Sạn ‘như nấm sau mưa’ trong phim cổ trang Hoa ngữ
Điện thoại di động, quần jeans, giày thể thao… bất ngờ xuyên không về quá khứ.
Triệu Lộ Tư – trong bộ phim Trần Thiên Thiên Trong Lời Đồn, có một cảnh khán giả soi ra người đẹp dùng diễn viên đóng thế trong phân đoạn diễn cảnh té ngã. Trong khi, ngoại hình Triệu Lộ Tư khá nhỏ bé thì diễn viên đóng thế có vóc dáng hơi thô và làn da ngăm đen hơn so với nữ diễn viên.
Kèn Saxophone xuyên không trong phim Diên Hi Công Lược.
Trong một phân cảnh, đoàn làm phim cho kèn Saxophone “xuyên không” cả trăm năm về thời đại Càn Long từ năm 1735 – 1796 trong khi dụng cụ âm nhạc này lại được phát minh ra năm 1840.
‘Nhàn Phi’ Xa Thị Mạn để lộ ống quần jeans…
… trong khi ‘Càn Long’ Nhiếp Viễn diện luôn đôi giày thể thao cho ra phong cách quân vương.
‘Một mình anh đóng hết’, diễn viên này thủ đến 3 vai trong phim Trần Tình Lệnh.
‘Kẻ thứ ba’ xuất hiện trong cảnh tình cảm giữa Lộc Hàm và Cổ Lực Na.
Paparazi đích thực trong phim Đông Cung.
Tiết lộ chấn động về di hài bạo chúa Tần Thủy Hoàng
Năm 1974, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Do chưa tìm thấy quan tài của Tần Thủy Hoàng nên nhiều người tò mò không biết di hài của ông hoàng này có còn nguyên vẹn không.
Tìm thấy lăng mộ của Tần Thủy Hoàng năm 1974 là một trong những phát hiện quan trọng nhất trong giới khảo cổ Trung Quốc. Nằm tại tỉnh Thiểm Tây, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của vua Tần không có dấu hiệu bị mộ tặc xâm phạm trong những năm qua.
Theo đó, kể từ khi phát hiện, các nhà khảo cổ thực hiện một số cuộc khai quật và có nhiều phát hiện đáng chú ý tại lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Điển hình là hàng ngàn pho tượng đất nung còn nguyên vẹn trong nơi yên nghỉ ngàn thu của Tần Thủy Hoàng.
Thế nhưng, đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm thấy quan tài chứa thi hài Tần Thủy Hoàng. Nhiều người không khỏi tò mò liệu vị vua nổi tiếng nhà Tần này có được chôn cất trong lăng mộ không và nếu có thì thi hài có còn nguyên vẹn?
Sở dĩ nhiều người đặt ra nghi vấn này là vì Tần Thủy Hoàng băng hà vào năm 210 trước Công nguyên khi đang trên đường tuần du. Khi ấy, triều đình nhà Tần công bố vị vua đầu tiên thống nhất Trung Quốc qua đời vì bạo bệnh.
Do vậy, thi hài của Tần Thủy Hoàng được đưa từ Hành cung Sa Khâu (nay thuộc tỉnh Hà Bắc) trở về kinh đô Lạc Dương để lo hậu sự.
Do đường xá xa xôi, thời tiết nắng nóng cộng thêm nhà vua qua đời đột ngột không có sự chuẩn bị bước nên một số chuyên gia cho rằng khi về đến Lạc Dương thì thi thể của Tần Thủy Hoàng bị thối rữa.
Khi về đến kinh đô, thi hài của Tần Thủy Hoàng được tiến hành bảo quản và chôn cất theo các nghi lễ dành cho bậc quân vương nhưng cũng không thể giúp di hài của ông nguyên vẹn.
Đây chỉ là giả thuyết. Sự thật về sự nguyên vẹn của thi hài Tần Thủy Hoàng chỉ có thể được giải mã khi các chuyên gia tìm thấy quan tài chứa di hài của ông.
Xuất phát từ điều này, nhiều người bày tỏ hy vọng giới khảo cổ sẽ sớm khai quật toàn bộ nơi an nghỉ của Tần Thủy Hoàng và giải mã bí ẩn trên.
Tâm Anh
Theo Như Ngọc
Vì sao nhiều hoàng đế La Mã mất mạng khi còn trẻ? Dù là bậc quân vương nhưng nhiều hoàng đế La Mã 'đoản mệnh' khi trải qua cái chết đầy đau đớn. Trong số này có ông hoàng bị ám sát hoặc hạ độc dẫn đến mất mạng và qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ. Hoàng đế La Mã là người quyền lực nhất đế chế khi có cuộc sống vương giả,...