Săn mây ở Tà Xùa
Nằm ở độ cao khoảng 1.500m – 1.700m so với mặt nước biển, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên (Sơn La) có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, là nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông.
Những năm gần đây, Tà Xùa đã trở thành điểm đến không thể thiếu trên cung đường khám phá du lịch Tây Bắc của du khách.
Thiên đường mây Tà Xùa. Ảnh: Đặng Văn Tú
Cách thị trấn Bắc Yên khoảng 14km, Tà Xùa được du khách biết đến với những cung đường nhiều dốc cao và những cua tay áo khá nguy hiểm, nhưng chính điều này lại tạo sức hấp dẫn đặc biệt đối với những du khách ưa thích săn mây.
Từ khoảng tháng 4 đến tháng 10 trong năm là thời điểm Tà Xùa hội tụ đầy đủ các yếu tố lý tưởng về độ ẩm, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, nhiều nắng ấm và sương mù giăng lối để du khách chuẩn bị cho chuyến săn mây đẹp nhất.
Thời điểm này, khi đến với Tà Xùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những dòng thác mây cuồn cuộn bao lấy những dãy núi cao hùng vĩ chạy dọc chân trời và đổ xuống biển mây trắng bồng bềnh dưới thung lũng, phủ trên những nếp nhà đơn sơ nép dưới tán mận, tán đào xanh mướt.
Tuổi thơ. Ảnh: Nguyễn Văn Duy
Theo kinh nghiệm của người dân bản địa và các phượt thủ, để có được những bức ảnh săn mây lý tưởng nhất, du khách nên chọn đi vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, đây là hai khung thời gian hợp lý nhất để đắm mình trong chốn bồng lai tiên cảnh của thiên đường mây Tà Xùa. Đây cũng là khoảng thời gian mà du khách có thể cùng với người thân yêu, bạn bè quây quần bên nhau cùng thưởng thức hương vị ấm nồng của chè Tà Xùa – đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Mông và đắm mình trong bầu không khí mát mẻ, trong lành mà thiên nhiên ban tặng.
Ngoài những điểm săn mây như thung lũng mây ngay tại trung tâm xã Tà Xùa, lũng mây Đỉnh Gió và cây “ Táo mèo cô đơn”, lũng mây khu Mống Vàng bản Tà Xùa…, du khách còn có thể lựa chọn một điểm săn mây không thể thiếu trong hành trình đến với Tà Xùa đó là Sống Lưng Khủng Long Háng Đồng. Đây là một đoạn đường đất dài gần 2km nằm trên đỉnh núi cao hơn 2.000m so với mực nước biển thuộc dãy Tà Xùa hùng vĩ với đặc trưng là đầu rùa và sống lưng khủng long nằm phủ phục tạo nên ranh giới tự nhiên giữa Sơn La và Yên Bái. Tại đây, du khách được nếm trải cảm giác vô cùng mạo hiểm khi di chuyển trên con đường mòn mà hai bên là vách núi thẳng đứng có nhiều đoạn chiều rộng nhất chỉ vừa đủ cho bánh một chiếc xe máy. Nhưng đi đến điểm cuối của sống lưng khủng long, du khách như vỡ òa khi được ngắm nhìn những ngọn núi cao trùng trùng điệp điệp, những thửa ruộng bậc thang ẩn hiện giữa thiên đường mây bồng bềnh kỳ ảo.
Video đang HOT
Lên đỉnh Tà Xùa ngắm thiên đường mây. Ảnh: Phạm Doãn Quang
Nhưng Tà Xùa không chỉ có đặc sản “săn mây”. Nơi đây còn có những đồi chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Mông. Một trong những rừng chè cổ thụ tự nhiên được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá Tà Xùa của du khách đó chính là rừng chè cổ ở bản Bẹ, xã Tà Xùa. Đây là rừng chè tự nhiên với hơn 200 gốc chè cổ thụ có tuổi đời hơn 300 năm, nhiều thân chè bám bám đầy địa y, tầm gửi, rêu phong và là nguồn nguyên liệu quý giá để làm nên thương hiệu chè Tà Xùa trứ danh của đồng bào dân tộc Mông Tà Xùa. Đến với bản Bẹ, ngoài khám phá rừng chè cổ thụ tự nhiên, du khách có thể tìm hiểu quy trình thu hái, sao chè thủ công của bà con dân tộc Mông và thưởng thức, lựa chọn các sản phẩm chè để làm quà tặng cho người thân.
Trong hành trình săn mây tại Tà Xùa, để chuyến đi có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, du khách có thể lựa chọn khám phá thêm một số điểm đến hấp dẫn khác như ruộng bậc thang (xã Xím Vàng), bãi đá khắc cổ Khe Hổ (xã Hang Chú), hồ sen (xã Hua Nhàn), đồi thông Pu Nhi và đặc biệt là điểm đến hang A Phủ gắn liền với câu chuyện tình của vợ chồng A Phủ trong tác phẩm văn học nổi tiếng “Vợ chồng A Phủ” của Nhà văn Tô Hoài. Đây là nơi vợ chồng A Phủ dừng chân trú ẩn trong hành trình trốn tránh sự truy lùng của bọn tay sai nhà thống lý Pá Tra, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ đi theo ánh sáng của Đảng đến với khu du kích Phiềng Sa, tham gia phong trào cách mạng giải phóng quê hương.
Hoa lau trên đỉnh Tà Xùa. Ảnh: Nguyễn Thế Bình
Hang A Phủ là hang đá tự nhiên nằm trên dãy núi U Bò thuộc Bản Hồng Ngài, xã Hồng Ngài còn được gọi là hang Thẳm Cốp (theo tiếng dân tộc Thái có nghĩa là hang Ếch bởi phía Đông của hang giống như miệng một con ếch đang đớp mồi). Hang thuộc Quần thể di tích cách mạng 99 với chiều dài khoảng 200m được chia thành 3 khoang và gồm 2 cửa, nằm ở 2 phía Đông, Tây nối thông nhau. Từ cửa phía Tây cao 2m, rộng 1,5m, du khách phải di chuyển thận trọng qua từng phiến đá theo lối vào hang nhỏ, hẹp, ít ánh sáng. Càng đi sâu, lòng hang càng mở rộng, trần hang cao trung bình từ 20 – 40m, rộng 15 – 30m với nhiều nhũ đá hình dạng khác nhau, đem lại cảm giác kỳ ảo dưới ánh đèn pin chiếu rọi. Khoang thứ 2 và 3 còn có nhiều ngách hẹp chạy dọc theo vách hang, sâu trung bình 10 – 15m, sức chứa 30 – 40 người. Đi hết khoang 3 là đến cửa phía Đông hình bầu dục, cao khoảng 50 – 60m, rộng 20m, giữa cửa hang phình ra rộng 30m để du khách thu vào tầm mắt màu xanh ngút ngát của rừng nguyên sinh bao phủ và nương rẫy của bà con trải dài trước cửa hang.
Sắc thu Xím Vàng. Ảnh: Nguyễn Văn Duy
Cách hang A Phủ khoảng 20m về phía Nam, du khách ưa mạo hiểm có thể khám phá hang nước với cửa hang nằm sâu dưới lòng đất khoảng 5m, đường xuống hang dốc, chia làm nhiều tầng, Hang có độ rộng khoảng 7m, độ cao trần hang trung bình 10 – 12m, chỗ thấp nhất chỉ cao 4 – 5m, dưới nền hang có một dòng suối chảy dọc theo hang từ Tây sang Đông, nước mát lạnh.
