Sân Mỹ Đình gấp rút lắp màn hình “khủng” trước trận Việt Nam – Uzbekistan
Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) đang gấp rút lắp đặt 4 màn hình lớn (2 màn hình 200 m2, 2 màn hình 100 m2) để phục vụ quần chúng nhân dân xem trận chung kết giữa đội tuyển U23 Việt Nam – U23 Uzbekistan vào chiều mai (27/1).
Sân khấu đang được gấp rút lắp đặt.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Việt Tiến – PGĐ Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình cho biết: Để phục vụ quần chúng nhân dân xem trận chung kết giữa đội U23 Việt Nam – U23 Uzbekistan vào chiều mai (27/1), đơn vị này đang gấp rút lắp đặt 4 màn hình lớn (2 màn hình rộng 200 m2, 2 màn hình rộng 100 m2) tại sân vận động Mỹ Đình. Tất cả mọi người đến sân xem là hoàn toàn miễn phí.
Ông Tiến cho biết thêm, ngoài phục vụ 4 màn hình “khủng” nói trên, Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình còn tổ chức các chương trình văn nghệ biểu diễn phục vụ nhân dân trước, trong và sau trận đấu.
“Các chương trình văn nghệ sẽ được tổ chức để phục vụ nhân dân, ngoài ra còn có các tình nguyện viên đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội làm nhiệm vụ hoạt náo viên, giúp cho không khí trong sân sôi động lên” – ông Tiến nói.
Về công tác đảm bảo an ninh, phòng chống cháy nổ, ông Tiến cho biết, đơn vị ông đã làm việc cụ thể với các đơn vị chức năng liên quan nhằm đảm bảo tốt nhất khâu an ninh và công tác cháy nổ để quần chúng nhân dân đến xem được an toàn tuyệt đối.
Cũng theo ông Tiến, để phục vụ quần chúng nhân dân đến sân xem được an toàn, trật tự, Khu liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình đã phối hợp với các công ty phát vé đến tận tay người dân. Theo đó người dân muốn đến xem có thể vào trang web u23vietnamvodich.com để đăng ký và sẽ được phát vé đến tận tay.
“Hiện nay chúng tôi đã phát đi hơn 20.000 vé và trên trang web u23vietnamvodich.com vẫn đang nhận được rất nhiều đăng ký mới. Chúng tôi sẽ chỉ phát đủ vé với số ghế trên sân, tương đương 40.000 vé. Mọi người không đăng ký, nếu không có vé sẽ không được vào sân để xem. Mặc dù phục vụ miễn phí nhưng chúng tôi vẫn phải kiểm soát bằng vé để phục vụ nhân dân được tốt hơn” – ông Tiến nói thêm.
Khung sắt để lắp các màn hình đang được dựng lên.
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng.
Video đang HOT
Hệ thống loa.
Khu sân khấu chính
Mọi công việc đang gấp rút được thực hiện.
Rất nhiều trang thiết bị được vận chuyển đến sân Mỹ Đình.
Vệ sinh khu vực ghế ngồi.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Sân vận động cổ nhất Hà Nội sắp được tái thiết
Trải qua 60 năm tồn tại, sân vận động Hàng Đẫy là nơi diễn ra hầu hết các sự kiện lớn của thể thao nước nhà trước khi Hà Nội có thêm sân Mỹ Đình. Tới đây, sân vận động "già nua" này sẽ được mở rộng sau khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử là một trong những sân vận động hiện đại đầu tiên của Thủ đô Hà Nội.
Sân vận động Hàng Đẫy được xây dựng từ năm 1957 trong sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người rất quan tâm đến phong trào thể dục thể thao nước nhà. Năm 1958, sân khánh thành, trở thành sân vận động hiện đại đầu tiên của Thủ đô Hà Nội. Trải qua 60 năm tồn tại, đến nay sân Hàng Đẫy đã cũ nát, xuống cấp. Trong ảnh là mặt chính phía trước sân, lớp bụi phủ đầy trên các ô cửa mặt tiền.
Sân Hàng Đẫy nằm trên phố Trịnh Hoài Đức, ngay gần khu Ba Đình lịch sử. Cách đây hơn 10 năm, sân được đổi tên thành sân vận động Hà Nội, nhưng nhiều thế hệ người dân Thủ đô vân quen gọi sân bằng cái tên quen thuộc: sân Hàng Đẫy.
