Sản lượng dầu thô của Nga giảm sâu nhất từ khi Liên Xô sụp đổ
Sản lượng dầu thô của Nga đang dò đáy và có thể sẽ không bao giờ phục hồi trở lại.
Lượng dầu thô khai thác của Nga đang suy giảm. Theo giám đốc điều hành tập đoàn BP, ông Bernard Looney, trong tháng 3, sản lượng giảm khoảng 0,5 triệu thùng/ngày. Nhưng đến cuối tháng 4, mức giảm đã lên tới 1 triệu thùng/ngày. Đến hết tháng 5, con số này có thể lên đến 2 triệu thùng/ngày. Lượng dầu thiếu hụt từ Nga có thể sẽ không sớm quay trở lại thị trường.
Khi dựng lên một loạt vòng trừng phạt nhằm vào Nga, Liên minh châu Âu (EU) loại dầu thô khỏi mục tiêu cấm vận trực tiếp. Nhưng các lệnh trừng phạt về tài chính, vận tải biển đã ảnh hưởng tới hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu thô của Nga.
Giờ đây, khi EU đề xuất cấm vận toàn diện dầu thô Nga, chỉ miễn trừ cho một số ít nước thành viên phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu của Nga, mức suy giảm dòng dầu từ Nga sẽ còn lớn hơn. Nó diễn ra tại đúng thời điểm thị trường dầu mỏ toàn cầu đã ở trạng thái căng thẳng thường trực về nguồn cung.
“Chúng ta có khả năng mất đi nguồn cung hơn 7 triệu thùng dầu và các sản phẩm xăng, dầu từ Nga, do các lệnh trừng phạt hiện thời và trong tương lai, hoặc hành động tự nguyện dừng nhập khẩu dầu thô từ Nga”, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammed Barkindo phát biểu hồi tháng trước tại phiên tham vấn giữa OPEC với EU.
Hãn tin Reuters tháng trước dẫn số liệu từ Bộ Kinh tế Nga cho biết sản lượng dầu thô của nước này có thể giảm 17% so với thời điểm trước khi nổ ra xung đột tại Ukraine. Báo cáo đánh giá đây là mức suy giảm sản lượng lớn nhất kể từ những năm 1990, thời kỳ đầy biến động đối với nước Nga sau sự kiện Liên Xô sụp đổ.
Giá bán lẻ xăng dầu tại châu Âu lên mức đỉnh trong nhiều năm trở lại đây. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Mức giảm 17% này cũng sát với ngưỡng giảm 2 triệu thùng/ngày mà ông Looney dự báo và cũng chính là mức ước tính hãng tư vấn năng lượng Rystad Energy đưa ra về sụt giảm sản lượng dầu thô khai thác tại Nga giai đoạn 2021-2030.
Khi khách hàng châu Âu bắt đầu từ chối tiếp nhận các chuyến tàu chở dầu từ Nga, những lô hàng này đã buộc phải quay trở lại Nga và được đưa vào các kho chứa. Theo các thông tin từ Nga, năng lực kho chứa của Nga hạn chế. Chính điều này có thể khiến các công ty khai thác dầu tại Nga phải đóng một số giếng dầu. Nếu thời gian đóng giếng kéo dài, khả năng sản xuất trở lại trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng.
Còn một nguy cơ nữa đối với năng lực khai thác dầu thô của Nga trong tương lai. Hiệu ứng này vẫn chưa chuyển hóa thành hiện thực dù đã được tiên liệu trước, gắn với việc nhiều ông lớn trong ngành dầu mỏ rút lui khỏi thị trường Nga. Bước thoái lui này cùng với cấm vận tài chính nhằm vào các ngân hàng Nga sẽ khiến việc triển khai, phát triển các mỏ mới ở đông Siberia gặp thách thức lớn.
Cùng lúc, OPEC tuy cam kết tăng sản lượng, nhưng thực tế dòng dầu cung ứng từ các nước thành viên trong khối ra thị trường lại suy giảm, do nhiều nước không đạt mức sản lượng tăng thêm theo hạn ngạch (quota) được cấp.
Các nhà khai thác dầu thô tại Mỹ cũng đang chịu chỉ trích mạnh mẽ từ giới hoạch định chính sách, với cáo buộc thu lời từ giá dầu tăng. Các công ty này cũng vấp phải những thách thức về thiếu hụt vật tư, nguyên liệu, thiết bị và nhân công. Hệ quả là sản lượng dầu thô của Mỹ trong năm nay dự kiến chỉ tăng khoảng 800.000 thùng/ngày và đây là thông tin không mấy tốt lành đối với các đối tác của Mỹ ở châu Âu.
