Sản phẩm được cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua nhiều mang về cho Việt Nam 14,3 tỷ USD, là thứ gì?
Xuất khẩu gỗ tăng trưởng tốt nhờ sức mua tăng đáng kể từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,..
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cần kiểm soát tốt rủi ro từ nguồn gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn, xuất khẩu gỗ có thể đạt 15 tỷ USD
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương), xuất khẩu gỗ vẫn tăng trưởng tốt, nhờ sức mua tăng đáng kể từ thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,..
Theo ước tính, xuất khẩu gỗ va sản phẩm từ gỗ trong tháng 11/2021 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 20,9% so tháng 10/2021.
Tính chung 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 9,9 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ NNPTNT dự báo, với đà tăng hiện tại, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có thể lập kỷ lục mới, đạt 14,3 – 15 tỷ USD trong năm 2021.
Đáng chú ý, theo Cục Xuất nhập khẩu, tình hình sản xuất đã trở lại mức bình thường và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành gỗ đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng xuất khẩu đã ký kết cho tháng cuối năm và nửa đầu năm 2022.
Tính chung 11 tháng năm 2021, ngành gỗ vẫn tăng trưởng tốt, nhờ sự nỗ lực duy trì sản xuất của doanh nghiệp trong khi dịch bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và sản xuất phục hồi nhanh sau khi nới lỏng giãn cách xã hội.
Động lực tăng trưởng của ngành gỗ tập trung lớn vào nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này chiếm 67,6% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng năm 2021, đạt 8,2 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam hiện dù là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ.
Video đang HOT
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn, xuất khẩu gỗ có thể đạt 15 tỷ USD; nhưng Việt Nam cũng nhập khẩu nhiều ván bóc từ Trung Quốc. Trong ảnh: Một nhà máy chế biến ván bóc ở Hạ Hòa (Phú Thọ). Ảnh: Cao Cẩm.
Nỗ lực hạn chế rủi ro xuất khẩu gỗ sang Trung Quốc
Ngoài Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam, ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu lượng lớn ván bóc, ván sàn từ Trung Quốc. Theo đánh giá của các nhà quản lý, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại một hội thảo về kiểm soát rủi ro nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức mới đây, bà Nguyễn Phạm Như Hà, Phó phòng Giám quản 4, Cục Giám sát quản lý (Tổng cục Hải quan) cho biết, cơ quan Hải quan đã nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn từ gia tăng kim ngạch NK gỗ từ Trung Quốc, đồng thời gia tăng XK đi Mỹ từ những năm 2018.
Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc bắt đầu, Tổng cục Hải quan không chỉ đánh giá với mặt hàng gỗ mà còn đánh giá với mặt hàng khác nhưng gỗ là mặt hàng rất đáng lo ngại.
Tình trạng này thể hiện cụ thể trên các mặt hàng gồm nguyên liệu gỗ, trong đó có gỗ dán và gỗ ván bóc.
“Có 2 hình thức gian lận chính mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc đang lợi dụng để lấy xuất xứ Việt Nam xuất khẩu sang một số thị trường lớn. Thứ nhất là nhập khẩu gỗ ván bóc, ván dán nhưng sau đó lấy xuất xứ Việt Nam để xuất đi. Hình thức thứ hai hay gặp là rất nhiều doanh nghiệp mua nguyên liệu từ nhà cung cấp vẫn là doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc nhưng mỗi doanh nghiệp chỉ mua một vài sản phẩm, sau đó lắp ráp lại. Hình thức mua bán lòng vòng khiến cơ quan Hải quan khi điều tra, thu thập thông tin rất mất thời gian”, bà Hà nói.
Bà Hà thông tin thêm, thời gian qua cơ quan Hải quan có rất nhiều biện pháp “mạnh tay” như ban hành nhiều kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Gỗ là một trong những mặt hàng đưa vào diện kiểm tra theo chuyên đề. Hiện nay, qua quá trình điều tra phát hiện 2 địa phương việc gian lận xảy ra nhiều là Bình Dương, Đồng Nai.
Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhấn mạnh: “Gian lận thương mại trong các mặt hàng nhập khẩu là vấn đề rất lớn. Các cơ quan quản lý, bao gồm cơ quan Hải quan, Công Thương, nông nghiệp đã và đang có những biện pháp tích cực trong việc giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro các cơ quan quản lý và Hiệp hội cần có những hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai”.
Việt Nam có một "kho báu" lớn thứ 3 thế giới, là thứ gì mà cả Mỹ, Trung Quốc ưa chuộng?
Đứng thứ 3 thế giới về sản xuất quế, sau Trung Quốc và Indonesia, chiếm 17% sản lượng quế toàn cầu, chất lượng các sản phẩm quế Việt Nam được đánh giá cao.
Quế ở đâu có chất lượng nhất?
Việt Nam đang sở hữu "kho báu" quý, đó là rừng quế với diện tích khoảng 150.000ha, được trồng ở nhiều địa phương miền núi phía Bắc.
Theo đánh giá, chất lượng quế Việt Nam tốt, được nhiều thị trường ưa chuộng. Thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho thấy, một đối tác từ Vương Quốc Anh tìm đầu mối cung cấp có uy tín của Việt Nam để nhập 50 container sản phẩm quế Việt Nam sang thị trường Kenya, sản phẩm bao gồm quế cuộn, quế chẻ và quế vụn.
Mới đây, một khách hàng từ Arap Saudi cũng có nhu cầu nhập khẩu quế bột và quế chẻ của Việt Nam với khối lượng khoảng 5-10 tấn trong 2-3 tháng.
