Sân Olympic 1,4 tỷ USD của Nhật trị nóng bằng gỗ từ đất ’sóng thần’
Sân vận động trị giá 1,4 tỷ USD đã sẵn sàng cho Thế vận hội 2020 với thiết kế làm mát bằng gió tự nhiên phù hợp cho thời tiết nóng bức vào mùa hè.
Sân vận động được thiết kế bởi kiến trúc sư danh tiếng người Nhật Kengo Kuma có sức chứa 60.000 người, với những lớp gỗ xếp tầng mô phỏng ngôi chùa năm tầng Horyuji 1.300 năm tuổi phía Tây Nara – kiến trúc bằng gỗ lâu đời nhất thế giới.
“Một lịch sử mới được bắt đầu”, Hiệp hội Thể thao Nhật Bản (JSC), tổ chức đứng sau dự án này nói trong buổi họp ra mắt công trình với giới truyền thông hôm 30/11.
Trước đó, thiết kế ban đầu của kiến trúc sư người Anh gốc Anh Zaha Hadid bị loại bỏ hồi tháng 7/2015 sau khi dư luận nước này phẫn nộ về mức đầu tư lên tới 2 tỷ USD, biến công trình này thành sân vận động đắt đỏ nhất lịch sử.
Theo Channel News Asia, để tạo nên sân vận động này, hơn 2.000 mét khối gỗ tuyết tùng từ khắp 47 tỉnh khắp nước Nhật được huy động, trong đó loại gỗ chính đến từ khu vực phía Bắc Tohoku – nơi bị tàn phá bởi trận động đất và sóng thần lịch sử năm 2011.
Video đang HOT
Sân vận động Thế vận hội 2020 làm toàn bộ từ gỗ. Ảnh: Orissa Post.
Lớp mái sân vận động được thiết kế để gió tràn vào làm mát bên trong. Trong khi đó, hơn 185 quạt lớn được sử dụng và máy phun sương làm lạnh được lắp tại 8 địa điểm khắp khán đài.
Thời tiết nóng nực mùa hè là một vấn đề làm đau đầu ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020. Nhiều bác sĩ cũng lên tiếng cảnh báo những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng do sốc nhiệt.
Tham gia Thế vận hội tại Tokyo mùa hè năm sau, các vận động viên, người hâm mộ và tình nguyện viên đến từ khắp nơi trên thế giới chắc chắn sẽ phải đối diện với cái nóng kinh khủng.
Năm ngoái, nhiệt độ phía bắc thủ đô nước này từng đạt kỉ lục 41,1 độ C, theo Japan Times.
Sân vận động chính – được sử dụng cho lễ khai mạc và bế mạc, cũng như điền kinh và một số trận bóng đá – được xây dựng ở trung tâm Tokyo trên nền sân vận động từng tổ chức Thế vận hội năm 1964.
Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 sẽ được tổ chức từ ngày 27/7 đến 9/8/2020.
Theo news.zing.vn
Động đất 7,1 độ richter, Indonesia ban bố cảnh báo sóng thần
Nhà chức trách Indonesia vừa đưa ra cảnh báo sóng thần, sau khi xảy ra trận động đất mạnh 7,1 độ richter ở khu vực biển ngoài khơi Bitung, tỉnh Bắc Maluku của nước này.
Những ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn do động đất ở Indonesia - Ảnh minh họa
Đêm 14/11, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra, làm rung chuyển khu vực cách thành phố duyên hải Ternate, thuộc tỉnh Bắc Maluku, Indonesia, khoảng 140 km về phía tây bắc.
Người đứng đầu cơ quan Địa vật lý và khí tượng học Indonesia Rahmat Triyono cho biết, trận động đất xảy ra vào lúc 23h17 đêm qua (theo giờ địa phương), với tâm chấn nằm ở độ sâu 137 km về phía tây bắc của tỉnh Bắc Maluku và ở độ sâu 73 km dưới đáy biển.
Trước đó, cơ quan này cho rằng, trận động đất sẽ có cường độ mạnh 7,4 độ richter, được xác định nằm ở vị trí 1,5 độ vĩ Bắc và 126,4 độ kinh Đông.
Sau đó, cảnh báo sóng thần đã được ban bố, sau khi cơ quan này phát hiện có sóng thần nhỏ ở khu vực biển ngoài khơi Bitung và nhiều cơn địa chấn được cảm nhận tại tỉnh Bắc Sulawesi gần đó.
Giới chức tỉnh Bắc Maluku đã kêu gọi người dân, đặc biệt là những người dân sống dọc khu vực bờ biển phải lập tức sơ tán đến những vùng đất cao hơn vì lo sợ sóng thần có thể xảy ra.
Indonesia thường xuyên xảy ra động đất và núi lửa do có vị trí địa lý nằm trên "vành đai lửa" Thái Bình Dương, khu vực thường xuyên xảy ra các hoạt động va chạm, kiến tạo của vỏ Trái Đất.
Tháng 9/2018, một trận động đất mạnh 7,5 độ richter gây ra sóng thần tại Palu, thuộc đảo Sulawesi đã cướp đi sinh mạng của hơn 2.200 người.
Bình An
Theo petrotimes.vn
Dấu hiệu hồi sinh kỳ diệu của "vùng đất chết" Fukushima Từ một vùng đất "chết", Fukushima đang hồi sinh khi những người sơ tán khỏi thị trấn nhiễm phóng xạ đang bắt đầu trở về nhà, xây dựng lại cuộc sống. Ngày 11/3/2011, một trận động đất, sóng thần lớn đã gây ra thảm họa hạt nhân Fukushima - vụ tai nạn hạt nhân nghiêm trọng nhất kể từ thảm họa Chernobyl năm...