Sản phẩm chổi đót Nông Phú vươn ra thế giới
Chúng tôi đến cơ sở sản xuất chổi đót của chị Hoàng Thị Hưng, thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc ( Vĩnh Lộc) khi các bà, các chị tay đang thoăn thoắt xé đót, buộc chổi, trò chuyện râm ran
Với mong muốn làm giàu ở quê hương, chị Hưng đã đưa nghề làm chổi đót về địa phương, dạy nghề, tạo việc làm ổn định và thu mua sản phẩm cho người lao động. Không những thế, chị Hưng còn ký kết được hợp đồng xuất khẩu chổi sang nhiều nước trên thế giới, nâng tầm cho sản phẩm địa phương.
Sản xuất chổi đót tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông Phú, xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc).
Dẫn chúng tôi tham quan cơ sở sản xuất, chị Hưng tâm sự: Năm 2012, từ khi có ý tưởng, tôi đã đến nhiều làng nghề làm chổi ở các địa phương để học hỏi kỹ thuật làm chổi đót. Để sản phẩm có chỗ đứng trên thị trường, tôi luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Muốn có một cây chổi đót bền, đẹp thì chất lượng đót là yếu tố đóng vai trò quyết định. Nguồn nguyên liệu được lấy ở các huyện khu vực miền núi như Cẩm Thủy, Mường Lát,… được mang đi phơi khô, công đoạn này quyết định đến chất lượng và độ bền của cây chổi nên đòi hỏi sự khéo léo của người thợ; bởi tùy thuộc vào thời tiết và kinh nghiệm để xếp lớp dày hay mỏng, thời gian phơi ít hay nhiều. Đót sau khi phơi được xé đọt, phần bông sau khi tách sẽ được bó lại thành từng bó rồi buộc lọn, từ đó bện thành cây chổi. Nghe thì tưởng chừng đơn giản, nhưng công đoạn này cần thao tác nhanh, chính xác và đẹp; vì khối lượng đót lớn, đọt xé ra không phạm vào phần thân, không gãy rụng bông. Công đoạn buộc lọn đòi hỏi sự tỉ mỉ của người thợ, các lọn phải đều nhau, tùy theo từng chủng loại chổi mà điều chỉnh kích thước, trọng lượng cho phù hợp, đây là bước ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm; nhất là các đơn hàng lớn xuất khẩu. Các lọn sau khi bó xong sẽ được chắp lại với nhau, dùng chỉ, dây dù, hoặc dây cước, dây kẽm cố định lại, công đoạn này gọi là bện lưỡi. Đây là kỹ thuật khó nhất trong cả quá trình làm chổi. Người thợ lành nghề sẽ cho ra sản phẩm đều, giữa các lọn không có khe hở, đường dây đan thẳng; lưỡi chổi cầm lên cho cảm giác chắc chắn, các lọn gắn kết với nhau thành một khối thống nhất. Công đoạn cuối cùng là gắn lưỡi chổi vào cán chổi, nguyên liệu làm cán cũng phải được lựa chọn cẩn thận và gia công tỉ mỉ, phù hợp với yêu cầu của thị trường… Sản phẩm hoàn thiện khi cầm rất chắc tay, lưỡi chổi xòe, có mùi thơm đặc trưng của đót.
Bằng giọng nói nhỏ nhẹ, chậm rãi, chị Hưng kể: Sau khi sản phẩm được đưa đến tiêu thụ ở các địa phương trong cả nước, tôi đã thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nông Phú để sản xuất, kinh doanh sản phẩm chổi đót truyền thống của địa phương, đồng thời, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Hiện nay, có khoảng 40 lao động đến xưởng nhận nguyên liệu về nhà làm và trả sản phẩm; khoảng 20 lao động sản xuất thường xuyên tại xưởng. Tuy nghề làm chổi đót không phải là nghề chính của người dân xã Vĩnh Phúc, nhưng nó phát huy được thời gian rảnh rỗi của người dân sau mùa vụ thu hoạch, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Năm 2019, sản phẩm chổi đót Nông Phú đã được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Anh, Úc, Ấn Độ…, số lượng trung bình từ 20 đến 30 nghìn sản phẩm, doanh thu khoảng 600 triệu đồng/tháng. Vừa chia sẻ, ánh mắt của chị cũng ánh lên niềm vui vì sau nhiều năm gắn bó với nghề, số lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất ra cũng tăng dần, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở địa phương, nhất là, công việc dạy nghề, tạo việc làm, mang lại thu nhập cho nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã.
Xây dựng thành công thương hiệu chổi đót Nông Phú trên thị trường từ hai bàn tay trắng, chị Hưng là điển hình cho lớp người trẻ tuổi năng động, dám nghĩ, dám làm, góp phần phát triển ngành nghề tại địa phương. Thời gian tới, chị Hưng dự định sẽ cùng địa phương xây dựng làng nghề chổi đót, nâng cao chất lượng, cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã, phát triển thành nghề sản xuất chính cho người dân.
