Sản lượng ngũ cốc toàn cầu dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2024
Báo cáo mới đây của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc ( FAO) dự đoán sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại, với 2.854 triệu tấn.
Thu hoạch ngũ cốc tại Ukraine. Ảnh minh họa: Ukrinform/TTXVN
Theo báo cáo tóm tắt về cung và cầu ngũ cốc của FAO, những dự báo tăng lên là do triển vọng thu hoạch ngô tốt hơn ở Argentina và Brazil, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, sẽ bù đắp cho việc hạ thấp triển vọng sản lượng ở Indonesia, Pakistan,…. Sản lượng lúa mỳ cũng được dự báo sẽ tăng nhờ triển vọng thu hoạch tốt hơn ở châu Á, đặc biệt là Pakistan, bù đắp mức giảm dự kiến ở Liên bang Nga do thời tiết khắc nghiệt ở các khu vực sản xuất lúa mỳ lớn vào đầu mùa. Sản lượng gạo toàn cầu dự kiến đạt mức kỷ lục là 535,1 triệu tấn.
Tổng mức sử dụng ngũ cốc trên thế giới trong niên vụ 2024/25 được dự báo sẽ tăng lên 2.856 triệu tấn, tăng 0,5% so với năm trước, dẫn đầu là gạo và ngũ cốc thô.
Còn theo báo cáo Triển vọng mùa màng và Tình hình lương thực mới nhất của FAO, xung đột đang tạo ra tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, đặc biệt là ở Yemen, nơi ước tính gần 4,6 triệu người ở các khu vực do chính phủ kiểm soát đang phải đối mặt với tình trạng thiếu ăn, và Dải Gaza và Sudan, nơi người dân cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực và nạn đói.
Ấn phẩm xuất bản ba năm một lần của Hệ thống cảnh báo sớm và thông tin toàn cầu (GIEWS) của FAO đưa ra đánh giá chi tiết về xu hướng nạn đói ở 45 quốc gia được xác định là cần hỗ trợ từ bên ngoài về lương thực. Báo cáo cũng cung cấp thông tin chi tiết về sản lượng và triển vọng ngũ cốc theo khu vực.
Sản lượng ngũ cốc ở các quốc gia thiếu hụt lương thực thu nhập thấp dự kiến sẽ tăng vào năm 2024, nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở nhóm 44 quốc gia.
Mỹ viện trợ trị giá 1 tỷ USD cho các nước đối mặt với nạn đói
Ngày 18/4, Bộ Nông nghiệp Mỹ và Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USDA) thông báo sẽ viện trợ hàng hóa trị giá 1 tỷ USD của Mỹ cho các quốc gia có tỷ lệ nạn đói cao.
Các bà mẹ đưa con bị suy dinh dưỡng do thiếu lương thực tới khám tại một trung tâm dinh dưỡng của Hội chữ thập Đỏ ở Panthau, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (UNWFP), các quốc gia sẽ nhận được viện trợ - bao gồm CHDC Congo, Yemen, Nam Sudan, Sudan và Haiti - nằm trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì nạn đói.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack tuyên bố: "Khi hàng triệu người đang gặp khó khăn trên toàn thế giới, ngành nông nghiệp Mỹ có thể cung cấp hỗ trợ".
LHQ cảnh báo nạn đói toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn. Năm 2023, có tới 745 triệu người trên toàn thế giới bị đói ở mức độ vừa phải đến nghiêm trọng, khiến thế giới đi chệch khỏi mục tiêu chấm dứt nạn đói vào năm 2030 trong Các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Theo LHQ, nguyên nhân dẫn đến nạn đói gia tăng là xung đột toàn cầu, biến đổi khí hậu và quá trình phục hồi lâu dài sau đại dịch COVID-19 đối với người nghèo trên thế giới. Nạn đói đang gia tăng nhiều nhất ở châu Phi cận Sahara.
USDA cho biết các loại lương thực trồng ở Mỹ sẽ được mua và gửi ra nước ngoài bao gồm ngũ cốc và đậu. Cũng theo USDA, Mỹ cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ nạn đói gia tăng sau đại dịch và cơ quan này đã chi 2,3 tỷ USD để mua thực phẩm cho trường học và ngân hàng thực phẩm trong năm 2022.
Thiếu lương thực, trẻ em tại Gaza đói ăn trầm trọng Nạn đói đã bao trùm dải Gaza và trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất trong cuộc chiến giữa Israel và Hamas. Trẻ em chịu ảnh hưởng vì đói khát và bệnh tật tại Gaza. Ảnh: Wafa Tình trạng thiếu lương thực đã lan rộng khắp vùng đất của người Palestine kể từ khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas...