Sản lượng thép của Trung Quốc đạt 1,16 tỷ tấn vào năm 2025
Sản lượng thép thô của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh khoảng 1,16 tỷ tấn vào năm 2025, khi lượng khí thải carbon trong lĩnh vực này cũng chạm mức cao nhất.
Sản phẩm thép tại một nhà máy ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Viện nghiên cứu và quy hoạch ngành luyện kim Trung Quốc, một đơn vị tư vấn cho chính phủ, ngày 20/3 cho biết sản lượng thép thô của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh khoảng 1,16 tỷ tấn vào năm 2025, khi lượng khí thải carbon trong lĩnh vực này cũng chạm mức cao nhất.
Ngành thép chiếm 15% tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ở Trung Quốc, đưa lĩnh vực này trở thành trọng tâm hàng đầu sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết hồi năm 2020 sẽ bắt đầu đưa lượng phát thải carbon của Trung Quốc đi xuống trong 10 năm tới.
Phát biểu tại một hội nghị ngành ở Bắc Kinh, Li Xinchuang, Chủ tịch Viện nghiên cứu và quy hoạch ngành luyện kim Trung Quốc cho hay con số sản lượng thép chỉ là ước tính, nhưng đó là xu hướng.
Đến năm 2030, lượng khí thải carbon trong lĩnh vực thép được dự báo sẽ giảm 30% so với mức đỉnh và ngành này đặt mục tiêu cắt giảm 420 triệu tấn khí thải.
Video đang HOT
Theo ông Li, mục tiêu này khá thách thức, các nhà máy quốc doanh nên đi đầu trong việc giảm phát thải khí carbon.
Hai nhà sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc là China Baowu Steel Group và HBIS Group đã đặt ra các mục tiêu riêng để bắt đầu đưa lượng phát thải carbon đi xuống lần lượt vào năm 2023 và 2022.
Theo ông Li, ngành công nghiệp nên thay đổi tình trạng “vận chuyển thép từ phía Bắc sang thị trường phía Nam” và cắt giảm mạnh công suất thép ở khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc.
Ông cũng đề nghị cải thiện cấu trúc nguyên liệu thô và phát triển công nghệ carbon thấp, “luyện kim hydro và giảm chi phí là những điểm chính”.
Trung Quốc sản xuất 1,065 tỷ tấn thép thô vào năm 2020, chiếm 57% tổng sản lượng của thế giới.
Thép Việt Nam bị Pakistan khởi xướng điều tra chống bán phá giá
Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội có xuất xứ/xuất khẩu từ Việt Nam...
Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam là 27,98%.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa cho biết ngày 25/2/2021, Ủy ban Thuế quan quốc gia Pakistan (Cơ quan điều tra) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội có xuất xứ/xuất khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Hàn Quốc.
Cụ thể hàng hóa bị điều tra gồm thép cuộn/tấm cán nguội được phân loại theo các mã hải quan của Pakistan: 7209.1510, 7209.1590, 7209.1610, 7209.1690. 7209.1710, 7209.1790, 7209.1810, 7209.1891, 7209.1899, 7209.2510, 7209.2590, 7209.2610, 7209.2690, 7209.2710, 7209.2790, 7209.2810 và 7209.2890.
Thời kỳ điều tra bán phá giá tính từ 1/10/2019 tới 30/9/2020. Doanh nghiệp Việt Nam nêu trong đơn kiện là Công ty CP China Steel & Nippon Steel Việt Nam (CSVC). Mức thuế bán phá giá cáo buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam là 27,98%.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại đã khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu liên quan nhanh chóng trình diện trước Cơ quan điều tra và tham gia hợp tác đầy đủ, trả lời Bản câu hỏi điều tra để được hưởng mức thuế riêng;
Phối hợp, trao đổi thông tin với các đối tác nhập khẩu của Pakistan để nâng cao tiếng nói với Chính phủ Pakistan, yêu cầu cơ quan điều tra xem xét nghiêm túc lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng;
Đồng thời thường xuyên trao đổi với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Cục Phòng vệ thương mại cũng lưu ý rằng, bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc cơ quan điều tra Pakistan sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất do Nguyên đơn đề xuất.
Việc bị áp dụng thuế chống bán phá giá cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước của Pakistan và/hoặc các đối thủ từ các quốc gia khác.
Mới đây, ngày 4/2/2021, Cơ quan Hải quan và Biên giới Canada (CBSA) thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cốt bê tông (Concrete reinforcing bar - mã HS: 7213.10, 7214.20, 7215.90, 7727.90) có xuất xứ từ Việt Nam, Algieri, Hi Lạp, Indonesia, Italy, Malaysia, Singapore. Vụ việc này đã được CBSA ra quyết định khởi xướng điều tra ngày 22/9/2020.
Theo kết luận sơ bộ, CBSA cho rằng thép cốt bê tông nhập khẩu từ các nước bị điều tra trên đã bán phá giá vào thị trường Canada. Đối với Việt Nam, CBSA sơ bộ kết luận biên độ phá giá là từ 3,7% đến 15,4% tùy nhà sản xuất, xuất khẩu cụ thể; các nước khác từ 4,5% đến 28,4%. Trong thời kỳ điều tra (01/06/2019 đến 30/06/2020), kim ngạch xuất khẩu thép cốt bê tông của Việt Nam đi Canada là xấp xỉ 66,5 nghìn tấn, tương đương khoảng 30 triệu USD.
Trên cơ sở kết luận sơ bộ nói trên, Canada sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời tương ứng với mức biên độ bán phá giá.
IMF và WB cam kết tăng cường chống rủi ro khí hậu toàn cầu Ngày 26-2, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố sẽ đẩy mạnh nỗ lực chống biến đổi khí hậu bằng cách xem xét kỹ hơn rủi ro ổn định tài chính liên quan đến khí hậu. Ảnh minh họa: Reuters Chủ tịch WB David Malpass cho biết, cơ quan này sẽ thực hiện những khoản đầu...