Ngoại trừ OPEC và Mỹ, có rất ít đối tác có thể tăng lượng dầu khai thác thay thế Nga đáp ứng nhu cầu cho EU. Brazil đang mở rộng năng lực khai thác, nhưng tổng sản lượng cũng chỉ đứng ở mức 3 triệu thùng/ngày, bằng đúng lượng dầu EU nhập từ Nga trước thời điểm Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Gánh nặng sẽ dồn về một số nhà sản xuất ở Trung Á – những nước tham gia vào thỏa thuận kiểm soát tăng sản lượng của OPEC và nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Nga.
Với việc sản lượng dầu thô của Nga hao hụt 2 triệu thùng/ngày, thế giới sẽ phải đối mặt với thực tế giá dầu còn đứng ở mức cao trong thời gian dài. Người được hưởng lợi là Ấn Độ và Trung Quốc, những nước vẫn đang nhập khẩu dầu thô của Nga với mức chiết khấu cao. Không có lý do gì để Bắc Kinh và New Delhi dừng mua dầu Nga bất chấp đe dọa của phương Tây.
Khi các nhà sản xuất dầu thô lớn trên thế giới ngần ngại tăng mạnh sản lượng khai thác, dầu thô sẽ đứng trước viễn cảnh tăng giá. Không có nhiều sức ép khiến mặt hàng chiến lược này thoái lui về giá, kể cả sự xu hướng phát triển xe điện vốn bùng nổ trong thời gian qua. Ngành chế tạo xe điện đang đối mặt với thách thức về khan hiếm pin, trong khi giá xe vẫn cao.
Điều kiện để Nga có thể 'nắn dòng' năng lượng sang châu Á thành công
Nga muốn tăng lượng dầu thô và than đá xuất sang Trung Quốc, Ấn Độ. Nhưng lệnh trừng phạt của phương Tây khiến kế hoạch này gặp khó, chỉ có thể thực hiện được nếu Nga đưa ra lời mời chào giảm giá sâu.
Một tàu chở khí hóa lỏng tự nhiên (LNG) từ Nga cập cảng tại Thiên Tân, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Năm ngoái, Grand Aniva, tàu chở dầu của Nga với bốn bồn chứa khí hóa lỏng (LNG) được làm lạnh ở nhiệt độ âm sâu liên tục có các chuyến đi từ một cơ sở khai thác khí đốt ở miền đông nước Nga tới Nhật Bản, rồi Đài Loan/Trung Quốc. Nhưng hai ngày sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, tàu Grand Aniva đã thay đổi lộ trình, với điểm đến là Trung Quốc.
Hoạt động của tàu Grand Aniva - tàu có chiều dài bằng ba sân bóng đá tiêu chuẩn, cho thấy Moskva vẫn có thể tìm được các khách hàng ở châu Á nhập khẩu các mặt hàng nhiên liệu hóa thạch từ Nga bất chấp việc phương Tây áp lệnh trừng phạt chống Nga. Nhu cầu tìm kiếm khách hàng đối với Mosvka ngày một lớn, nhất là trong bối cảnh Liên minh châu Âu có kế hoạch giảm nhập khẩu dầu thô của Nga theo lộ trình.
Hôm 14/4, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu lãnh đạo các công ty, tập đoàn năng lượng tại Nga phải tìm cách hướng dòng xuất khẩu sang các thị trường đang tăng trưởng mạnh ở châu Á. Hai điểm đến được Nga coi trọng nhất là Trung Quốc - nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, và Ấn Độ - thị trường tiêu thụ năng lượng đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ.
Nhưng việc dịch chuyển xuất khẩu năng lượng của Nga từ châu Âu sang châu Á cũng sẽ gặp phải nhiều thách thức lớn. Nga sẽ cần phải đưa ra mức giá chiết khấu cao đối với dầu thô, than xuất khẩu, đủ để các nhà nhập khẩu cảm thấy bị hấp dẫn, sẵn sàng chấp nhận đối mặt với nguy cơ. Đối với khí đốt, Nga sẽ phải mất nhiều năm để xây thêm các cảng, tuyến đường ống phục vụ hoạt động xuất khẩu.