Video đang HOT
5 tuyến đường ở Bình Tân và Bình Chánh sẽ cấm xe theo giờ
TP.HCM sẽ cấm xe lưu thông theo giờ trên năm tuyến đường Nguyễn Thị Tú, Võ Văn Vân, Quách Điêu, Vĩnh Lộc, Tây Lân (quận Bình Tân, huyện Bình Chánh).
Sở GTVT TP.HCM đã thống nhất phương án điều chỉnh tổ chức giao thông một số tuyến đường, giao lộ khu vực huyện Bình Chánh và quận Bình Tân theo đề xuất của Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
Thời gian thực hiện các phương án từ ngày 12-12.
Trên đường Quách Điêu (huyện Bình Chánh) TP.HCM cấm ô tô theo giờ rẽ trái vào đường Vĩnh Lộc. Ảnh: LINH PHƯƠNG.
Cụ thể phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên đường Nguyễn Thị Tú:
Đoạn từ đường số 5 Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (đường số 5) đến đường Vĩnh Lộc cấm ô tô lưu thông theo hướng từ đường số 5 đến đường Vĩnh Lộc trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ.
Lộ trình lưu thông thay thế: đường Nguyễn Thị Tú đường số 5 đường số 2A (hoặc 2B) Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đường Vĩnh Lộc đường Nguyễn Thị Tú.
Đoạn từ QL1 đến đường số 5 giữ nguyên phương án tổ chức giao thông như hiện nay.
- Trên đường Võ Văn Vân, đoạn từ đường Vĩnh Lộc đến hẻm D20 (hẻm vào Trường tiểu học Trần Quốc Toản, cách đường Vĩnh Lộc khoảng 360 m) cấm ô tô lưu thông theo hướng từ đường Vĩnh Lộc đến hẻm D20 trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ.
Lộ trình lưu thông thay thế như sau: đường Vĩnh Lộc đường Lại Hùng Cường đường Võ Văn Vân.
- Đường Vĩnh Lộc (đoạn từ đường Lại Hùng Cường đến đường số 2A Khu công nghiệp Vĩnh Lộc) cấm ô tô lưu thông theo hướng từ đường Lại Hùng Cường đến đường số 2A trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ.
Lộ trình lưu thông thay thế: Đoạn từ đường Lại Hùng Cường đến đường Nguyễn Thị Tú: đường Lại Hùng Cường đường Võ Văn Vân đường Vĩnh Lộc; Đoạn từ đường Nguyễn Thị Tú đến đường số 2A: đường Nguyễn Thị Tú đường số 5 đường số 2A (hoặc 2B) Khu công nghiệp Vĩnh Lộc đường Vĩnh Lộc.
- Đường Quách Điêu cấm ô tô rẽ trái vào đường Vĩnh Lộc trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ.
Lộ trình lưu thông thay thế: đường Vĩnh Lộc đường Lại Hùng Cường đường Võ Văn Vân đường Vĩnh Lộc; hoặc các phương tiện trong khu vực có thể lựa chọn lộ trình khác phù hợp với nhu cầu như: đường Quách Điêu đường Thới Hòa đường Vĩnh Lộc.
- Đường Tây Lân cấm ô tô tải lưu thông theo hướng từ QL1 đến đường Liên Ấp 1-2-3 trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 16 giờ đến 19 giờ.
Đối với các giao lộ QL1 - Nguyễn Thị Tú - Lê Trọng Tấn; QL1 - đường số 7 - đường số 18, Sở GTVT yêu cầu Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ chủ trì phối hợp với đơn vị có liên quan thực hiện khảo sát, kiểm tra hiện trường, đánh giá nguyên nhân gây ùn tắc, tai nạn giao thông.
Ngoài ra, Sở GTVT đề nghị chính quyền địa phương hoặc đơn vị chủ quản có ý kiến cụ thể đối với các phương án mở rộng kích thước hình học, phạm vi thuộc giao lộ để cải tạo đảm bảo giao thông.
Còn trường hợp liên quan đến việc thu phí do Công ty CP đầu tư phát triển hạ tầng IDICO phụ trách đề nghị đơn vị có ý kiến hoặc đề xuất cụ thể đối với cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Bên cạnh đó, đơn vị chủ quản tổng hợp ý kiến các đơn vị, báo cáo đề xuất phương án điều chỉnh tổ chức giao thông, cải tạo các giao lộ... về Sở GTVT TP.HCM trong tháng 12.
Thanh Hóa: Một người đuối nước khi tắm ở hồ thủy lợi Ngày 10/9, thông tin từ UBND Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước tại Hồ Giát thuộc địa phận xã Vĩnh Thịnh. Trước đó, chiều ngày 9/9, một nhóm thanh thiếu niên rủ nhau ra Hồ Giát chơi rồi đua nhau xuống tắm. Hồ Giát rộng khoảng 1ha, với mực nước sâu khoảng...