Săn mây Tà Xùa, ngắm cải Mộc Châu đón năm mới
Với hai điểm đến ở Sơn La, bạn có thể vừa thỏa sức săn ‘biển mây’ trên núi cao, vừa nghỉ dưỡng ngắm nhìn hoa cải, hoa mận bắt đầu khoe sắc.
Nếu như Mộc Châu đã quá quen thuộc với khí hậu mát mẻ cùng hoa tươi khoe sắc rất phù hợp cho các chuyến dã ngoại hay nghỉ dưỡng, thì Tà Xùa lại mới chỉ nổi lên chừng một năm trở lại đây. Nơi này quanh năm chìm trong biển mây bềnh bồng, là điểm đến được cộng đồng du lịch bụi đánh giá là “ thiên đường hạ giới” của Sơn La.
Tà Xùa là xã nằm cách trung tâm huyện Bắc Yên chỉ 13 km với đường độc đạo leo dốc, thường xuyên bị mây mù cản trở tầm nhìn, đặc biệt vào mùa đông khi không khí lạnh tăng cường về vùng núi phía bắc. Sở hữu độ cao hơn 1.500 m cùng lòng chảo thung lũng trước mặt, Tà Xùa luôn có mật độ xuất hiện mây dày đặc, được giới phượt đánh giá dễ dàng hơn rất nhiều so với Y Tý hay các đỉnh núi mà phải vất vả leo mấy ngày đường mới có thể chứng kiến được.
Thiên đường mây ở Tà Xùa. Ảnh: Nam Chấy
Tà Xùa (cách Hà Nội 240 km) cách trung tâm huyện Mộc Châu chỉ hơn 100 km đường, rất thuận tiện cho bạn nếu có thể kết hợp hai điểm đến này thành một cung đường hoàn chỉnh, phù hợp cho khoảng thời gian 3 ngày 2 đêm. Đặc biệt khi năm nay mùa hoa cải của Mộc Châu lại đến muộn và rải rác thành nhiều đợt, trồng xen kẽ hoa tam giác mạch. Còn một số nơi đã lác đác mận đào ra hoa sớm.
Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn có thể dễ dàng đến thăm 2 địa danh nổi tiếng này trong kỳ nghỉ Tết dương lịch của mình.
Thời gian thích hợp
Thời điểm săn mây Tà Xùa thường kéo dài từ tháng 11 đến hết tháng 3, khi miền Bắc trong thời gian đông – xuân, đạt độ ẩm rất cao và thường xuyên có nhiều đợt không khí lạnh tràn về. Đây cũng là thời điểm Mộc Châu vào vụ cải (trắng, vàng), mùa hoa trạng nguyên, hoa mận, đào, dã quỳ… đua nhau khoe sắc.
Phương tiện
Trừ 13 km cuối từ Bắc Yên lên đến xã Tà Xùa (và đi sâu hơn nữa nếu như bạn muốn vào cả xã Háng Đồng) đường sá còn nhiều khó khăn với độ dốc cao, mây mù bao phủ cùng tiềm ẩn sạt lở núi đồi….thì về cơ bản đường đi khá thuận tiện cho xe máy cũng như ô tô 12 chỗ trở xuống di chuyển. Hoặc từ bến xe Yên Nghĩa, bạn có thể bắt xe khách lên đến huyện Phù Yên – Bắc Yên rồi sau đó thuê xe ôm người địa phương dẫn lên trung tâm xã Tà Xùa.
Các điểm tham quan chính
Xã Tà Xùa: Cùng với các xã lân cận Háng Đồng và Xím Vàng sẽ là 3 điểm săn mây chính cho hành trình này. Bạn có thể trực tiếp “săn mây” tại Tà Xùa hoặc theo đường từ trung tâm xã, một lối dẫn xuống Háng Đồng, một đường dẫn lên Xím Vàng, khi cả ba nơi đều sở hữu “lòng chảo mây” trước mặt. Thời gian thích hợp thường từ 5h sáng và nếu may mắn có thể kéo dài đến tận trưa. Đây còn là vùng đất của người Mông đen thuần chất và có rừng nguyên sinh quốc gia Tà Xùa với cảnh quan, văn hóa rất đa dạng.
Video đang HOT
Món quà đáng giá cho hành trình săn mây ở Tà Xùa. Ảnh: Nam Chấy
Huyện Bắc Yên: Là trung tâm hành chính, kinh tế của cả vùng. Bạn có thể nghỉ ngơi và ăn uống tại đây khi huyện có khá nhiều nhà hàng cũng như nhà nghỉ, khách sạn.
Bến phà Vạn Yên: Từ Bắc Yên theo lối về Phù Yên – Gia Phù, bạn phải vượt qua 28 km đường nhựa chạy ven sông Đà để đến với bến phà Vạn Yên, rồi sau đó di chuyển 57 km nữa mới đến được trung tâm thị trấn Mộc Châu. Quãng đường này đặt biệt thơ mộng với vẻ đẹp sông Đà cùng các bản làng người Thái chạy dọc sông.
Bản Lùn (Mường Sang, Mộc Châu): Nếu như các địa điểm trồng nhiều hoa cải của các năm trước thường là Bản Áng, Ba Phách 1, 2, 3, bản Phiêng Cành… thì hai năm trở lại đây giới du lịch bụi lại truyền tai nhau về một địa danh hoa cải đẹp, đó là bản Lùn nằm tại xã Mường Sang, cách trung tâm thị trấn Mộc Châu 7 km về hướng thác Dải Yếm.
Mùa cải trắng ở Mộc Châu. Ảnh: Nam Chấy
Lộ trình cụ thể
Ngày 1 đi 242 km: Hà Nội – Cao tốc Láng Hòa Lạc – Quốc lộ 32 – Thị xã Sơn Tây – Cầu Trung Hà (Phú Thọ) – Thị trấn Thanh Sơn – Thu Cúc – Thị trấn Phù Yên (Sơn La) – Bắc Yên – Tà Xùa.
Ngày 2 đi 117 km: Tà Xùa – Háng Đồng (hoặc Xím Vàng) – quay lại thị trấn Bắc Yên – bến phà Vạn Yên – Mộc Châu – Rừng thông bản Áng.
Ngày 3 đi 210 km: Mộc Châu – Xã Mường Sang – Bản Lùn – Quốc lộ 6 – Mai Châu – Đèo Thung Khe – Hòa Bình – Hà Nội.
Theo ngôi sao
Lịch trình trekking và săn mây ở núi Lảo Thẩn
Núi Lảo Thẩn được mệnh danh là nóc nhà Y Tý (Lào Cai), một địa điểm lý tưởng để kết hợp trekking và ngắm biển mây bay trên đại ngàn trong hai ngày một đêm.
Khi nhắc tới đỉnh núi vươn mình sừng sững ở vùng đất mây trời Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, người ta thường nhớ đến cái tên Lảo Thẩn. Một địa danh mà chỉ nhắc đến thôi đã cảm thấy còn bao bí ẩn nằm trên vùng cao mây trời lộng gió. Đây là một địa điểm lý thú cho các bạn yêu thích trekking và "săn mây" trên cao.
Thông tin về núi Lảo Thẩn
Vị trí: Thôn Phìn Hồ, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Tọa độ: 22.610420, 103.686535.
Cao độ: hơn 2.800 m.
Thời gian leo: 2 ngày 1 đêm.
Cảnh quan: Đỉnh nhọn và thoáng với góc nhìn 360 độ. Tại cao độ 2.400 m với nhiều phiến đá dốc đứng hướng Tây về thung lũng Dền Sáng, núi Nhìu Cồ San rất đẹp.
Địa hình: Đồi cỏ, nương rừng cháy, rừng thưa và trên đỉnh là cây bụi nhỏ.
Độ phức tạp: Lên xuống ít, gần đỉnh mới dốc, nhiều gió.
Điểm cắm trại, nguồn nước: Hang đá tại cao độ 2.560 m, cách nguồn nước nửa giờ và cách đỉnh một tiếng leo bộ, vùng núi ít suối và mạch nước.
Khung cảnh trên núi vào những ngày thời tiết thuận lợi. Ảnh: Hachi8
Đồ chuẩn bị
Lều trại, thảm cách nhiệt và túi ngủ ấm tính đủ theo số người.
Quần áo cá nhân, găng tay, mũ nón, khăn đầy đủ, nhất là với điều kiện giá lạnh mùa đông.
Áo mưa, bọc đồ balo và đèn pin cá nhân.
Đồ y tế, các loại thuốc cơ bản, miếng dán nhiệt...
Ăn uống
Bữa sáng nên mang mì gói, sớm dậy đun nước và ăn với xúc xích hoặc thịt từ bữa tối hôm trước.
Bữa trưa nên ăn đồ nhanh như lương khô, cơm nắm muối vừng hoặc bánh trái để tiết kiệm thời gian.
Bữa tối là bữa chính cần ăn uống đồ nóng. Chọn điểm nghỉ gần suối để tiện vệ sinh và bếp núc. Khoai, bắp cải và củ quả khó dập, thịt lợn, thịt bò nhiều đạm được ưu tiên mang theo chế biến.
Đừng quên các loại gia vị, tuy nhỏ nhưng sẽ làm bữa ăn ngon và thú vị hơn rất nhiều.
Nồi, xoong chảo có thể hỏi mượn porter (người bản địa dẫn đường) mang từ bản. Bát, cốc, đũa nên dùng loại một lần, có thể tiêu hủy ngay sau khi sử dụng.
Đặc điểm của vùng núi Lảo Thẩn
Đường leo núi không quá phức tạp, chủ yếu qua đồi cỏ, nương rừng thấp nên cần trang bị mũ nón tránh nắng gắt.
Đường lên đỉnh toàn cây bụi, cây gai nên khó di chuyển và gió rất mạnh.
Điểm nghỉ là bãi đất trống bên cạnh hang đá của một vợ chồng người Mông. Hang đá chỉ ngủ được tầm 4 người. Điểm lấy nước cách hang đá nửa giờ leo rừng, mùa hanh khô nước ít, chính vì thế cần chủ động mang nhiều nước uống theo.
Đường đi đoạn lên điểm nghỉ có lối mòn nhưng nhiều lối rẽ nên cần thuê porter. Họ là những người dân bản địa, thông thạo địa hình sẽ dẫn đường và phụ giúp mang đồ.
Bạn có thể google để xác định trước vị trí các địa điểm.
Theo VNExpress
Biển mây cuồn cuộn ở Tà Xùa Tà Xùa đang là điểm đến săn mây hấp dẫn của các nhiếp ảnh gia và bạn trẻ thích xê dịch trong những năm trở lại đây. Con đường ngoằn ngoèo từ thị trấn Bắc Yên lên Tà Xùa. Tà Xùa là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La, thuộc địa phận xã Bản Công, huyện Trạm Tấu...