Sản phụ sau sinh MUỐN UỐNG NƯỚC ĐƯỜNG, không ngờ bác sỹ đẩy ngay vào phòng cấp cứu gấp
Khi nghe sản phụ xin uống nước đường và bảo cảm giác nôn nao khó chịu, bác sĩ đã yêu cầu đưa sản phụ vào phòng cấp cứu ngay.
Ngày 30/6 vừa qua, chị Hạ hạ sinh thành công con gái thứ 2 tại Bệnh viện sức khỏe Bà mẹ và trẻ ở Nam Kinh. Cả quá trình mang bầu và sinh nở ở chị khá thuận lợi, em bé chào đời khỏe mạnh. Sau ca sinh, bác sĩ đưa chị Hạ về phòng chăm sóc sau sinh và theo dõi trong vòng 2 giờ. Tại đây, các bác sĩ cho biết mọi chỉ số sức khỏe của chị đều bình thường từ việc tương tác với con, nhận thức của chị cũng như việc trò chuyện vui vẻ, cởi mở. Tuy nhiên sau đó thì một tai nạn đột ngột xảy ra.
Khi chị Hạ bất ngờ hỏi: “Chị y tá ơi, chị có đường không? Có lẽ tôi bị hạ đường huyết rồi, tôi thấy chóng mặt quá”. Y tá nhìn về phía chị Hạ và thấy màu da khá bất thường. Y tá kiểm tra lượng sản dịch nhưng cũng không có dấu hiệu băng huyết. Lúc này, da mặt chị Hạ ngày càng nhợt nhạt và cơ thể thì mệt mỏi thấy rõ.
Ngay lập tức nữ y tá gọi cho bác sĩ Liu Jing Yan đang ở phòng cấp cứu. Khi bác sĩ tới nơi thì cơ thể chị Hạ đã gần như mất ý thức, gọi không trả lời và nhịp tim rất yếu.
Chị Hạ gặp “ tại nạn” sau ca sinh nở và được các bác sĩ cấp cứu khẩn cấp.
Nghe bác sĩ nói xong, bệnh viện đã cử tất cả các bác sĩ tên tuổi cùng hỗ trợ với bác sĩ Liu để cấp cứu cho sản phụ Hạ. May mắn sau 3 giờ đấu tranh sinh tử, mạng sống chị Hạ đã được giữ lại và tâm trí dần hồi phục.
Theo bác sĩ Liu, thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch ối, những tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh tổ chức thai khác đi vào vào tuần hoàn mẹ gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng này gây ra suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính cho mẹ.
Bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Từ Dũ TP.HCM, cho biết khi nghe đến cụm từ thuyên tắc ối (TTO), đó không chỉ là nỗi ám ảnh của các bác sĩ sản khoa mà còn của nhà quản lý.
Đến ngày nay khi kiến thức y học đã được nâng cao thông qua các kênh thông tin đa dạng, TTO còn là nỗi lo lắng cho mọi thai phụ và thân nhân khi đến gần ngày khai hoa nở nhuỵ.
Trước đây, trên thế giới ngay tại các quốc gia có nền y học tân tiến bậc nhất, thì TTO làm tử vong người mẹ đến 90%, và tử vong thai nhi từ 20-60%. Ngày nay tỉ lệ cứu sống mẹ và thai nhi đã được cải thiện rõ rệt, nhờ các tiến bộ của khoa học và các cảnh báo sớm về dấu hiệu báo động có thể xảy ra TTO.
Gần đây, các BV chuyên Sản phụ khoa tại TP.HCM đã cứu sống nhiều trường hợp TTO, nhờ sự phối hợp tốt của các bác sĩ sản khoa với các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau như gây mê hồi sức, hồi sức tích cực, tim mạch, huyết học, ngoại niệu, mạch máu…
Thuyên tắc ối có thể xảy ra trước, trong và ngay sau khi sinh, đặc biệt với những sản phụ lớn tuổi, nhau bong non, tử cung quá căng, thai chết lưu, chấn thương, dùng oxytocin trong chuyển dạ, đa sản, mẹ lớn tuổi, vỡ ối… Tuy nhiên vẫn có 1 số ít trường hợp thuyên tắc ối xảy ra không kèm những yếu tố kể trên.
Video đang HOT
Thuyên tắc ối cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong mẹ khi sinh nở, cùng với nhiều nguyên nhân khác như băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, sản giật… Riêng thuyên tắc ối chiếm 5 – 10% trong số tử vong mẹ nói chung.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh, thuyên tắc ối không thể dự báo, không có cách dự phòng và là một cấp cứu sản khoa không điều trị được. Trong khi chuyển dạ cần nhanh chóng ghi nhận các dấu hiệu và triệu chứng, hồi sức tích cực và điều trị hỗ trợ là điều kiện tiên quyết có thể mang lại hy vọng cứu sống mẹ và thai nhi.
Thùy Linh (T.H)
Theo emdep.vn
Sau khi sinh, con bạn sẽ được bệnh viện "đánh dấu" như thế nào để tránh bị nhầm lẫn?
Phóng viên đã ghi nhận lại bằng hình ảnh quy trình này tại một số bệnh viện sản khoa lớn của cả nước.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ông Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện cho biết, mỗi năm, bệnh viện Phụ sản Trung ương có từ 20 - 25 nghìn ca sinh nở. Nếu không áp dụng quy trình nghiêm ngặt thì việc trao nhầm trẻ sẽ là một nguy cơ rất lớn và hậu quả khôn lường. Ông Quyết đã nói rõ về quy trình quản lý sau sinh của bệnh viện Phụ sản Trung ương cho phóng viên biết.
