Sản phụ ra đi mãi khi đang bầu 9 tháng, đề nghị của mẹ chồng khiến bác sĩ tức giận
Mặc dù nền y học hiện nay đã tiến bộ hơn rất nhiều so với những năm trước nhưng phụ nữ vẫn gặp nhiều nguy hiểm khi mang thai và sinh nở. Nếu không chú ý, cả mẹ và con đều có thể gặp nguy hiểm.
Bà mẹ trẻ người Trung Quốc Lili sinh mổ con gái đầu lòng vào năm ngoái. Vì mong ước của mẹ chồng là một đứa cháu trai nên đầu năm nay cố quyết định mang bầu một lần nữa mặc kệ những lời khuyên của bác sĩ và bạn bè rằng không nên có bầu sớm sau sinh mổ. Vậy là chưa đầy 1 năm sau ca sinh mổ lần đầu, cô lại tiếp tục mang thai đứa con thứ 2.
Vì không có công việc ổn định nên suốt thời gian mang thai, Lili chỉ ở nhà chăm con lớn và cơm nước. Vì đứa con đầu còn bé nên cô cũng phải thường xuyên bế con trên tay dù bụng bầu ngày càng lớn vượt mặt. Đến tháng thứ 9 thai kỳ, cô bất ngờ lên cơn đau bụng dữ dội. Ngay lập tức, gia đình đưa Lili vào viện nhưng tất cả đã quá muộn, Lili đã tắt thở.
Khi bác sĩ thông báo tình trạng bệnh nhân, người mẹ chồng đã không đắn đo nói: “Quan trọng nhất là đứa trẻ còn sống không? Hãy mổ để đưa đứa trẻ ra đi”. Câu nói của người mẹ chồng đã khiến bác sĩ và những người đứng quanh không khỏi tức giận bởi sự vô tình của người mẹ chồng với con dâu. Ai cũng biết chính tại bà thúc giục quá nhiều nên Lili mới mang bầu quá liền nhau như vậy.
Khi bác sĩ mổ bụng Lili ra, mọi người trong phòng phẫu thuật đều choáng vàng với cảnh tượng bên trong. Hóa ra nguyên nhân khiến Lili đau đớn là do tử cung bị vỡ. Vì thời gian sinh mổ chưa lâu, vết mổ chưa lành hoàn toàn nên khi thai nhi phát triển đã khiến vết thương cuối cùng đã bị vỡ ra. Nếu không vội sinh con thứ 2 thì đã không xảy ra bi kịch như thế này.
Vậy sau sinh mổ bao lâu, phụ nữ mới nên có thai trở lại?
Theo các bác sĩ sản khoa, sau sinh mổ phụ nữ nên đợi ít nhất sau 2 năm thì mới nên có thai lại. Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe của người mẹ cũng được đảm bảo trong lần mang thai kế tiếp. Nếu không đảm bảo được khoảng thời gian này, sản phụ và thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng như trường hợp của sản phụ Lili nói trên.
Nguy cơ cho sản phụ khi sinh mổ nhiều lần
Video đang HOT
Nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ
Bục vết sẹo mổ cũ là tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ đã từng phẫu thuật lấy thai. Trên thực tế, vết sẹo sinh mổ cũ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra tình trạng bục vết mổ trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Bục sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra khi chuyển dạ sinh, đặc biệt khi có cơn co mạnh hoặc lúc rặn sinh nên thường phải sinh bằng thủ thuật khi đủ điều kiện. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này là bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở vùng tử cung, thường ở chỗ vết mổ cũ gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ bầu cần phải lưu ý để theo dõi hàng ngày.
Nguy cơ cho nhau thai
Theo một nghiên cứu với gần 200 ngàn phụ nữ tại Mỹ, nếu khoảng cách dưới 1 năm thì nguy cơ bị bục vết mổ cũ là rất lớn vì sẹo chưa liền tốt. Những trường hợp rau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thường là mổ đẻ nhiều lần thì nguy cơ bị nhau cài răng lược là rất cao. Đối với những trường hợp này khi sinh cần phải mổ. Nguy cơ xuất huyết rất nặng phải cắt tử cung toàn bộ, truyền máu rất nhiều. Đôi khi còn gây tổn thương cả những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột, niệu quản….và cả tính mạng.
Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ
Đây được coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm và hiếm gặp. Có hai dạng thai bám vào vết mổ cũ.
Dạng 1: Thai làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay trên vết mổ, ở giai đoạn sớm gây xuất huyết nặng và phải hủy thai. Có khi thai tiếp tục phát triển nhau thai có thể gây hiện tượng nhau bám thấp hoặc nhau cài răng lược do gai rau đan xen vào cơ tử cung.
