Sản phẩm cà phê giảm cân siêu tốc: Quảng cáo và sự thật?
Hiện nay, các loại cà phê giảm cân được quảng cáo tràn lan trên nhiều website, diễn đàn với những lời giới thiệu hấp dẫn: Giảm cân ngay trong 6 ngày đầu và nếu uống hết một hộp, 18 gói có thể giảm cân từ 3 đến 6kg.
Cà phê giảm cân chủ yếu gồm các loại như: Green Coffee; Green coffee 800 (hộp màu xanh); Coffee Leptin; Cà phê linh chi; Health Silimming Coffee (hộp màu đỏ)… Giá trung bình của các loại cà phê trên dao động từ 210.000 đồng đến 650. 000 đồng/hộp. Trong đó loại cà phê giảm cân Green Coffee đang được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất vì giá rẻ hơn các loại khác. Tin vào quảng cáo, nhiều người đã dùng các loại “cà phê giảm cân” trên, nhưng chỉ dùng được vài ngày đã phải dừng lại vì mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, thậm chí có người bị nôn và kiệt sức.
Các loại cà phê giảm cân “siêu tốc” – được Cty CPTM Gia Cát quảng cáo.
Một hộp giảm 6kg?
Video đang HOT
Theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường hiện không bày bán các loại cà phê giảm cân trên mà, loại này chủ yếu là hàng “nhập khẩu” từ nước ngoài về, hoặc qua đường “xách tay”, được rao bán công khai trên mạng, và người dùng chỉ truyền tai nhau chứ không biết nguồn gốc rõ ràng.
Theo quảng cáo của nhà cung cấp (Cty CP Thương mại Gia Cát, quận Thanh Xuân, Hà Nội) thành phần của loại Cà phê này được ghi như sau: “Coffee, bột trà xanh, rau, vitamin tổng hợp, Green Coffee… và được sản xuất tại Mỹ và Nhật. Có tác dụng giảm cân hiệu quả, nhanh chóng, không gây tác dụng phụ, không cần nhịn ăn”. Quan sát bao bì cũng không có thông tin nào cho thấy đã được Bộ Y tế cấp phép hay không.
Chị Lê Thu Hà ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Nghe mọi người nói về loại cà phê giảm cân, tôi mua một hộp Green coffee về dùng thử. Ngày đầu dùng tôi có cảm giác no, không buồn ăn. Thấy mừng vì hiệu quả tức thì, sau 4 ngày dùng liên tục tôi thấy xuất hiện các cảm giác mệt mỏi, đầu óc choáng váng, mắt căng ra và rất khó chịu. Không chịu được tôi đã phải dừng lại”. Chị Hà cho biết thêm, có chị bạn sau khi dùng hết 10 hộp thì bị đi ngoài liên tục và bị mất nước, phải vào viện điều trị.
Trên diễn đàn Webtretho có hàng trăm bình luận cảnh báo về tác hại của loại cà phê giảm cân Green coffee, những lời cảnh báo đó đều căn cứ trên các triệu chứng tiêu cực mà những người “trót dại” dùng thử: “Thấy quảng cáo là cà phê giảm cân em cũng nhắm mắt uống liều, nhưng sau khi uống được mấy gói thì phải dừng lại vì không thể chịu được nữa: cổ lúc nào cũng khô khốc, đắng ngắt, lưỡi thì bị nhiệt ghê gớm; thần kinh căng thẳng, mất ngủ, tim đập nhanh… Tệ hơn là em có biểu hiện đi tiểu nhiều lần, mỗi lần cách nhau chừng 10 phút, đau khi đi tiểu tiện” – thành viên Bachdiep0302 chia sẻ.
Hoặc ý kiến của thành viên Bbc: Tôi cũng mua một hộp Green coffee. Nghe quảng cáo là công nghệ Mỹ nhưng đặt hàng ở TQ sản xuất cho rẻ. Tôi uống được 8 gói, và cơ thể mắc những biểu hiện tiêu cực nên tôi không dám uống nữa. Tôi đã “đoạn tuyệt” với cái món này được một tuần rồi, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy đầu óc cứ ong ong và đau lắm các chị à! Khổ thân ghê! Còn lại 10 gói nữa nhưng không dám uống, để lại làm kỷ niệm vì đóng “học phí ngu”, đúng là “tiền mất tật mang”.
