Sản phụ Covid-19 sinh đôi trong cơn hôn mê
Perpetual Uke tỉnh dậy sau một tháng hôn mê, phát hiện không còn bụng bầu nữa. Cô lo sợ điều tồi tệ nhất xảy ra, không biết đã sinh một trai một gái.
16 ngày trước đó, hai đứa trẻ đã chào đời an toàn nhờ sinh mổ ở tuần thai 26, trong khi mẹ vẫn hôn mê.
Perpetual Uke, một nhân viên y tế nhiễm nCoV, được đưa đến Bệnh viện Queen Elizabeth tại Birmingham, vào tháng 3. Lúc ấy cô đã hôn mê, phải thở máy.
Cô nhớ lại: “Khi ấy tôi đang mang thai ở tuần thứ 24-25, khi tỉnh dậy tôi tưởng đã sảy thai vì không thấy bụng bầu đâu nữa. Tôi thực sự lo lắng”.
Hai đứa con của cô – Sochika Palmer và Osinachi Pascal – sinh mổ ngày 10/4, nặng dưới 2 kg. Cặp song sinh được nuôi trong lồng ấp tại phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Cha của hai bé là Matthew Uke chăm sóc con, đồng thời chăm sóc hai đứa con lớn của họ.
Matthew Uke nói rằng khi các con chào đời, anh đã vô cùng lo lắng cho sức khỏe của vợ mình. “Vợ tôi vẫn đang hôn mê, tôi không thể nói chuyện với cô ấy”, anh nói. “Tôi rất vui khi các con chào đời, nhưng vấn đề là liệu vợ tôi có về nhà không?”. Matthew Uke chia sẻ thêm lúc vợ anh nằm trong phòng cấp cứu, mỗi ngày anh đều cầu nguyện cho cô sống sót.
Video đang HOT
Sau khi tỉnh dậy, Perpetual Uke vẫn gặp “cơn mê sảng ICU và rất bối rối”, người chồng chia sẻ với BBC .
Perpetual Uke và hai con. Ảnh: AP
Theo Trung tâm Bệnh hiểm nghèo, Rối loạn chức năng não và Sống sót, “mê sảng ICU” rất phổ biến đối với những bệnh nhân tỉnh dậy từ trạng thái hôn mê. Trong một khoảng thời gian, những người này sẽ vật lộn để suy nghĩ rõ ràng và cảm thấy khó hiểu những điều đang xảy ra xung quanh. Các bác sĩ trấn an Uke rằng cặp song sinh của cô chào đời bằng phương pháp mổ lấy thai trong khi cô hôn mê và đã được chuyển đến Đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Lúc đầu, Uke bị sốc và không tin các bác sĩ. Những giấc mơ sống động mà cô đã trải qua trong khi hôn mê khiến người mẹ tưởng rằng đã mất đứa con và cả chồng mình.
“Khi tôi thức dậy, bác sĩ nói với tôi ‘cặp song sinh của chị đang ở NICU’, tôi tưởng rằng họ nói những điều đó để giúp tôi bình tĩnh lại”, Perpetual chia sẻ.
Người phụ nữ hiện đã bình phục, về nhà với chồng và hai đứa con khác. Cặp song sinh cũng được về nhà sau 116 ngày chào đời. Giờ đây, bảy tháng đã qua, hai em bé đang phát triển tốt.
“Đôi khi tôi nhìn các con mà rơi nước mắt. Tôi không nghĩ các con mình lại làm được điều đó”, người mẹ nói với Sky News . “Sự tiến bộ của y học đã mang đến những điều đáng kinh ngạc”.
Quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, Úc "đổ thêm dầu vào lửa"
"Úc sẽ tiếp cận bằng mọi cách có thể" để hàn gắn quan hệ với Trung Quốc, nhưng sẽ không chấp nhận nhượng bộ, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham nói.
Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham ký thỏa thuận thương mại tự do RCEP.
Trong loạt tuyên bố được coi là "đổ thêm dầu vào lửa" trong quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, ông Birmingham nói: "Không phải là chúng tôi không cố gắng tìm cách hàn gắn quan hệ, mà còn tùy xem Trung Quốc muốn hàn gắn đến đâu".
"Tôi và các Bộ trưởng trong chính phủ sẵn sàng gọi điện, gặp gỡ đối tác Trung Quốc. Chúng tôi luôn sẵn sàng cho đối thoại nhưng còn phải xem họ có muốn hay không", ông Birmingham nói thêm.
Ông Birmingham đưa ra phản ứng sau tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên. Hôm 17.11, ông Triệu liệt kê hàng loạt vấn đề đã làm tổn hại quan hệ hai nước.
Ông Triệu nhắc đến việc Úc chỉ trích Trung Quốc về vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, thúc đẩy vai trò của Đài Loan trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Ông Triệu cũng chỉ trích việc Úc cấm công ty Trung Quốc phát triển mạng 5G ở nước này. "Úc sẽ không nhượng bộ Trung Quốc trong các vấn đề trên", ông Birmingham khẳng định.
"Tôi muốn nói rõ rằng Úc không thay đổi lập trường trong các vấn đề đó. Trong hàng thập kỷ, Úc có quan điểm nhất quán trong một số vấn đề, dù có thể làm thổi bùng căng thẳng với Trung Quốc", ông Birmingham nói.
Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 17.11 cũng đã ký hiệp ước quốc phòng với Nhật Bản, thúc đẩy hợp tác quân sự, tăng cường kiềm chế Trung Quốc.
Trong tuyên bố chung sau lễ ký kết, ông Morrison và người đồng cấp Nhật Bản SUGA Yoshihide nói "thương mại chưa bao giờ là công cụ để gây áp lực chính trị".
7 tháng căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc đánh dấu hàng loạt lệnh trừng phạt Trung Quốc áp đặt lên hàng hóa Úc, bao gồm lúa mạch, thịt bò, rượu, bông, than đá và gỗ.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm tới 39% lượng hàng hóa xuất khẩu của Úc. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt tới 171 tỉ USD.
Châu Âu bước vào thời kỳ 'sống chung với Covid-19' Những ngày đầu đại dịch, Tổng thống Emmanuel Macron kêu gọi người Pháp tổng lực chiến đấu chống Covid-19. Nay, thông điệp của ông là "học cách sống chung". Pháp và phần lớn các nước châu Âu đang lựa chọn cách sống chung với nCoV khi tình trạng lây nhiễm tiếp tục tăng, nguy cơ về sóng lây nhiễm thứ hai không ngừng...