Săn món ‘độc’ cho những ngày nghỉ
Nếu trước đây, các loài côn trùng như: rắn, rết, bò cạp, gián, kỳ nhông, sâu dừa, giun, ve sầu… là nỗi ngại ngần của nhiều người thì hiện nay chúng trở thành món khoái khẩu của giới sành ăn ở Sài Gòn.
Có mặt tại quán Thu Hiền (Thủ Đức), thực khách tên Tâm cho biết, những nhà hàng có các món lạ như thế này ở Sài Gòn không nhiều nên phải chịu khó “lùng” nếu muốn thưởng thức.
Theo khảo sát của VnExpress.net, một số địa điểm khác cũng có bán các món này như: làng nướng Đồng Quê (đường Lê Trọng Tấn, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TP HCM); quán nướng trên đường Lê Quang Định, phường 1, quận Gò Vấp; một số quán ăn bình dân trên đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Bình Tân.
1. Đuông dừa (sâu dừa):
Đuông dừa giống như sâu khoai, sống ở trong lõi cây dừa và thường to bằng một ngón tay người. Đuông bắt đầu được ưa chuộng rộng rãi và trở thành đặc sản ở Việt Nam từ khoảng chục năm nay. Con vật này sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Người ta thường nướng muối ớt và ăn sống (để con vật bơi trong chén nước mắm cho thấm rồi đưa lên miệng ăn).
Thịt đuông rất ngọt, thơm, dai. Giá bán khoảng 5.000 đến 10.000 đồng một con. Riêng các món nướng, chiên, hấp lá chanh, sâu xiên nướng, chiên nước mắm với giá khoảng 150.000 đồng một kg.
Đuông dừa nướng ăn rất bùi, béo và thơm là món đặc sản của miền Tây. Ảnh: Thi Trân.
2. Kỳ nhông (Giông):
Kỳ nhông phổ biến ở Bình Thuận. Thịt con vật này ăn rất thơm, dai và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Người ta thường chế biến kỳ nhông thành các món như gỏi kỳ nhông lá me, nướng, canh chua lá me, nướng muối hoặc hầm thuốc bắc.
Video đang HOT
Món kỳ nhông nướng. Ảnh: bayduckynhong.blogsport.com.
Thịt bò cạp giàu protein và axit amin giúp làm tăng sức đề kháng. Người ta thường chế biến thành món nướng hoặc xông khói. Giá bán khoảng 50.000 đồng một đĩa chừng 5, 6 con. Tương tự như bọ cạp còn có các món: bọ hung nướng, bọ xít nướng.
Một đầu bếp có kinh nghiệm cho biết, đối với các loại bọ này chỉ cần ngâm vào nước sôi một lúc rồi hút chất hôi trong cơ thể chúng ra là sẽ rất thơm ngon, bổ dưỡng và khi ăn sẽ thấy được sự ngọt, giòn và thơm riêng của từng côn trùng.
Món bò cạp nướng nguyên con. Ảnh: Thi Trân.
4. Ve sầu, cào chào, châu chấu, gián:
Ve sầu giòn, bùi và thơm thường được chế biến thành món nướng hay chiên giòn với giá 50.000 đồng một đĩa khoảng 60 con. Bên cạnh đó, các món châu chấu rang, cào cào rang hay đặc biệt là móm súp gián cũng được nhiều người ưa chuộng.
Trong số các loại côn trùng này thì gián là khó ăn nhất vì có mùi hôi khó chịu. Theo các đầu bếp ở đây cho biết, để không bị hôi thì khâu chế biến phải làm thật kỹ. Gián được hút chất hôi ra rồi đem lên nấu với cải trắng hoặc cải thảo, thêm chút trứng và gia vị sẽ thành món súp là “cực đỉnh”.
Ve sầu, món ăn đặc sản, phổ biến nhất vào mùa hè. Ảnh: Thi Trân.
5. Giun đất, giun biển ( sá sùng):
Người ta chọn những con giun to bằng ngón tay, càng to càng tốt. Món này thường được các đầu bếp ngâm trong nước muối rồi đưa ra cho khách ăn sống. Khách chỉ cần đưa lên miệng, con giun sẽ tự chui vào giống như món thằn lằn sống. Thịt giun có thể chữa bệnh được sốt rét và hiện nay cũng phổ biến ở nhiều vùng quê, người ta bắt đem về làm sạch và nấu canh. Trong y học cổ truyền Việt Nam, giun đất cũng được dùng để trị suy nhược cơ thể, cao huyết áp, sốt rét, sốt nóng…
Món giun biển rất phổ biến ở Khánh Hòa chế biến thành món nướng hoặc nấu lẩu. Cách làm thịt sá sùng rất công phu, cẩn thận, ruột phải làm thật sạch, nếu không sẽ rất tanh. Thịt giun biển giòn, dai, ăn sần sật, có vị béo, ngọt và thơm thường ăn kèm với xoài xanh, tỏi, sả, rau thơm, ớt. Giá món này khoảng 65.000 đồng một dĩa.
