Sân Mỹ Đình lỗ khoảng 200 triệu đồng cho mỗi trận sân nhà của tuyển Việt Nam
Với mỗi trận tuyển Việt Nam đá trên sân nhà tại AFF Cup 2022, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình phải chịu lỗ khoảng từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
Nghe có vẻ khó tin nhưng đó là sự thật, tại sao lại như vậy? Vì những sai phạm trong công tác quản lý của lãnh đạo cũ, Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình (khu liên hợp) đã rơi vào tình thế ngặt nghèo khi khép lại năm 2022 với số tiền nợ thuế kỷ lục lên tới 1.000 tỉ đồng và hoàn toàn không có khả năng chi trả. Kể từ khi sai phạm của khu liên hợp được thông tin rộng rãi cách đây hơn 6 tháng, số tiền nợ thuế của đơn vị này đã là gần 850 tỉ đồng. Nhiều biện pháp cưỡng chế đã được áp dụng với khu liên hợp, trong đó có cả việc ngưng sử dụng hóa đơn.
Chính vì vậy, đã có lúc tưởng chừng như tuyển Việt Nam không thể thi đấu trên sân nhà Mỹ Đình mà phải chọn sân khác. Tuy nhiên, như Thanh Niên đã đưa tin, sau nhiều nỗ lực, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ( VFF) đã ký được hợp đồng với khu liên hợp để thuê sân Mỹ Đình làm sân nhà cho tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2022, với tiền thuê là 800 triệu đồng cho mỗi trận đấu.
HLV Park Hang-seo chưa hài lòng về mặt cỏ sân Mỹ ĐìnhĐỘC LẬP
Mặc dù tiền thuê sân hiện tại là cao hơn mức trước đây (chỉ từ 300 triệu đồng hoặc 500 triệu đồng/trận tùy theo chính chất quan trọng của trận đấu) nhưng khu liên hợp vẫn rơi vào tình trạng bị lỗ.
Video đang HOT
Mỗi trận của tuyển Việt Nam đá trên sân Mỹ Đình tại AFF Cup 2022 được thuê với giá 800 triệu đồng. Trong khi đó, khu liên hợp phải chi trả khoản tiền lên đến gần 1 tỉ đồng cho mỗi trận đấu, bao gồm: 200 triệu đồng tiền thuế đất, 200 triệu đồng tiền điện, 100 triệu đồng tiền thuế giá trị gia tăng, 80 triệu đồng tiền phạt thuế nợ xấu, 100 triệu đồng tiền khấu hao tài sản, 120 triệu tiền phân bón chăm sóc sân cỏ, 100 triệu tiền làm thêm ngoài giờ cho đấu tập và thi đấu chính thức, tiền thuê người làm công tác hậu cần (dọn rác, vệ sinh mặt sân, khán đài, xung quanh sân trước, trong và sau sân trận đấu) mất hơn 100 triệu đồng, nếu thuê công ty làm hoàn thiện là 400 triệu đồng.
Như vậy, mỗi trận tuyển Việt Nam đá trên sân Mỹ Đình (được thuê với giá 800 triệu đồng), khu liên hợp sẽ bị lỗ từ 100 triệu – 200 triệu đồng.
Mặt cỏ sân Mỹ Đình nhiều chỗ bị héo, vàng úa và không đảm bảo chất lượng thi đấu tốt nhất tại AFF Cup 2022NGỌC LINH
Chất lượng mặt sân Mỹ Đình ở kỳ AFF Cup 2022 bị phàn nàn là không tốt vì cỏ nhiều chỗ bị khô, vàng úa. Một lãnh đạo của VFF cho biết: “Vì Hà Nội vào mùa đông, có sương muối nên chất lượng mặt sân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo quan điểm chúng tôi, nếu mặt sân được chăm sóc thường xuyên ngay từ khi cỏ còn xanh thì có lẽ đã không dẫn đến tình trạng như mọi người nhìn thấy hiện tại. Ở nhiều khu vực, cỏ có thể đã bị chết nên dù chăm sóc cách nào cũng không thể xanh ngay được. Để làm một mặt sân có chất lượng cao, đảm bảo độ xanh mướt thì ít nhất cần phải có quỹ thời gian từ 15 đến 20 ngày. Trong khi đó, từ nay đến trận bán kết lượt về giữa tuyển Việt Nam và Indonesia chỉ còn ít ngày nữa (9.1) nên rất khó để làm mặt sân xanh trở lại. Tuy nhiên, trong thời điểm này, ngành thể thao và VFF sẽ thường xuyên thúc giục khu liên hợp chăm sóc mặt sân ở mức tốt nhất có thể để làm sao đến ngày thi đấu, các cầu thủ không bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh”.