Tại Việt Nam, quế được trồng nhiều nhất ở Yên Bái, thương hiệu quế Yên Bái đã nổi tiếng ở nhiều nơi.
Sản phẩm quế Văn Yên (Yên Bái) đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ tháng 01/2010 và được Vương quốc Thái Lan bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ tại Thái Lan từ năm 2020.
Đặc biệt, từ 1/8/2020, quế Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong 39 mặt hàng của Việt Nam được EU bảo hộ khi thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) .
Toàn tỉnh Yên Bái có 8 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn với tổng công suất 700 tấn/năm đặt ở các huyện có diện tích quế tập trung.
Ngoài các nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn, Yên Bái còn có hơn 200 cơ sở chưng cất tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, sản lượng 300 - 800kg/cơ sở/năm.
Ngoài Yên Bái, cây quế cũng được trồng nhiều ở Lào Cai. Ông Tô Mạnh Tiến - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lào Cai cho biết, Lào Cai hiện có 11 nhà máy chế biến quế; 1 cơ sở chế biến vỏ quế thành các sản phẩm khác (ống điếu, bột quế, sáo...); 3 HTX thu mua sản phẩm quế...
"Thị trường tiêu thụ quế Lào Cai tương đối ổn định, đã được xuất trực tiếp sang thị trường 9 nước ngoài, gồm: Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Bangladesh, Qatar, Lebanon, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ" - ông Tiến nói.
Mỗi năm cho tổng sản lượng vỏ quế khô của tỉnh đạt 22.000 tấn; cành lá quế đạt 86.000 tấn để sản xuất ra gần 600 tấn tinh dầu quế. Ngoài ra, cho sản lượng trên 70.000 m3 gỗ quế các loại. Tổng giá trị thu lợi từ cây quế toàn tỉnh đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm.
Chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế đang tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều người dân Lào Cai. Ảnh: TTXVN
Giá quế Việt Nam đắt hơn Trung Quốc, Indonesia
Đó là thông tin ông Võ Kim Cương - đại diện nhóm nghiên cứu Dự án Great đưa ra tại hội thảo Phát triển bền vững quế Việt Nam do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) tổ chức mới đây.
"Giá xuất khẩu quế Việt Nam trung bình khoảng 40USD/kg, cao hơn giá quế của Trung Quốc, Indonesia" - ông Cương nói.
Theo ông Nguyễn Văn Diện - Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp, tính đến năm 2020, diện tích quế ở Việt Nam đạt khoảng 150.000ha.
Vỏ quế là sản phẩm chính, đang mang lại 76% doanh thu từ rừng quế. Trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng bình quân đạt khoảng 70.000 - 80.000 tấn/năm.
Giá trị xuất khẩu quế hồi năm 2020 đạt 245,4 triệu USD, dự kiến năm 2021 giá trị xuất khẩu quế hồi đạt khoảng 291,8 triệu USD, tăng gần 20% so với năm 2020.
Sản phẩm quế Việt Nam được tiêu thụ ở rộng khắc các thị trường như Mỹ, EU, Trung Đông, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... Riêng tại Ấn Độ, 80% sản lượng quế nhập khẩu của nước này đến từ Việt Nam.
Đáng chú ý, ông Diện cho biết, nhu cầu sử dụng tinh dầu quế trên thế giới là rất lớn và luôn ở mức cung không đủ cầu. Lợi nhuận thu được từ chưng cất tinh dầu quế là rất cao, tuy nhiên một số nhà máy, cơ sở chế biến tinh dầu quế chưa được xây dựng theo chuẩn quy hoạch.
"Dòng sản phẩm vỏ quế của nước ta được đánh giá cao về chất lượng thô, tuy nhiên sản phẩm chế biến gặp nhiều hạn chế do công nghệ khai thác, chế biến ở mức độ kỹ thuật còn thấp kém so với thế giới và không đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Do điều kiện kinh tế và chu kỳ kinh doanh dài người dân có xu hướng khai thác quế ở tuổi còn non, trồng rừng thâm canh chưa phát triển dẫn đến chất lượng sản phẩm quế còn thấp" - ông Diện nêu một thực tế.
Hiện, tổng sản lượng quế của Việt Nam chiếm 17% sản lượng toàn cầu. Đáng chú ý, nhu cầu về quế tăng nhanh hơn mức tăng nguồn cung toàn cầu đã đẩy giá quế ngày càng tăng cao, nhất là từ năm 2016 đến nay. Điều này giúp tạo việc làm, thu nhập cho người dân trồng quế nhưng cũng dễ dẫn đến tình trạng phát triển diện tích quế một cách ồ ạt.
Ông Bùi Chính Nghĩa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, khẳng định: "Quế là một loại lâm sản ngoài gỗ hiện có nhu cầu thị trường quốc tế ngày một gia tăng, diện tích trồng quế ở Việt Nam cũng đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thị trường, do vậy nếu không có những định hướng kịp thời, sẽ có nguy cơ đối mặt với những vấn đề phát triển không bền vững".
Vượt rào cản, xuất khẩu điều về đích Năm 2021 là năm có nhiều biến động lớn đối với ngành chế biến và xuất khẩu điều. Đặc biệt trong bối cảnh vừa phải đối mặt với tình hình giãn cách xã hội để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, vừa phải ứng phó với tình trạng thiếu container, chi phí logistics tăng cao khiến lợi nhuận của ngành điều phải san...