Đến quê hương A Phủ vào mùa sơn tra, du khách còn được đắm mình trong hương táo quyến rũ, tham gia phiên chợ vùng cao để ngắm nhìn những bộ trang phục rực rỡ của đồng bào dân tộc Mông và thưởng thức các món ăn truyền thống với chén rượu Hang Chú cay nồng…
Du lịch Yên Bái - Những điểm đến hấp dẫn
Yên Bái mang vẻ đẹp hoang sơ, lay động lòng người với khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên như bức tranh làm say đắm lòng người với những địa danh nổi tiếng: Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, khu du lịch Suối Giàng, hồ Thác Bà...
Không chỉ ngắm nhìn những thắng cảnh được thiên nhiên ưu ái ban tặng mà còn được hòa mình trong các lễ hội văn hóa đặc sắc, du khách sẽ có những khám phá về con người cũng như truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất này.
Cùng khám phá những điểm đến hấp dẫn khi du lịch Yên Bái:
Danh thắng ruộng bậc thang Mù Cang Chải
Mùa vàng Mù Cang Chải (ảnh: Vũ Chiến)
Địa danh đầu tiên xuất hiện trong lòng khách du lịch khi đến Yên Bái chính là ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Đến với Mù Cang Chải dù chỉ một lần, du khách cũng cảm nhận được sự trù phú của thiên nhiên, sự đặc sắc của văn hóa, sự ấm áp tình người. Qua đèo Khau Phạ, đỉnh núi được bao phủ trong biển mây bồng bềnh, khí hậu mát mẻ quanh năm, từ đây du khách được thưởng ngoạn vẻ đẹp của quần thể Danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải với tổng diện tích 2.500ha phân bố chủ yếu trên 3 xã Chế Cu Nha, La Pán Tẩn và Dế Su Phình, nơi đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Danh thắng Quốc gia từ năm 2007.
Những thửa ruộng bậc thang nơi đây đẹp tựa vân tay của trời, một công trình kiến trúc nghệ thuật mang đầy tính sáng tạo từ đôi bàn tay khéo léo của đồng bào Mông. Đến Mù Cang Chải vào mùa xuân, từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ thấy nơi đây khoác lên mình màu áo xanh của lúa mới, của những chồi non xanh biếc giữa chân mây điểm xuyết những bông hoa đào, hoa mận rực rỡ. Nhưng thời điểm ngắm ruộng bậc thang lý tưởng nhất là vào tháng 9, 10 dương lịch - mùa lúa chín. Lúc này, du khách sẽ vô cùng ấn tượng khi trước mắt hiện ra những "mâm xôi vàng" của lúa, từng bậc, từng bậc của những khoảnh ruộng nối tiếp nhau đổ từ trên cao xuống như bất tận...
Mường Lò - Vựa lúa và những điệu xòe cổ
Cánh đồng Mường Lò
Từ thành phố Yên Bái, theo Quốc lộ 32 khoảng 80km về phía Tây, du khách sẽ tới thung lũng Mường Lò thuộc thị xã Nghĩa Lộ. Mường Lò nằm gọn trong lòng thị xã nghĩa Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn với cánh đồng bằng phẳng, thẳng cánh cò bay. Trong số bốn thung lũng lớn nổi tiếng vì phong cảnh đẹp và khí hậu trong lành ở vùng Tây Bắc, thì cánh đồng Mường Lò được xếp thứ hai sau Mường Thanh (tỉnh Điện Biên). Từ trên cao nhìn xuống, cánh đồng Mường Lò như một cái chảo lớn, xung quanh là những triền núi quanh năm mây phủ.
