiến triển”.
Video đang HOT
Đến ngày 06/5, chị N được các bác sĩ Bệnh viện Đồng Nai cho xuất viện sau thời gian 6 ngày điều trị. Gia đình chị N rất bức xúc với cách thăm khám tắc trách và điều trị thiếu trách nhiệm tại Bệnh viện Mê Kông. Các bác sĩ tại Bệnh viện không có những cảnh báo, không bắt nhập viện ngay từ chiều ngày 27/4 khi có hiện tượng bất thường.
Ngày 12/5, PV Báo PNVN đã liên hệ đến Bệnh viện Phụ sản Mê Kông để xin có buổi làm việc nhằm được thông tin sự việc một cách đa chiều. Nhân viên trực điện thoại ở Phòng Tổng hợp của bệnh viện ghi nhận sự việc và hứa sẽ liên lạc lại sau.
Chiều 13/5, PV Báo PNVN đã trực tiếp đến Bệnh viện Mê Kông để xin làm rõ vấn đề. Trực ban của bệnh viện xác nhận, đã chuyển sự việc lên Ban Giám đốc và cho PV buổi hẹn sau.
Những việc bà bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ
Bà bầu đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ. Đây là thời điểm quan trọng và nhạy cảm. Bà bầu cần chú ý đến sức khỏe để cán đích thành công. Cùng tìm hiểu những việc bà bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ để giúp thai nhi chào đời khỏe mạnh!
1. Nằm ngửa
Trải qua 6 tháng, thai nhi đã phát triển lớn, bụng mẹ to lên nhiều. Nếu như bà bầu nằm ngửa sẽ khiến mạch máu bị tắc nghẽn, thai nhi bị chèn ép. Mẹ thường xuyên nằm ngửa khi ngủ thậm chí có thể gây thai chết lưu. Do đó, tốt nhất bà bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ, không nên nằm ngừa mà nên nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng sang bên trái.
2. Làm việc nhà
Mẹ có thể làm những công việc nhẹ nhàng. Tuy nhiên cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ không nên làm việc nhà mà phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất như nước lau sàn, nước tẩy rửa bồn cồn, bột giặt, nước rửa chén bát,.... Việc lau chùi bụi bẩn, hít nhiều bụi bặm mẹ bầu cũng không nên làm.
Khi làm việc nhà, bà bầu chú ý tránh trơn trượt té ngã, không cố quá tầm với, không làm gắng sức. Tốt nhất ở 3 tháng cuối này, người thân nên giúp mẹ bầu làm việc nhà.
3. Ngồi hoặc nằm im một chỗ
Mặc dù mẹ bầu cần hạn chế vận động và làm việc nhà. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ ngồi im hoặc nằm trên giường quá nhiều. Việc này sẽ khiến máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến thai nhi.
Các bác sĩ cũng khuyên bà bầu không nên kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ quá kỹ. Vận động nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ dễ sinh hơn.
4. Di chuyển xa
Vào những tháng cuối, các cơ vùng chậu đã bắt đầu giãn ra, lỏng lẻo hơn để sẵn sàng cho quá trình sinh nở. Do đó nếu mẹ di chuyển xa và thường xuyên rất dễ bị sẩy thai hoặc sinh non. Chính vì thế, đi du lịch là việc cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Đi làm xa bằng xe máy hàng ngày cũng là điều không nên. Nếu có thể mẹ hãy nhờ người thân đưa đi làm, xin làm việc ở nhà, chuyển chỗ ở đến gần cơ quan. Thậm chí mẹ nên xin nghỉ việc sớm để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
5. Xoa bụng bầu
Thói quen xoa bụng bầu nói chuyện với con của bố mẹ là rất nguy hiểm, cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu bố mẹ xoa bụng thường xuyên sẽ kích thích tử cung co bóp, gây sinh non. Do đó, nếu bố mẹ muốn giao tiếp với con, chỉ nên chạm vào bụng nhẹ nhàng, và không nên làm thường xuyên nhé.
6. Kích thích đầu ti
Cũng giống như xoa bụng bầu, kích thích đầu ti là việc cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bởi vì kích thích đầu ti sẽ kích thích tử cung co bóp, gây sinh non. Do đó, mẹ tuyệt đối tránh hành động vắt sữa non khi bé còn chưa chào đời.
7. Quan hệ tình dục - việc cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục khi mang thai. Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối việc này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu mẹ mang thai khỏe mạnh thì không cần thiết phải hoàn toàn kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhưng cần nhẹ nhàng với tần suất ít. Tránh các động tác mạnh, quan hệ quá thường xuyên, có thể gây động thai, thậm chí là sẩy thai hoặc sinh non.
8. Ăn mặn
Ăn mặn vốn không tốt cho sức khỏe. Và nó cũng đặc biệt nguy hiểm đối với bà bầu. Nếu mẹ ăn mặn thường xuyên sẽ dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật, tăng tích nước làm trầm trọng hơn tình trạng phù nề. Mặt khác thai nhi cũng sẽ bị rối loạn hấp thụ dinh dưỡng. Do đó, bà bầu nên tập ăn nhạt để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
TP.HCM: Đau bụng dữ dội, bé gái 11 tuổi phải mổ khẩn cấp vì căn bệnh nguy hiểm có thể gây vô sinh Bé gái nhập viện trong đêm vì đau bụng dữ dội vùng hông bên trái suốt từ buổi sáng. Ngay sau đó, một cuộc mổ khẩn đã diễn ra. Thông tin này được đại diện Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho biết trong ngày 8/5, khi nơi đây vừa phẫu thuật cứu một bệnh nhi bị căn bệnh thường gặp ở...