Dạng 2: Nhau thai cấy sâu vào cơ và lớp mô sợi ở tử cung tại vết mổ cũ. Khi đó, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn vào hố chậu gây ra máu dữ dội dẫn đến tử vong.
Nguy cơ cho con
Do tình trạng nhau tiền đạo cài răng lược nguy cơ: Thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.
Để thai kỳ lần 2 sau sinh mổ an toàn, mẹ cần lưu ý:
- Ngay sau khi nghi ngờ có thai cần phải tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi.
- Kiểm tra lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo hay không.
- Cần phải thông báo cho bác sĩ lý do tại sao phải sinh mổ lần thứ nhất, thời gian nào, những tai biến sau lần sinh mổ thứ nhất và các tiền sử bệnh án có liên quan tới vết mổ đó.
- Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không? Nếu thấy xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở tử cung đặc biệt là ở vị trí vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục trên xương mu thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.
- Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đe dọa đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ từ đó kịp thời tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra.
- Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh khoảng 10 ngày để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn tốt nhất.
- Một việc nữa các mẹ cũng cần lưu ý là trường hợp mổ lại lần sau, ngoài những nguy cơ của phẫu thuật nói chung như các tai biến của gây tê, gây mê, nguy cơ xuất huyết, nguy cơ nhiễm trùng thì còn những nguy cơ tổn thương các tạng trong ổ bụng đặc biệt là bàng quang.
Kịp thời cứu sống mẹ và con sản phụ bị vỡ tử cung, nhau cài răng lược
Các bác sỹ BVĐK huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa cứu sống mẹ và con sản phụ bị vỡ tử cung nhau cài răng lược.
Kíp mổ cấp cứu gồm: Khoa Sản, Khoa Ngoại và Khoa gây mê đã mổ cấp cứu thành công cho 2 mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Loan.
Bác sỹ Nguyễn Phúc Long - Phó Giám đốc, Trưởng khoa Sản Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Xuyên cho biết: vào khoảng 4h sáng, ngày 11/12, bệnh viện tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị Loan (35 tuổi, xã Cẩm Dương, Cẩm Xuyên) mang thai lần 3, thai 38 tuần trên vết mổ đẻ cũ ra máu âm đạo đỏ tươi số lượng nhiều, tiến hành đo tim thai thì thấy nhịp tim rời rạc từ 70- 100 lần/ phút.
Các bác sỹ nhận định đây là một trường hợp suy thai cấp do băng huyết trước sinh có thể nhau tiền đạo ra máu hoặc nhau bong non cần phải mổ cấp cứu kịp thời nên đã báo động đỏ nội viện và cho tiến hành mổ cấp cứu tối khẩn cấp.
Bác sỹ Nguyễn Phúc Long kiểm tra sức khỏe cho mẹ con sản phụ Nguyễn Thị Loan sau phẫu thuật
Khi lấy thai ra, em bé đã bị ngạt tím, nhưng đã tiến hành cấp cứu ngạt thành công. Các bác sỹ cũng đã kịp thời khống chế ra máu và tiến hành bóc nhau và cắt lọc, khâu phục hồi bảo tồn tử cung cho bệnh nhân.
Hiện tại, các thông số sinh tồn của bệnh nhân trong giới hạn bình thường và bệnh nhân đã ăn cháo được, em bé đã bú được sữa mẹ.
Vỡ tử cung và nhau cài răng lược là hai tai biến rất nặng nề trong sản khoa nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong mẹ và con. Tất cả các bà mẹ mang thai cần phải đi khám thai định kỳ đặc biệt là những trường hợp có nguy cơ như có vết mổ cũ, mang các bệnh khác kèm theo, sản phụ lớn tuổi cần phải đi khám và theo dõi chặt chẽ hơn.
Bác sỹ Nguyễn Phúc Long - Phó Giám đốc, Trưởng khoa Sản BVĐK huyện Cẩm Xuyên
Sinh mổ con đầu lòng, mẹ "sáng mắt" khi đẻ đứa thứ hai Ngày nay tỷ lệ các mẹ sinh mổ ngày càng tăng nhưng không phải cứ sinh mổ là tốt. Ảnh minh họa Phương pháp sinh nở truyền thống là đẻ thường nhưng vì quá trình này diễn ra khá lâu có thể kéo dài từ 12-24 giờ, thậm chí là 2-3 ngày nên ngày nay, nhiều bà mẹ chủ động chọn sinh mổ...