Sản lượng rượu vang toàn cầu thấp nhất trong hơn 6 thập kỷ
Ngày 29/11, Tổ chức Nho và rượu vang quốc tế (OIV) cho biết sản lượng rượu vang toàn cầu sẽ tiếp tục giảm trong năm nay xuống mức thấp nhất kể từ năm 1961 do biến đổi khí hậu.
Rượu vang Australia được bày bán tại một cửa hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ước tính của OIV, sản lượng tại 29 quốc gia chuyên sản xuất rượu vang có thể dao động từ 227 triệu đến 235 triệu hectolit (1 hectolit tương đương 100 lit), chiếm 85% sản lượng toàn cầu. Nếu mức trung bình là 231 triệu hectolit, đồng nghĩa sản lượng năm nay giảm 2% so với năm 2023 và giảm 13% so với mức trung bình của 10 năm trước.
Trong một báo cáo, OIV nhấn mạnh những thách thức về khí hậu một lần nữa là nguyên nhân chính khiến sản lượng rượu vang toàn cầu sụt giảm. Các ước tính sơ bộ cho thấy những thay đổi tiêu cực trong hình thái thời tiết trên khắp các vùng sản xuất rượu vang của Liên minh châu Âu (EU) do biến đổi khí hậu. Tương tự năm 2023, các hiện tượng thời tiết cực đoan hoặc bất thường như sương giá sớm, lượng mưa lớn và hạn hán kéo dài gây tác động đáng kể đến vụ mùa nho, trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng toàn cầu.
Báo cáo cũng nêu rõ sản lượng của châu Âu, chiếm 60% tổng sản lượng toàn cầu, giảm 11%. Sản lượng tại Pháp, nhà sản xuất lớn nhất năm ngoái, giảm khoảng 23% xuống còn 36,9 triệu hectolit và là mức giảm lớn nhất trong ngành. Ngoài nguyên nhân do thời tiết xấu, dịch bệnh cũng khiến năng suất cây nho giảm, ảnh hưởng tới nguồn nguyên liệu sản xuất rượu vang. Trái lại, sản lượng của Italy đã phục hồi nhẹ so với năm ngoái và ước đạt 41 triệu hectolit, “soán ngôi đầu” của Pháp. Tây Ban Nha vẫn là nhà sản xuất lớn thứ ba của châu Âu.
Giám đốc thống kê của OIV, ông Giorgio Delgrosso cho biết theo xu hướng hiện tại, sản lượng rượu vang của “Lục địa Già” sẽ ở mức thấp nhất trong thế kỷ 21.
Video đang HOT
Ly 'rượu không cồn' được sản xuất theo kỹ thuật cách đây 1 thế kỷ
Hạn chế đồ uống có cồn là xu hướng mà giới trẻ hiện đại đang nhắm đến để bảo vệ sức khỏe.
Xu hướng này đã được một cơ sở sản xuất rượu vang ở Đức quyết tâm theo đuổi để sản xuất ra những chai rượu vang không cồn với kỹ thuật từ hơn 100 năm trước.
Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong khi nhu cầu về bia không cồn tăng mạnh thì rượu không cồn vẫn là cái tên khá xa lạ trên thị trường đối với nhiều người tiêu dùng. Một doanh nghiệp gia đình ở Đức đang đặt cược vào sự tăng trưởng về rượu vang không cồn thông qua một kỹ thuật đã sử dụng cách đây hơn một thế kỷ.
Ông Bernhard Jung, người điều hành đồn điền rượu vang Carl Jung tại thị trấn Ruedesheim am Rhein của Đức cho biết: "Chúng tôi đang chứng kiến nhu cầu tăng trưởng và nhu cầu này đang tăng mạnh".
Từ lâu, nước Đức được biết đến là thiên đường với nhiều loại bia có thương hiệu nổi tiếng với xuất xứ từ lâu đời. Điều này dường như phần nào không phù hợp để ngành công nghiệp rượu vang không cồn phát triển, nhưng gia đình ông Jung đã bắt đầu và có một khởi đầu thuận lợi.
Trở lại năm 1907, Tiến sĩ Carl Jung - ông nội của ông Bernhard Jung, đã phát minh ra một quy trình chiết xuất rượu 'nhẹ' từ rượu vang mà vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu. Sau đó, ông đã được cấp bằng sáng chế cho hệ thống này, thiết lập nên tiêu chuẩn của ngành rượu vang không cồn.