Toàn cảnh bên trong sân Hàng Đẫy. Trải qua 60 năm tồn tại, nơi đây chứng kiến hầu hết các sự kiện lớn của thể thao nước nhà, trước khi Hà Nội có thêm sân Mỹ Đình. Tuy nhiên, đến nay sân được coi là quá "già nua" so với đô thị hiện tại. Ấn tượng nhất đối với người hâm mộ bóng đá Việt Nam là hình ảnh mặt sân Hàng Đẫy như vũng lầy mỗi khi trời đổ mưa, do hệ thống thoát nước xây dựng từ nhiều thập kỷ trước không đáp ứng được yêu cầu.
Phía Bắc sân Hàng Đẫy không có khán đài, chỉ có bức tường bao thấp hơn các dãy nhà cạnh sân.
Cách đây ít ngày, thành phố Hà Nội quyết định mở rộng sân Hàng Đẫy theo hướng trở thành khu liên hợp thể thao đồng bộ, hiện đại, có khu hầm để xe, khu thương mại, dịch vụ.
Khán đài B là nơi thường tập trung đông khán giả nhất mỗi khi diễn ra các trận bóng đá lớn. Khán đài được xây dựng hai tầng, tuy nhiên vẫn thấp hơn các toà nhà phía sau.
Hồi tháng 2/2017, Hà Nội giao sân Hàng Đẫy cho Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (do Chủ tịch Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển sở hữu) quản lý và lập đề án cải tạo sân. Lâu nay, đây cũng là sân nhà của CLB Hà Nội T&T.
Khán đài A của sân Hàng Đẫy. Toàn sân có sức chứa hơn 3 vạn khán giả - con số khá "khiêm tốn" đối với một sân vận động ở trung tâm Thủ đô.
Nhiều ghế ngồi trên sân đã hư hỏng, gãy nát.
Thời gian gần đây, khu vực khán đài A gần đường pitch xuất hiện một số vết nứt khiến ban quan lý phải rào niêm phong, treo biển "Khu vực nguy hiểm - Cấm ngồi".
Ngay hàng ghế khu VIP cũng hỏng hóc, xô lệch.
Những năm 90, sân Hàng Đẫy trải qua vài lần tu sửa. Các khán đài được nâng cấp, lắp mới hệ thống chiếu sáng, bảng đồng hồ điện tử, thảm cỏ, đường pitch... nhưng đến nay, nhìn chung không còn đáp ứng được tiêu chuẩn của một sân vận động hiện đại.
Một "dấu ấn thời gan" ngay trên khán đài trong sân.
Góc khán đài phía Nam sân Hàng Đẫy, đằng sau là toà nhà Sở Kế hoạch và Đầu tư. Theo quyết định của thành phố, toà nhà trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu Tư sẽ được di dời để nhường chỗ cho việc mở rộng sân Hàng Đẫy.
Mặt ngoài sân Hàng Đẫy ở khu vực phố Hàng Cháo, tường xũ kỹ, cảnh quan xập xệ, khá nhếch nhác.
Mỗi khi sân Hàng Đẫy diễn ra trận bóng đá "nóng" của VĐGQ, những con phố xung quanh sân lại chứng kiến sự sôi động của hàng nghìn cổ động viên đến từ Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá.... Nhưng thường ngày, nơi đây khá vắng vẻ, chỉ có những hàng quán hoạt động khiến cảnh quan tương đối nhếch nhác.
Một cửa sân cũ kỹ dẫn vào khu khán đài B.
Đoạn tường điển hình của mặt sân phía khán đài B, giáp phố Hàng Cháo.
Qua thời gian, khu nhà dân tiến sát vào sân vận động khiến phần đường dẫn lên khán đài như vươn ra đè cả khu dân cư.
Theo Dantri
Tuyến đường 1.500 tỷ gần sân Mỹ Đình được thông xe Tuyến đường dài 3,5 km, tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT) ở Hà Nội đã thông xe vào sáng 28/4. Sau gần 8 năm thi công, tuyến đường từ phố Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao đường 70) theo hình thức hợp đồng Xây...