Hầu hết những người “dùng thử” các loại cà phê giảm béo này đều có chung biểu hiện, suốt ngày có cảm giác mệt mỏi nhẹ trong người, chỉ muốn nằm vật ra nghỉ. Điều lạ là nghỉ ngơi, ngủ nhiều, không phải ăn kiêng cũng như tập thể dục mà vẫn giảm cân. Vậy thì cơ chế nào giúp đào thải mỡ mà không cần vận động, tiêu hao năng lượng? Nhiều khả năng có một (hoặc nhiều) loại hóa chất được trộn trong bột cà phê giảm cân. Vấn đề được đặt ra, hóa chất đó là gì, có gây hại cho cơ thể không? Người tiêu dùng hoàn toàn mù tịt về những thắc mắc trên, cũng chưa thấy cơ quan chức năng nào lên tiếng cảnh báo.
Trên thực tế, các loại thuốc, thực phẩm giúp giảm cân thường gây mất nước, chán ăn, dùng thường xuyên có thể dẫn đến suy kiệt sức khỏe. Còn với loại cà phê kể trên, chất cafein trong sản phẩm sẽ kích thích tim đập nhanh hơn, tạo cảm giác hồi hộp, bần thần suốt ngày. Ngoài ra, cafein còn có tác dụng kích thích sinh nhiệt giúp cơ thể tỏa nhiệt và năng lượng ra bên ngoài. Tuy nhiên điều đó không đủ để kết luận sản phẩm trên là thức uống giúp giảm cân “siêu tốc” như quảng cáo.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và thực phẩm, các loại cà phê giảm cân quảng cáo tác dụng giảm cân như trên là đáng ngờ về chất lượng. Không có chuyện không cần tập thể dục, không phải ăn kiêng mà giảm béo. Để giảm cân quan trọng nhất là kiểm soát chế độ ăn uống và tập luyện thể thao để tiêu hao năng lượng dư thừa. Ngoài ra còn phải loại bỏ những thói quen xấu, ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều… Người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi dùng các loại sản phẩm như trên.
Các loại cà phê giảm cân trên đã được các cơ quan chức năng cấp phép hay chưa? Hóa chất gì trong thành phần các loại cà phê đó (có thể) đem lại tác dụng giảm béo “kỳ diệu” như nhà cung cấp quảng cáo, hóa chất đó (nếu có) có tác hại gì không, tại sao hầu hết những người “dùng thử” đều mắc phải những triệu chứng tiêu cực về sức khỏe? Phóng viên báo PL&XH sẽ tìm hiểu thông tin và giải đáp phần nào thắc mắc của bạn đọc trong số báo tiếp theo.
Theo PLXH
Quảng Trị: Mất mạng vì tin vào "thần y" chữa bệnh bằng cách lên đồng
Từ nhiều năm nay, đối tượng Phạm Thị Hường đã tổ chức chữa bệnh cho người khác bằng cách lên đồng nhảm nhí. Bà Hường đã bị người dân địa phương kịch liệt phản đối, vạch trần bộ mặt gian dối của thị.
Chiều 31/7, Đại tá Hồ Quang Thân- Trưởng Công an huyện Đakrông, Quảng Trị cho biết: Một phụ nữ quê ở Quảng Bình (chưa xác định được danh tính) vì tin vào "thần y" Phạm Thị Hường (SN 1964, trú thôn Xuân Lâm, xã Triệu Nguyên, Đakrông) chữa bệnh bằng cách lên đồng, bấm huyệt, đã tử vong tại nhà đối tượng này.
"Thần y" Hường đang chữa bệnh.
Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an huyện đang khẩn trương điều tra vụ việc và sẽ xử lý nghiêm khắc đối tượng Hường.
Cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần mời gọi đối tượng đến làm việc, răn đe và nghiêm cấm hành vi bịp bợm của bà ta. Tuy nhiên, đối tượng này vẫn ngoan cố, sử dụng mọi thủ đoạn để qua mặt lực lượng chức năng.
Báo PL&XH số ra ngày 23 và 26/7/2011 đã có bài viết vạch mặt sự gian dối của đối tượng Phạm Thị Hường, cũng như khuyến cáo bà con không nên tin vào chuyện lên đồng chữa bệnh nhảm nhí.
Theo Pháp Luật XH
Tiền mất tật mang vì "tiên dược" làm đẹp "Nghe lời quảng cáo trị mụn hiệu nghiệm, tôi mua thử 1 chai "tiên dược" về xài hòng làm đẹp gương mặt. Đẹp đâu hổng thấy, chỉ thấy càng xoa thuốc, dung nhan càng xuống cấp" - dứt lời, chị Trần Thị Dung (ngụ phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) rụt rè giở khẩu trang, lộ rõ nước da đỏ mịn...