Săn mây ở nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Lào Cai không chỉ có Sa Pa, Lào Cai còn có thiên đường mây ở vùng đất ngã ba sông, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai vẫn nổi tiếng là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Suối Lũng Pô chảy ra gặp sông Hồng ở cột mốc 92. Đứng từ cột cờ Lũng Pô đã nhìn rõ được ngã 3 sông, 1 dòng đậm, 1 dòng nhạt cùng hòa vào nhau.
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Ngược lên đầu nguồn Lũng Pô, mùa này, nếu “đủ duyên”, thời tiết thuận lợi, du khách sẽ lạc vào biển mây trên đường đến Y Tý.
Video đang HOT
Biển mây dọc đường lên trung tâm xã Y Tý.
Y Tý là xã biên giới của huyện Bát Xát nằm ở độ cao trên 2.000m, lưng tựa vào dãy núi Nhìu Cồ San. Đường từ A Lù lên trung tâm xã Y Tý quanh co, dốc cao khiến nhiều người nôn nao vì say xe nhưng bù lại, Y Tý tặng cho du khách những khuôn hình tuyệt đẹp.
Khi tới Y Tý, nhiều người cảm thấy như mình đang bước vào một thế giới khác, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống ồn ào và tấp nập dưới xuôi.
Nằm ở độ cao hơn 2.000m so với mực nước biển, Y Tý có khí hậu quanh năm mát mẻ và đặc biệt khắc nghiệt hơn rất nhiều so với các xã khác trong huyện Bát Xát vào mùa đông. Nhiệt độ vào mùa đông tại đây đôi khi xuống dưới 0C và là một trong những địa điểm săn tuyết được các bạn trẻ quan tâm. Người dân ở Y Tý vẫn bảo, tuyết rơi ở Y Tý trắng xóa rồi mới đến lượt Sa Pa đón tuyết. Y Tý cũng là nơi duy nhất có đông đồng bào dân tộc Hà Nhì sinh sống, với bản sắc văn hóa đậm đặc, độc đáo.
Cây tình yêu ở công viên Hạnh phúc của bản Choản Thèn ở Y Tý.
Y Tý có khí hậu tiểu vùng ôn đới lục địa đặc thù, phù hợp với các loại cây dược liệu và cây ăn quả ôn đới. Đến Y Tý mùa nào cũng đẹp. Cuối tháng 3 đầu tháng 4 là các loài hoa đỗ quyên sẽ nở rực rỡ khiến rừng già Y Tý mang rất nhiều màu sắc. Tiếp đến vào khoảng tháng 5 – 6 là mùa nước đổ và mùa lúa chín của Y Tý vào khoảng cuối tháng 8 cho đến gần cuối tháng 9, tùy thuộc vào từng năm.
Và mùa săn mây ở Y Tý sẽ khoảng từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Đầu mùa săn mây, Y Tý cũng sẽ tặng du khách những đóa dã quỳ rực rỡ.
Tuy chỉ cách thành phố Lào Cai khoảng 80km theo đường Bát Xát – A Lù nhưng thời gian để vào đến Y Tý khá lâu, khoảng từ 5-6 tiếng không kể thời gian dừng lại dọc đường để ngắm cảnh và chụp ảnh. Tuy xa mà gần, Y Tý là “ người đẹp vùng cao” vẫn đang chờ du khách đến chiêm ngưỡng./.
Những điểm check-in thú vị ở Bát Xát
Cột cờ Lũng Pô; Cầu Thiên Sinh; Suối nước nóng Bản Mạc là những điểm check-in thú vị ở Bát Xát, Lào Cai.
Cột mốc 87 nằm trong khu vực cầu Thiên Sinh.
Cột cờ Lũng Pô
Nằm tại vị trí cột mốc 92 phân định ranh giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, cột cờ Lũng Pô (xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) là nơi ghi những dấu ấn quan trọng trong lịch sử đấu tranh gìn giữ độc lập của đất nước. Cột cờ Lũng Pô được xây dựng năm 2016 và hoàn thành vào tháng 12/2017, trên diện tích 2.100m2, có chiều cao 31,43m - mô phỏng độ cao của "nóc nhà Đông Dương" Fansipan (Sa Pa, cao 3.143m). Cột cờ có hình bát giác, phần đế gồm 8 cửa mở ra 8 hướng, được thiết kế nhỏ dần khi lên tới đỉnh. Thân cột trổ những ô cửa sổ nhỏ tạo luồng khí thoáng mát cho bên trong. Để lên tới đỉnh, du khách phải bước trên 125 bậc thang hình xoắn ốc bằng sắt. Lá cờ treo trên đỉnh có diện tích 25m2 tượng trưng cho 25 dân tộc anh em ở Lào Cai. Từ đỉnh cột cờ, du khách có thể ngắm ngã ba sông - đoạn giao giữa dòng suối Lũng Pô quanh năm xanh biếc giao với dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa bắt đầu chảy vào lãnh thổ Việt Nam tạo nên cảnh tượng kỳ thú, độc đáo.
Cầu Thiên Sinh
Cầu Thiên Sinh (tiếng Hà Nhì là "Thiên Sân shù", nghĩa là "cầu trời sinh") nằm ở cuối thôn Lao Chải (xã Y Tý). Đây là cây cầu liên quốc gia chỉ dài 1m, nối xã Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam) với hương Mã Yên Để (huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc). Ban đầu, tại vị trí này chỉ có một tảng đá tự nhiên bắc ngang qua khe núi sâu hun hút giữa hai quốc gia. Sau đó, người dân bắc gỗ làm cầu rồi xây bê tông như ngày nay. Gần cầu Thiên Sinh có cột mốc 87 được xây bằng đá hoa cương. Khu vực cầu Thiên Sinh là nơi giao lưu buôn bán của người dân 2 nước nhiều năm qua.
Suối nước nóng Bản Mạc
Suối nước nóng Bản Mạc (thôn Bản Mạc, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát) là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách sau khi đến tham quan, chiêm bái đền Mẫu Trịnh Tường nằm cách đó không xa. Suối nước nóng Bản Mạc nằm trong hệ thống mạch nước ngầm chảy từ kẽ đá, cách dòng suối chính của thôn Bản Mạc khoảng 100m, quanh năm nước trong vắt, nhiệt độ dao động từ khoảng 38 - 45oC. Theo người dân nơi đây, dòng suối nước nóng này có thể điều trị các bệnh ngoài da, tim mạch, giúp con người thư giãn, xua tan mệt mỏi... Thậm chí, đây còn được coi là dòng suối thiêng, được nhiều người đến lấy nước làm lễ cúng cầu tự. Suối nước nóng này hiện là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân thôn Bản Mạc và là điểm cắm trại ưa thích của nhiều du khách trẻ.
Các địa phương miền Bắc đẩy mạnh phát triển du lịch trekking, dựa vào cộng đồng Tận dụng lợi thế về thiên nhiên và bản sắc văn hóa riêng biệt, các địa phương miền Bắc như Bát Xát (Lào Cai), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Mù Cang Chải (Yên Bái) đã và đang đẩy mạnh các hoạt động du lịch leo núi, trekking và các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng. Bát Xát (Lào Cai): Đẩy mạnh phát...