Nhà sản xuất rượu vang này đã bắt đầu ý tưởng sản xuất loại rượu vang không cồn từ quy trình, kỹ thuật của ông nội để lại. Ông Bernhard Jung kể lại đã từng mất đi một lượng khách hàng trung thành khi những người này phải ngừng uống rượu vì lý do sức khỏe. Do đó, ông càng quyết tâm xây dựng nên thương hiệu rượu vang không cồn của riêng mình.
Từ lâu, rượu không cồn đã chiếm được thị phần tại nhiều khu vực, trong đó có nhiều quốc gia Hồi giáo và ngay cả nước Mỹ trong giai đoạn cấm rượu 1920-1933. Tuy nhiên, những năm gần đây, người tiêu dùng mới ngày càng ưa chuộng các loại bia, rượu vang và thậm chí cả loại rượu Gin không cồn vì muốn bảo vệ sức khỏe, tránh được tình trạng say xỉn.
Công ty phân tích và dữ liệu đồ uống IWSR cho biết xu hướng trên chắc chắn sẽ tiếp tục và thị trường Mỹ có mức tăng trưởng cao nhất với mức 11% hàng năm và một mức tăng đáng kể ở Anh, Pháp và Đức.
Sự thay đổi trong thái độ này đặc biệt rõ rệt ở những người tiêu dùng trẻ tuổi và nhiêu nghiên cứu cho rằng không có khái niệm "uống rượu có chừng mực". Bên cạnh đó, vào năm ngoái, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra kết luận rằng khi nói đến việc tiêu thụ rượu, không có lượng rượu nào an toàn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ông Jung cho biết hiện công ty sản xuất khoảng 17 triệu chai rượu vang không cồn mỗi năm, với doanh số tăng khoảng 35% mỗi năm. Hiện nay, khoảng 2/3 sản lượng rượu do nhà máy rượu Carl Jung sản xuất được cung cấp cho các doanh nghiệp khác không muốn đầu tư phát triển kỹ thuật này.
Để sản xuất rượu không cồn, nhà máy này đã đun nóng rượu trong chân không và cồn sẽ bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn. Phần còn lại sẽ là rượu không cồn và vẫn được giữ phần lớn đặc tính ban đầu vốn có. Rượu sau đó còn được trải qua quá trình "phục hồi hương thơm" nhằm khôi phục một số đặc tính đã mất trong quá trình khử cồn.
Tại một quán bar ở Frankfurt của Đức, chủ quán Sandra Beimfohr cho biết nhiều khách hàng đã lựa chọn rượu vang trắng và rượu vang hồng không cồn. Ông nói rằng: "Chúng tôi bắt đầu cung cấp dịch vụ này cách đây khoảng 4 năm. Khi đó, khách hàng vẫn còn ngần ngại. Nhưng hiện tại nhu cầu đang tăng mạnh từ khoảng 2-3 năm trở lại đây và nhu cầu ngày càng tăng."
Hiện tại, rượu vang không cồn vẫn còn một chặng đường dài phía trước khi theo dữ liệu của IWSR, loại rượu này hiện nay mới chỉ chiếm 0,5% thị trường toàn cầu về rượu vang.
Ông Jung thừa nhận rằng ngành sản xuất này vẫn cần phải giành được sự quan tâm lớn hơn từ các nhóm khách hàng mới.
Một số nhà nhà phê bình cho rằng rượu vang không cồn chỉ là nước ép nho hoặc tệ hơn. Nhưng ông Jung khẳng định rằng cơ sở của ông bây giờ đã sản xuất được loại rượu vang khử cồn tốt hơn so với nhiều năm trước.
Bên cạnh đó, loại rượu này còn gặp khó khi tiếp cận thị trường do giá thường cao hơn các loại thông thường. Một số người không thực sự có đánh giá cao vì xem nó không thay thế được "hàng thật". Một số người khác thì cho rằng rượu vang không cồn quá ngọt, quá nhân tạo hoặc thậm chí ví von là "nước tẩy rửa".
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh EU Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số loại rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), có hiệu lực từ ngày 15/11. Rượu vang từ Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Đây là lần thứ hai trong hơn 1 tháng, Trung Quốc cho biết sẽ áp...