Đến Mường Lò, không chỉ để được ngắm sắc vàng của lúa, sắc nắng chiều thu, ngắm những ngôi nhà sàn huyền ảo trong sương sớm, mà còn được hòa mình vào với thiên nhiên thơ mộng mà còn cảm nhận câu ca "Mường Lò gạo trắng, nước trong/ Ai đi đến đó lòng không muốn về" để thưởng thức hương thơm nồng nàn của gạo ngon, nếp Tú Lệ, xôi ngũ sắc, các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc với bánh chưng đen, thịt trâu sấy, thịt hun khói, cơm nhuộm, xôi cá..., đặc biệt nhất là các món ăn chế biến từ côn trùng, rêu đá... Du khách còn đắm say trong tiếng khèn, trong các điệu xòe Thái uyển chuyển, những câu khắp Thái, rộn rã vui hội cầu Mùa, múa Chôm Chiêng và nồng nàn trong men rượu cần và ấm áp tình người.
Suối Giàng, Văn Chấn
Những cây chè Shan tuyết cả trăm năm tuổi.
Địa danh Suối Giàng, huyện Văn Chấn nằm ở độ cao trên 1.371 mét so với mực nước biển nên nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm. Du khách đến đây không chỉ phiêu du dưới tán rừng nguyên sinh với phong cảnh kỳ thú mà còn có thể được cùng hái chè, sao chè rồi uống chè với những cô gái Mông mến khách, hoặc cùng chiêm nghiệm và hòa vào không khí bí ẩn, linh thiêng trong Lễ cấp sắc của người Dao, rộn ràng trong những ngày hội xuân, ấm áp trong Lễ mừng cơm mới của người Thái...
Đến Suối Giàng, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những rừng chè đến cả trăm năm tuổi, thân cây chè Shan tuyết Suối Giàng già đến trắng phau, sừng sững và hiên ngang trước sóng gió, nắng mưa, du khách sẽ được thưởng thức chén chè ấm nóng với hương thơm nổi tiếng cả trong và ngoài nước, do chính bàn tay của những người phụ nữ Mông cần mẫn làm ra.
Du ngoạn hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà đẹp tựa bức tranh.
Năm 1996, hồ Thác Bà đã được công nhận là Di tích lịch sử - danh thắng cấp Quốc gia. Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất và được biết đến là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đến đây, bạn sẽ chìm đắm với vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh ở hồ Thác Bà - với diện tích gần 20.000 ha gồm 1.331 đảo lớn nhỏ. Du thuyền qua các đảo, du khách có cơ hội tận hưởng không khí mát lành của thiên nhiên, ngắm những vạt rừng xanh thăm thẳm, xen kẽ là những hòn đảo thơ mộng tạo nên bức tranh lung linh huyền ảo của một vùng non nước hữu tình.
Cuộc hành trình còn đưa du khách tham quan nhiều hang động đẹp như động Xuân Long, động Thác Bà, Thác Ông... Đặc biệt là động Thủy Tiên, nơi gắn với những huyền thoại bí ẩn về mối tình đẹp của hoàng tử Trọng Hải và công chúa Thủy Tiên hay những di tích lịch sử xung quanh hồ như đền Thác Bà, chùa São, dãy núi Cao Biền Linh Sơn...
Không chỉ có cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, hồ Thác Bà còn là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em với sắc màu văn hóa đa dạng cùng những lễ hội truyền thống độc đáo được tổ chức vào những ngày đầu năm mới như hội Lồng Tồng của người Tày, hội Cúng mùa của người Dao... Đến đây, du khách sẽ có dịp thưởng thức bữa cơm thiết khách của đồng bào các dân tộc với hương vị thơm ngon, hấp dẫn của món cơm lam, nộm hoa chuối rừng, thịt gà đồi nấu lá chanh, lợn mán quay hay gỏi cá, tôm...
Các điểm check in không nên bỏ lỡ khi đến Ao Vua Khu du lịch Ao Vua nằm dưới chân núi Tản Viên - Ba Vì, nơi đây được thiên nhiên ưu ái với khí hậu mát mẻ, trong lành. Không chỉ biết đến là nơi vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hội họp, Ao Vua còn nổi bật là 1 điểm check in không thể bỏ lỡ khi đến Ba Vì . Vẻ đẹp...