Dưới đây là những ghi nhận bằng hình ảnh của phóng viên trong cuộc sinh nở của sản phụ tại BV Phụ sản Trung ương
Trước khi cuộc sinh nở bắt đầu, sản phụ được BV phát 3 áo sơ sinh và một mũ đã hấp tiệt trùng.
Ngay khi em bé chào đời, hộ sinh lập tức đưa em bé cho người mẹ - giám sát giới tính, giờ sinh, rồi đặt em bé còn chưa cắt dây rốn nằm úp trên bụng mẹ theo đúng quy trình cái ôm đầu tiên, da kề da, bé sẽ được nằm trong vòng tay của mẹ.
Nhân viên y tế hỏi mẹ về tên đứa trẻ rồi ghi thông tin 2 mẹ con và số thứ tự sinh vào bộ vòng đeo tay nhựa bằng loại mực không phai.
Sau khi cùng người mẹ xác nhận lại thông tin, chiếc vòng lớn được đeo vào tay mẹ, vòng nhỏ đeo vào chân con.
Theo ông Quyết, 4 năm nay, viện dùng dây plastic mềm, dây có số hồng là con gái, số xanh là con trai, khi đã bấm vào tay thì không thể dứt đứt, không thể tháo ra được mà chỉ có thể dùng kéo để cắt.
Bộ vòng mẹ-con có đặc điểm là tháo ra sẽ không dùng được, nên không thể có chuyện tháo từ bé này đeo sang bé khác. Số vòng do chị Phó Thị Quỳnh Châu trực tiếp quản lý, phát từng ngày theo số sản phụ và em bé chào đời.
Sau đó, các nhân viên y tế mới tiếp tục các thủ thuật với người mẹ.
Cho đến khi chuyển 2 mẹ con ra phòng sau đẻ, em bé vẫn nằm nguyên trên bụng mẹ. Trong trường hợp em bé bị bệnh lý phải chuyển xuống Khoa Sơ sinh, phải có nhà đi cùng.
Khi tắm cho trẻ, gia đình sẽ trực tiếp đưa áo cho hộ sinh thay và khi về, gia đình mang về hoặc hủy bỏ để tránh nhầm lẫn.
Theo ông Quyết, với qui trình hiện đại này ở BV Phụ sản Trung ương, không thể có chuyện nhầm con. Ông Quyết, mong muốn các BV khác học tập để ứng dụng qui trình này, không để xảy ra lỗ hổng dẫn đến việc trao nhầm trẻ.
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ông Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện cho biết, hiện quy trình từ khi sản phụ nhập viện tới khi ra viện tại bệnh viện được tiến hành chặt chẽ. Ông khẳng định, khó có tình trạng trao nhầm trẻ sơ sinh.
Sau khi có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ sẽ đến viện làm thủ tục tại phòng khám. Nhân viên bệnh viện sẽ nhập tất cả thông tin của sản phụ vào máy tính, mỗi người sẽ có một mã số, bệnh án khác nhau.
Từ phòng khám, sản phụ được chuyển đến phòng đẻ thường hoặc đẻ mổ. Trong trường hợp mổ bắt con, sản phụ sẽ được gây tê tủy sống nên hoàn toàn tỉnh táo.
Trước khi tiến hành ca mổ, hộ sinh sẽ rút bộ số gồm hai dây số giống hệt nhau, đưa cho mẹ xác nhận.
Trẻ sinh được lau khô người sau khi đưa ra khỏi bụng mẹ
Sau khi em bé ra đời, mẹ con sẽ thực hiện kỹ thuật da kề da. Y tá sẽ đưa con để mẹ nhận diện giới tính, hình hài. Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các y tá đeo vào mẹ và bé.
Hai dây số giống hệt nhau đồng thời được các hộ sinh đeo vào mẹ và bé.
Đối với trường hợp sinh thường, bé khỏe, ngay sau khi sinh, bé sẽ được giao trực tiếp cho mẹ, nằm ngay cạnh mẹ trên giường sinh, đồng thời bộ số giống nhau của mẹ và bé cũng được đeo vào tay sản phụ và trẻ sơ sinh.
Trong quá trình nằm viện, bé sẽ được tắm hàng ngày. Tuy nhiên, điều dưỡng viên phải luôn đảm bảo mã số đeo ở tay trẻ không bị tháo rời suốt quá trình vệ sinh. Với sản phụ, việc đeo mã số cũng phải được thực hiện liên tục, sản phụ không được phép tháo mã số ra.
Khi giao lại bé cho sản phụ, nhân viên y tế phải yêu cầu sản phụ đối chiếu mã số của trẻ và mẹ, nếu trùng khớp, em bé mới được trả về cho sản phụ.
Theo emdep.vn
Mẹ con sản phụ tử vong do tắc mạch ối Chị Lĩnh (Hà Tĩnh) vỡ ối, mạch và huyết áp không bắt được, cả mẹ và con tử vong. Sáng 14/7, chị Hồ Thị Lĩnh 38 tuổi vào Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đau bụng sinh, tình trạng bình thường, thai đủ tháng. Đây là lần sinh thứ 4 của sản phụ. Sáng hôm sau, khi đang theo dõi tim thai, sản...