Để nắn dòng khí đốt từ châu Âu sang châu Á, Nga cần xây dựng các tuyến đường ống rất dài, hoặc là các cảng chuyên dụng như cảng đặt tại đảo Sakhalin - điểm xuất phát của tàu chở dầu Grand Aniva. Nhưng những cảng như vậy phải được trang bị công nghệ làm lạnh đặc biệt, đủ để biến khí thành chất lỏng để có thể chuyển lên các khoang chứa trên tàu.
Muốn vận chuyển dầu sang châu Á cũng cần phải sử dụng tới vận tải đường biển. Do lệnh trừng phạt của phương Tây chống Nga, các hãng bảo hiểm từ chối cung cấp dịch vụ đối với các tàu chở dầu thô có nguồn gốc từ Nga. Ngân hàng cũng từ chối cấp tín dụng với các lô hàng dầu thô mua của Nga. Vì thế, các công ty nhập khẩu tại một số nước như Ấn Độ đã yêu cầu Nga phải chào mời mức giá chiết khấu rất cao, đủ để đầu mối nhập khẩu trang trải chi phí phát sinh cũng như nguy cơ đến từ các lệnh trừng phạt.
Than xuất khẩu của Nga - thường được chở bằng xe tải, tàu đường sắt tới Trung Quốc, ít phải đối mặt với những rào cản về logistics. Nhưng xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt giá trị khoảng 10% và 25% lần lượt so với xuất khẩu dầu thô đối và khí đốt của Nga. Việc phương Tây cấm giao dịch bằng đồng USD liên quan đến giao dịch, xuất khẩu của Nga khiến nhu cầu nhập khẩu than từ Trung Quốc suy yếu.
Hoạt động xây dựng trên tuyến đường ống Siberia dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Bất chấp những thách thức nêu trên, giới lãnh đạo trong ngành năng lượng toàn cầu dự đoán Nga vẫn có thể tìm ra cách thức thúc đẩy xuất khẩu năng lượng, ít nhất là với mặt hàng dầu thô và than do nhu cầu nhập khẩu với sản phẩm này đối với hai sản phẩm này tiếp tục tăng cao. Thế giới từng chứng khiến thiếu hụt năng lượng vào mùa thu năm ngoái, khi Trung Quốc hết than, đẩy nền kinh tế nước này rơi vào tình cảnh bị cắt điện, thiếu điện cho sản xuất.
Giá khí đốt, dầu thô, than đã tăng mạnh kể từ năm ngoái. Việc chặn xuất khẩu năng lượng nhằm vào Nga - như cách EU đang lên kế hoạch về trừng phạt dầu thô, sẽ khiến các sản phẩm này tăng cao. Một số lãnh đạo trong ngành dầu mỏ toàn cầu hiện kêu gọi áp dụng các chính sách linh hoạt hơn, theo hướng không chặn hoàn toàn dòng xuất khẩu năng lượng của Nga, thay vào đó khiến Nga phải chật vật xuất khẩu, chỉ có thể xuất được với mức giảm giá sâu, từ đó làm giảm doanh thu.
"Vấn đề không phải là giảm hay chặn xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu, mà là giảm nguồn doanh thu từ dầu mỏ, khí đốt. Cần phải phân định rạch ròi hai quan điểm này", Fatih Birol - Giám đốc điều hành Cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA) đặt trụ sở tại Paris, Pháp, nhận định.
Theo ông Birol Nga hiện xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô/ngày và khoảng 3 triệu thùng/ngày với xăng, dầu diesel và các sản phẩm lọc dầu. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có ngành lọc dầu phát triển rộng khắp và đặc biệt quan tâm đến dầu thô nhập khẩu.
Chuyển động địa chính trị vẫn giúp Nga có thể tiếp tục xuất khẩu năng lượng. Trung Quốc từ chối lên án Nga can dự quân sự ở Ukraine và Bắc Kinh cũng có lịch sử mua dầu thô từ Iran và Venezuela bất chấp trừng phạt của Mỹ và phương Tây. "Trung Quốc đã tìm ra được xử lý dầu thô nhập khẩu của Iran, Venezuela và họ cũng sẽ làm vậy với dầu thô của Nga", ông Michal Meidan, Giám đốc bộ phận nghiên cứu khí đốt và năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, nói.
Lãnh đạo OPEC khẳng định không có nguồn lực nào thế chỗ được dầu thô Nga Tổng thư ký OPEC nhấn mạnh tổ chức này không có đủ khả năng bù đắp cho nguồn dầu thô từ Nga bị rút khỏi thị trường. Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo phát biểu trước báo giới. Ảnh: AP Phát biểu hôm 8/3, Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), ông Mohammed Barkindo, cho rằng khối này...