Sản phẩm VietGAP “mất thiêng”
Sản phẩm VietGAP vừa manh nha lấy được niềm tin của người tiêu dùng thì đã sớm mất thiêng do buông lỏng quản lý
Những người sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho biết họ ngày càng không mặn mà với mô hình đang được nhà nước khuyến khích vì giá bán sản phẩm bị cào bằng với hàng kém chất lượng.
Hàng xịn bị xem như hàng thường
Cách đây 2 năm, ông N., chủ một trang trại dưa công nghệ cao, có dự định làm giấy chứng nhận VietGAP nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. “Chúng tôi là doanh nghiệp (DN), không phải nông hộ nên làm giấy VietGAP phải mất phí trong khi thời điểm hiện tại, chứng nhận này không hỗ trợ gì cho kinh doanh. Nhiều nơi cấp chứng nhận còn mang nặng hình thức để thu phí chứ không làm nghiêm, dẫn đến mất giá trị. Lâu lâu lại có một vài vụ cấp chứng nhận VietGAP khống bị phanh phui khiến người tiêu dùng thêm mất niềm tin” – ông N. nói.
Theo ông Vũ Nam Thái, Tổng Giám đốc Công ty CP Trang trại Bảy A (Đồng Nai), hiện chứng nhận VietGAP đã “mất thiêng” với người tiêu dùng. Ông cho biết đang kêu gọi góp vốn trồng rau hữu cơ trên rừng Lâm Đồng và được sự ủng hộ từ các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch tại TP HCM. “Chúng tôi sẽ chuyên lo về trồng trọt để họ chuyên tâm bán hàng. Có chủ cửa hàng còn nói với tôi giờ thậm chí phải lột nhãn VietGAP ra để đỡ bị người tiêu dùng nghi ngờ” – ông Thái nêu.
Nông dân huyện Củ Chi, TP HCM trồng rau muống theo tiêu chuẩn VietGAP
Video đang HOT
Thực tế khảo sát của phóng viên tại một số hội chợ, triển lãm, chợ nông sản gần đây ở TP HCM cho thấy các gian hàng đều tập trung quảng bá cho các sản phẩm không phân thuốc hóa học như sản phẩm hữu cơ, thiên nhiên mà ít nhắc đến chứng nhận VietGAP.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, diện tích rau VietGAP giai đoạn 2011-2015 không đạt mục tiêu đề ra so với Chương trình phát triển rau an toàn giai đoạn này. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự khác biệt giá bán giữa rau thường và rau VietGAP, gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm và khích lệ người sản xuất phát triển diện tích sản xuất theo VietGAP. Ngoài ra, tiêu chí phát triển rau VietGAP chưa phù hợp với yêu cầu tiêu thụ nội địa (chưa là tiêu chí bắt buộc nên người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tiêu chí rau an toàn nên rau VietGAP phát triển không bền vững).
Tìm cách lấy lại thanh danh
Theo TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, bản thân VietGAP là tốt và phù hợp cho việc quản lý an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc. Tuy nhiên, cơ quan quản lý đã không làm hết trách nhiệm khi đến nay vẫn chưa thực hiện dán nhãn và logo VietGAP, không lo khâu tiêu thụ mà vẫn để cho thương lái thu gom trà trộn hàng VietGAP với hàng thường làm người tiêu dùng không biết đâu mà lần. Ngoài ra, khi tổ chức chứng nhận làm bậy mà không được xử lý nghiêm, không minh bạch càng gây khó cho người làm VietGAP đàng hoàng.
“Để làm nông sản sạch phải có những vùng sản xuất liền kề, cùng nhau thực hiện. Còn từng người với 0,1 ha nếu làm tốt mà vườn cạnh phun xịt thoải mái thì cũng khó bảo đảm an toàn. Do vậy, chỉ nên cấp VietGAP cho HTX, tổ hợp tác có điều kiện sản xuất lớn, tổ chức tiêu thụ; chứ không nên cấp cho từng hộ với diện tích nhỏ, khó quản lý” – TS Mai nhận xét.
Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, nên thẳng thắn thừa nhận mô hình VietGAP chưa mang lại hiệu quả. Thực tế là người tiêu dùng chưa tin, người trồng không có lợi thì không nên làm nữa. Đây cũng là thời cơ để chuyển sản xuất theo hướng hữu cơ, sinh học, thân thiện với môi trường.
Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP HCM cho biết đơn vị hỗ trợ cấp chứng nhận VietGAP cho nông dân không mất phí nhưng thực hiện hậu kiểm đúng theo quy định. Trong các tháng đầu năm, qua kiểm tra định kỳ đã đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận VietGAP của 11 hộ dân (tỉ lệ vi phạm 23%).
Theo danh sách được công bố, có 3 xã viên thuộc HTX Thương mại dịch vụ Phú Lộc (ở xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh). Ông Trần Quang Chánh, Giám đốc HTX, cho biết đây là nông dân ký hợp đồng cung cấp rau cho HTX, không phải cổ đông. Lý do các hộ này bị rút chứng nhận không liên quan đến chất lượng sản phẩm mà do nông dân làm mất sổ nhật ký canh tác. “HTX đang hỗ trợ kỹ thuật để họ lấy chứng nhận VietGAP trở lại, chỉ khi nào họ có VietGAP thì chúng tôi mới thu mua” – ông Chánh nhấn mạnh.
Tốn 10 triệu tấn phân hóa học mỗi năm
Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TP HCM, mỗi năm Việt Nam tốn hơn 10 triệu tấn phân bón hóa học và 100.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, khiến đất nông nghiệp bị thoái hóa nghiêm trọng, ảnh hưởng chất lượng nước ngầm và nông sản bị tồn dư hóa chất.
Bài và ảnh: NGỌC ÁNH
Theo_Người lao động
Nhôm ép Việt Nam bị Úc kiện một lúc 2 vụ
Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công Thương vừa thông báo Ủy ban Chống bán phá giá - Bộ Công nghiệp, Đổi mới và Khoa học Úc đã chính thức điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm nhôm ép (aluminium extrusion) nhập khẩu từ Việt Nam.
Trước đó, tháng 6-2016, Công ty Capral Limited, một nhà sản xuất sản phẩm nhôm ép của Úc, đã gửi đơn lên Ủy ban Chống bán phá giá nước này yêu cầu điều tra áp thuế chống bán phá giá (AD) và thuế chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm nhôm ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Cũng theo Cục Quản lý cạnh tranh, giai đoạn điều tra phá giá và trợ cấp bắt đầu từ ngày 1-7-2015 đến hết 30-6-2016 và giai đoạn điều tra thiệt hại bắt đầu từ 1-7-2012. Ngoài ra, biên độ phá giá bị cáo buộc là 10,19% và mức trợ cấp ước tính trên mức không đáng kể.
Nhôm ép là mặt hàng xuất khẩu thứ sáu của Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cùng với đó, các chương trình trợ cấp bị cáo buộc gồm thuế nhập khẩu ưu đãi (đối với tài sản cố định của các dự án đầu tư), ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế đối với đất phi nông nghiệp.
Nguyên đơn cáo buộc sản phẩm bị điều tra đã bán phá giá và nhận được trợ cấp. Điều này đã gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Úc dưới dạng: Kìm giá, giảm lợi nhuận, giảm lợi tức đầu tư, tăng hàng tồn kho. Hiện sản phẩm được xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc với mức thuế hải quan 5%.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, đây là vụ kiện kép, áp dụng đồng thời hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp lần thứ sáu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam kể từ năm 2011.
Các sản phẩm bị điều tra kép trước đây của Việt Nam là túi PE, ống thép hàn cacbon, mắc áo bằng thép, ống thép dẫn dầu và đinh thép.
QUANG HUY
Theo_PLO
Những linh vật phong thủy "mạ vàng" hút khách tháng cô hồn Tháng 7 âm lịch (hay còn được gọi là tháng cô hồn) thường được xem là thời điểm ế ẩm nhất trong năm của nhiều loại hàng hóa. Song ngược lại, một số mặt hàng lại bán chạy trong tháng này. Ngoài hàng mã, hoa quả... những người buôn bán đồ phong thủy cũng được coi là đối tượng có cơ hội kiếm...