Sản lượng ô tô của Nhật Bản giảm gần 61% do dịch Covid-19
Sản lượng toàn cầu của tám nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Nhật Bản trong tháng 4 chỉ đạt 916.255 xe, giảm tới tới 60,9% so với cùng kỳ.
Theo báo cáo của các nhà sản xuất ô tô mới công bố ngày 28/5, dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt các nhà máy sản xuất ô tô của Nhật Bản trên thế giới phải đóng cửa.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng ngoại trừ thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục nhờ đang kiểm soát được dịch, sản lượng ô tô trên toàn cầu có thể sẽ giảm hơn nữa trong những tháng tới do sự lây lan của virus SAR-CoV-2.
Dịch Covid 19 đang tác động rất tiêu cực tới ngành sản xuất ô tô của Nhật Bản.
Toyota cho biết sản lượng toàn cầu của hãng đã giảm 50,8% xuống còn 379.093 xe. Honda Motor đã giảm 48,0% xuống còn 212.747 chiếc. Nissan Motor cũng giảm 62,4% xuống 150.388 xe do hai nhà máy của hãng này ở châu Âu đang phải tạm dừng sản xuất.
Video đang HOT
Trong tháng 4, ba nhà sản xuất kể trên cùng với hãng Subaru không xuất xưởng bất cứ 1 chiếc xe nào tại Mỹ do toàn bộ các dây chuyền phải đóng cửa do sự bùng phát của dịch Covid-19.
Hiện Toyota, Honda và Subaru đã nối lại hoạt động của các dây chuyền sản xuất tại Mỹ và Canada từ ngày 11 tháng 5. Hãng Nissan cũng đã lên kế hoạch khởi động lại hoạt động sản xuất vào ngày 1/6.
Trong khi đó, Suzuki Motor cho biết sản lượng của hãng đã giảm 87,6% xuống 34.015 chiếc trên toàn thế giới. Sản lượng cũng như doanh số của hãng này tại thị trường Ấn Độ, một trong những thị trường trọng điểm của Suzuki đã dậm chân ở con số 0 trong tháng 4 cũng do ảnh hưởng của dịch Covid 19.
Tổng sản lượng tại Nhật Bản của tám nhà sản xuất ô tô đã giảm 46,7% xuống 412.587 xe. Trong đó, Mazda Motor ghi nhận mức sản lượng trong tháng thấp nhất kể từ năm 1979 chỉ đạt 11.7706 xe.
Báo cáo cũng ghi nhận doanh số bán ra của tám hãng xe trong tháng 4 chỉ đạt 1,08 triệu xe, giảm 50,7% do chính phủ các nước yêu cầu người dân hạn chế ra ngoài trong thời gian dịch bệnh. Toyota công bố dữ liệu cho thấy doanh số toàn cầu của hãng này chỉ đạt 423.302 xe, giảm tới 46,3% và là mức giảm kỷ lục tính theo tháng kể từ năm 2001./.
Nissan sẽ không dùng màn hình dạng dọc như các xe Tesla
Nissan vừa chia sẻ lý do tại sao họ chỉ phát triển màn hình thông tin giải trí trung tâm dạng ngang, chứ không phải dạng dọc như Tesla. Nguyên nhân là vì yếu tố logic và cách bố trí mắt nhìn của con người.
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều xe hơi bắt đầu được tung ra thị trường với màn hình thông tin giải trí giống như máy tính bảng. Màn hình có xu hướng to ra và dài hơn. Nhưng có 2 xu hướng chính: màn hình đặt dọc và màn hình đặt ngang.
Tesla là hãng khởi đầu xu hướng màn hình khổng lồ đặt dọc trên chiếc Model S và Model X. Ngay từ khi ra mắt, màn hình kiểu này đã gây tranh cãi nhiều. Dù vậy, sau đó thì vẫn có nhiều hãng xe học hỏi và làm theo phong cách này. Tuy nhiên, Nissan cho biết họ sẽ không học theo kiểu đặt màn hình dọc.
Ví dụ cho quan điểm này chính là mẫu Ariya Concept ra mắt hồi Tokyo Motor Show. Mẫu xe ý tưởng này được trang bị một màn hình thông tin giải trí ngang đẹp mắt nằm trên bảng điều khiển trung tâm. Nối liền cạnh đó là cụm màn hình kỹ thuật số.
Nissan cho biết: "Mắt người tự nhiên có xu hướng nhìn ngang khi lái xe". Quản lý cấp cao của nhóm Nissan HMI - ông Tomomichi Uekuri cho biết: "Con người có thể nhìn thấy và tiếp thu nhiều thông tin hơn nếu nó được đặt theo chiều ngang. Tầm nhìn ngoại vi cũng hoạt động theo cách này."
Nissan cũng cho biết màn hình đặt ngang như thế này sẽ nằm trong tầm nhìn thông thường của người lái và gần mặt đường hơn. Do đó, họ sẽ không bị mất tập trung khi lái xe trên đường. Hơn nữa, với chiếc Ariya Concept, Nissan cho biết họ đã phát triển phần mềm cho phép người dùng vuốt giữa màn hình thông tin giải trí và cụm đồng hồ một cách dễ dàng và mượt mà. Do đó, tầm mắt của người dùng sẽ tiếp thông tin lẫn nhìn đường dễ dàng hơn.
Trước đó, một hãng xe Nhật khác cũng từng chia sẻ về quan điểm phát triển màn hình. Honda cho biết sẽ chuyển sang sử dụng các núm điều khiển cơ học thay cho núm ảo trên màn hình cảm ứng. Công ty đang quay về với các nút/ núm xoay cơ học.
Đặc biệt là đối với núm điều khiển nhiệt độ để giúp "giảm phiền hà, rắc rối cho tài xế". Nếu như đối với núm/ phím truyền thống, nhắm mắt tài xế cũng biết được chúng ở đâu và vặn thế nào là đủ, thì với màn hình kỹ thuật số, thao tác này phức tạp hơn nhiều. Họ sẽ phải nhìn vào màn hình để điều chỉnh nhiệt độ. Do vậy, Honda quyết định thay đổi để "ai cũng có thể điều chỉnh mà không cần nhìn". Từ đó, giúp tăng sự tự tin khi lái xe cho người dùng.
Bình Minh
Honda cắt giảm sản lượng tại Nhật do thiếu phụ tùng Honda sẽ tạm thời cắt giảm sản xuất tại Nhật Bản do khó khăn về nguồn cung ứng phụ tùng từ Trung Quốc trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Theo Nikkei đưa tin, Honda Motor sẽ tạm thời cắt giảm sản xuất tại Nhật Bản do khó tìm nguồn cung ứng phụ tùng từ Trung Quốc trong bối cảnh dịch coronavirus bùng...