Món giun biển nướng. Ảnh: vuontinhnhan.net.
6. Rết:
Rết thường được chế biến làm gỏi với bắp chuối hột, đu đủ xanh, ngó sen, bắp cải, dưa leo, cà rốt. Lúc ăn, chấm với nước mắm hòn với tỏi, ớt, chanh. Ngoài ra còn có món rết chiên giòn hoặc nướng mọi ăn rất bùi và thơm.
Rết chiên giòn. Ảnh: Thi Trân.
7. Chuột đồng:
Loài gặm nhấm này được nhiều người sành ăn ưa chuộng vì mùi thơm như thịt gà nhưng mềm và dai hơn. Thịt chuột đồng được chế biến thành các món như: nướng muối ớt, xào dưa.
Một chủ quán ở đây cho biết, các loại côn trùng, động vật ở đây thường được lấy mối từ các tỉnh miền Tây lên, song nguồn cung đang ngày càng khan hiếm. Đặc biệt là vào các dịp lễ lớn khách đến ăn rất đông nên nhiều người phải gọi điện đặt hàng trước cả tuần mới có.
Chuột đồng nướng được đông đảo thực khách ưa chuộng. Ảnh: Thi Trân.
Theo VNExpress
Ngon lạ châu chấu rang
Châu chấu là loài côn trùng ăn lá, xuất hiện nhiều sẽ gây nguy hại cho các cánh đồng. Chúng hầu như có quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa gặt, từ khoảng tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. Ở vùng thôn quê, châu chấu rang đã trở thành món ăn dân dã khoái khẩu của nhiều người.
Châu chấu có nhiều loại, người ta thường hay ăn châu chấu lúa và châu chấu tre. Châu chấu lúa đầu nhỏ, bụng có nhiều trứng; châu chấu tre to hơn nhưng không ngon bằng.
Những hôm trời mưa to thường bắt được châu chấu với số lượng nhiều và nhanh vì chúng bị ướt cánh không bay được, chỉ đậu bất động trên những đám cỏ. Người bắt châu chấu chuyên nghiệp có một chiếc lưới mỏng, mắt lưới đan dày. Đem rải lưới lên đám cỏ, đêm xuống, châu chấu đáp xuống đây tìm giấc ngủ sẽ bị tóm gọn cả đàn. Còn thông thường người lớn hoặc trẻ con nơi thôn quê rủ nhau dàn hàng ngang, mang theo vợt đi lượt qua lượt lại trên những cánh đồng là kiếm được cả mớ châu chấu.
Châu chấu có thể chế biến thành nhiều món như xào sả ớt, lẩu,... nhưng món châu chấu rang vẫn phổ biến nhất bởi không chỉ đơn giản trong khâu chế biến mà còn có hương vị hết sức độc đáo. Châu chấu bắt được đem về cho vào chai, đổ nửa ca nước sôi, xóc mạnh cho chúng giẫy, đạp làm cánh và càng rụng ra. Chừng mười phút sau, đổ châu chấu ra chậu nước lã, vớt sạch cánh, càng, vặt đầu, rút ruột bỏ đi. Để ráo nước, cho ra tô trộn với một ít muối hay bột nêm cho ngấm. Lá chanh rửa sạch thái chỉ, hành khô băm nhỏ. Cho dầu ăn vào chảo, chờ nóng già, đổ châu chấu vào đảo đều đến lúc chín vàng và rắc ít lá chanh là bạn đã có món ăn thơm ngon đặc biệt. Món này ăn với cơm hay làm mồi nhậu thì tuyệt!
Cho đến bây giờ, được đi nhiều nơi, ăn nhiều món đặc sản nhưng tôi vẫn không quên được mùi vị món châu chấu rang. Cái vị béo ngậy, bùi ngọt của châu chấu cộng hưởng với hương thơm của lá chanh gợi cho người xa quê nhớ về những khoảnh khắc tuổi ấu thơ cùng bè bạn chạy trên những thảm cỏ xanh mượt, những cánh đồng mênh mông lộng gió để tìm bắt từng con châu chấu.
Theo Thanh Niên
Sá sùng: Lạ, ngon và bổ! Sá sùng chính là con trùn biển, có nơi gọi là con sâu cát. Ở Việt Nam, những vùng biển đặc biệt có nhiều sá sùng là Quảng Ninh, Hải Phòng, vùng biển Thủy Triều (Cam Ranh), Cần Giờ... Sá sùng màu nâu đỏ, nhìn qua có hình dạng giống như con trùn đất, trên mình có những sợi vân nhỏ li ti,...