Mới đây, lãnh đạo khu liên hợp cho biết: “Nguồn tài chính của chúng tôi đã hoàn toàn cạn kiệt, không có khả năng trả nợ thuế. Khu liên hợp nhiệm kỳ cũ đã để lại ngân khố rỗng, và hiện tại chúng tôi rất bế tắc. Chúng tôi tha thiết mong các cấp có thẩm quyền có sự điều chỉnh về cơ chế quản lý khu liên hợp. Đồng ý cho chúng tôi thực hiện tiếp tục các hợp đồng liên doanh liên kết cũ hoặc ký mới. Là đơn vị được giao nhiệm vụ phải tự chủ hoàn toàn, nếu không cho phép chúng tôi ký hợp đồng liên doanh liên kết, hoặc chúng tôi không được phép khai thác các mặt bằng sẵn có – những mặt bằng không ảnh hưởng đến các dự án thể thao, thì khu liên hợp vừa không có nguồn thu và dĩ nhiên càng không có nguồn để trả nợ thuế. Khu liên hợp phải chắt bóp từng đồng để trả lương cho cán bộ công nhân viên. Tiền chăm sóc mặt sân Mỹ Đình và các hạng mục khác của khu liên hợp cũng không thể dư dả bởi làm gì có mà dư dả, nợ còn đang chồng nợ chưa biết đến bao giờ mới có hồi kết”.
Hết năm 2022, Khu Liên hợp thể thao quốc gia nợ thuế 'kỷ lục' 1.000 tỉ đồng
Hoàn toàn mất khả năng chi trả, Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình khép lại năm 2022 bằng một số liệu khá đáng buồn.
Tổng số tiền nợ thuế của đơn vị này lên đến hơn 1.000 tỉ đồng và còn tăng trong năm 2023.
Cách đây 6 tháng, Khu Liên hợp thể thao quốc gia (khu liên hợp) nhận được công văn của cơ quan thuế với nội dung, tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với khu liên hợp. Lý do cưỡng chế: Khu liên hợp có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại luật Quản lý thuế, là 848 tỉ đồng. Quyết định này có hiệu lực trong vòng 1 năm, kể từ ngày 20.6.2022.
Sân Mỹ Đình hiện tại. Ảnh THÁI NINH
Trả lời Báo Thanh Niên, đại diện cơ quan thuế cho biết: "Đối với số tiền nợ thuế của khu liên hợp, đơn vị thuế đã triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo đúng các quy trình và quy định trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và kết luận của Thanh tra Chính phủ. Áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, cưỡng chế nợ thuế như cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn, công khai thông tin nợ thuế để thu hồi nợ đọng đối với khu liên hợp.
Đơn vị thuế đã phối hợp với Bộ VH-TT-DL, Tổng cục TDTT để hỗ trợ trong việc đôn đốc khu liên hợp thực hiện nộp tiền thuế nợ; đồng thời có công văn báo cáo và xin ý kiến Tổng cục Thuế có hướng dẫn và các giải pháp đặc thù để đôn đốc thu tiền thuế nợ, phù hợp với tình hình thực tế của của khu liên hợp. Trong thời gian tới, đơn vị thuế tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn đối với khu liên hợp để kiểm soát việc sử dụng hóa đơn và thu tiền thuế nợ thông qua việc cho phép khu liên hợp xuất hóa đơn lẻ theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, đồng thời cơ quan thuế sẽ phối hợp với các Sở ban ngành, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ quản để phối hợp đôn đốc thu hồi nợ đọng và đưa ra các giải pháp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với khoản nợ tại khu liên hợp".
Tính đến thời điểm hiện tại, khoản nợ xấu đã phát sinh lên đến con số "khổng lồ" hơn 1.000 tỉ đồng. Theo một quan chức ngành thể thao, trong 6 tháng tới, nếu không thể trả nợ theo đúng yêu cầu của cơ quan thuế, số nợ càng tăng vọt, sẽ vào khoảng gần 1.500 tỉ đồng.
Tuyển Việt Nam trở lại sân Mỹ Đình gặp đội Myanmar vào ngày 3.1.2023. Ảnh ĐỘC LẬP
Mới đây, trả lời Báo Thanh Niên, một lãnh đạo Tổng cục TDTT nói: "Khu liên hợp đơn vị tự chủ 100%. Trước đây Chính phủ đã cho thử nghiệm tự chủ, cho phép cho khu liên hợp được thực hiện liên doanh liên kết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo khu liên hợp (thời kỳ 2009 - 2018) đã để xảy ra nhiều sự việc. Các hợp đồng liên doanh liên kết hợp đồng phù hợp, đóng thuế đầy đủ nhưng cũng có 1 số các công ty hợp đồng không đúng quy định pháp luật. Vấn đề này được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ. Tất cả các hoạt động của khu liên hợp đều phải cưỡng chế thuế. Các hợp đồng đều phải trích lại để đóng thuế. Hợp đồng giữa khu liên hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về việc thuê sân Mỹ Đình phục vụ AFF Cup 2022 với số tiền 800 triệu đồng/trận, khu liên hợp cũng phải trích để đóng thuế".
Ngành thể thao đang xin các cơ quan có thẩm quyền "khoanh vùng" khoản nợ thuế của khu liên hợp, tránh phát sinh nhưng không được chấp thuận. Khu Liên hợp thể thao quốc gia đang lâm vào cảnh bất lực chi trả hoàn toàn mà không có cách giải quyết.
Một CLB tại V-League đề xuất cho VFF mượn cabin lắp đặt ở sân Mỹ Đình Cám cảnh trước tình trạng cơ sở vật chất kém tại sân Mỹ Đình, một CLB hàng đầu tại V-League đã đề xuất VFF cho đơn vị này mượn hệ thống cabin (khu vực kỹ thuật) để phục vụ AFF Cup 2022. Cabin sân Mỹ Đình tối 26-12 sau khi được bắt vít chuẩn bị cho trận đấu với đội tuyển Malaysia tối...