Sản lượng dầu thô của Nga giảm mạnh nhất trong gần hai năm qua
Sản lượng dầu thô khai thác của Nga giảm 4,5% trong tuần đầu tháng 4 so với tháng 3, mức giảm sâu nhất kể từ thời điểm tháng 5/2020.
Một nhà máy lọc dầu của Nga ở vùng Amur. Ảnh: TASS/TTXVN
Dựa trên dữ liệu do Bộ Năng lượng Nga cung cấp, hãng tin Bloomberg ước tính trong tuần từ 1-6/4, sản lượng khai thác dầu thô quy đổi của Nga đứng ở mức 10,52 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 500.000 thùng/ngày so với mức trung bình trong cả tháng 3.
Nếu xu hướng này tiếp diễn trong cả tháng 4, Nga sẽ ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất về sản lượng dầu thô khai thác kể từ tháng 5/2020 – thời điểm Nga bắt đầu tự nguyện giảm sản lượng trên tinh thần đồng thuận chung của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (gọi tắt là OPEC ).
Khách hàng phương Tây tiếp tục “né tránh” các chuyến hàng dầu thô của Nga. Giới chuyên gia trong ngành dầu mỏ nhận định một phần sản lượng dầu của Nga sẽ bị loại khỏi thị trường, bất chấp việc một số nước châu Á vẫn đang mùa dầu của Nga vốn được các nhà cung ứng chào mời với mức chiết khấu cao, giá giảm 30 USD so với dầu Brent Biển Bắc.
Video đang HOT
Trước đó, sản xuất dầu thô của Nga trong tháng 3 cũng có dấu hiệu suy yếu so với tháng 2, tuy nhiên mức suy giảm chỉ là 0,6%. Trong tháng 3, sản lượng dầu thô quy đổi của Nga đạt 11,01 triệu thùng/ngày và là lần đầu tiên Nga ghi nhận sản lượng dầu thô giảm kể từ tháng 8/2021.
Thuyết phục Saudi Arabia thành công, Mỹ ép OPEC+ tăng sản lượng dầu thô
Việc OPEC quyết định tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày theo kế hoạch bất chấp giá dầu đi xuống được coi là một chiến thắng đối với Mỹ, khi chính quyền Tổng thống Joe Biden nỗ lực hạ nhiệt giá xăng dầu ở thị trường nội địa.
Một cơ sở khai thác dầu ở Jubail, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN
Saudi Arabia đã đồng ý tăng sản lượng khai thác dầu thô sau khi giới chức Mỹ tìm cách tác động và thuyết phục, với hứa hẹn định hình lại quan hệ Mỹ-Saudi Arabia. Tờ Financial Times (FT) dẫn lời một quan chức ẩn danh cho biết.
Quyết định của Saudi Arabia, nước đầu tàu trên thực tế của Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ thế giới (OPEC) và các đối tác chủ chốt (gọi tắt là OPEC ), được đưa ra sau khi một phái đoàn cấp cao của Mỹ có cuộc gặp với giới chức Saudi Arabia.
Động thái trên đánh dấu bước dịch chuyển trong đường hướng chính sách của Mỹ với Saudi Arabia, với trọng tâm là các vấn đề kinh tế và năng lượng. Việc Nhà Trắng lôi kéo, tác động tới Riyadh xuất hiện tại thời điểm giá xăng dầu tại thị trường Mỹ tăng mạnh.
Ở thời điểm mới bước vào Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ đánh giá lại quan hệ với Saudi Arabia, lên án việc Riyadh có liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi cùng với đó là cáo buộc Saudi Arabia lạm dụng nhân quyền. Ông Biden cũng khẳng định sẽ làm việc với Nhà vua Salman, chứ không phải là Hoàng Thái tử Mohammed bin Salman - một động thái khiến nhà vua tương lai của Saudi Arabia tức giận.
Nhưng Mỹ trong vài tháng gần đây đã bắn tín hiệu muốn có một cách tiếp cận mới. Giới phân tích nhận định giới chóp bu Nhà Trắng đã nhận thấy rằng cần phải mở rộng can dự với Riyadh để hoàn thiện nhiều mục tiêu chính sách - từ nỗ lực chấm dứt nội chiến ở Yemen, tới các vấn đề thiết yếu tại Trung Đông, biến đổi khí hậu và thị trường năng lượng toàn cầu.
Quyết định của Saudi Arabia và các nước OPEC về tăng sản lượng dầu khai thác từ đầu năm 2022 400.000 thùng/ngày khiến giới đầu tư bất ngờ. Họ trước đó kỳ vọng OPEC sẽ tạm dừng kế hoạch tăng sản lượng để hỗ trợ giá dầu vốn sụt giảm 20% trong tuần vừa qua. "Đây là một chiến thắng lớn với Nhà Trắng", Helima Croft, giám đốc bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets nhận định.
Các bể chứa tại một cơ sở khai thác dầu ở Cushing, bang Oklahoma, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc gặp của OPEC ngày 2/12 được tiến hành sau khi nhóm này chịu sức ép từ Mỹ trong nhiều tuần vừa qua. Chính quyền Tổng thống Joe Biden liên tục kêu gọi OPEC tăng sản lượng khai thác và cung ứng dầu thô ra thị trường để kìm giá xăng dầu tại Mỹ, vốn được coi là nhân tố quan ngại gây ra lạm phát tăng cao ở Mỹ.
Ông Biden hồi cuối tháng trước ra quyết định giải phóng lượng dầu lớn nhất từ kho dự trữ, với kế hoạch xuất kho 50 triệu thùng dầu, sau khi OPEC không chịu lùi bước trước đề xuất tăng sản lượng của Mỹ. Nhưng động thái hiếm có này của Mỹ cũng không đủ lực để hạ nhiệt giá dầu.
Quyết định tăng sản lượng của OPEC trong ngày 2/12 khiến giá dầu giảm tức thời, nhưng sau đó đã duy trì đà tăng trở lại trên thị trường giao dịch, với giá dầu Brent Biển Bắc chốt phiên ở ngưỡng 69,67 USD/thùng. Giới cố vấn dầu mỏ Saudi Arabia tuyên bố đây không phải là quyết định mang màu sắc chính trị, mà là dựa trên đánh giá về các yếu tố liên quan trong thị trường dầu mỏ.
Trước đó, phái đoàn Mỹ gồm Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Daleep Singh, Thứ trưởng Bộ Thương mại Don Grave và Cố vấn cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ về an ninh năng lượng toàn cầu Amos Hochstein đã có chuyến thăm và làm việc tại Riyadh. Không bên nào đưa ra thông tin về xuống thang, đánh đổi lợi ích của đối phương, nhưng nguồn thạo tin cho biết đó là phiên thảo luận có tính then chốt, vượt khỏi giới hạn về chính sách dầu mỏ.
Mỹ ngay lập tức đã lên tiếng hoan nghênh quyết định tăng sản lượng của OPEC . "Chúng tôi đánh giá cao kết quả điều phối trong vài tuần gần đây giữa Mỹ và các đối tác Saudi Arabia, Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE) và các nhà sản xuất thuộc OPEC nhằm xử lý sức ép giá xăng dầu", bà Jen Psaki, phát ngôn viên Nhà Trắng phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 2/12.
OPEC: Sản lượng dầu thô của Iran tăng mạnh trong tháng 7/2021 Theo báo cáo hàng tháng vừa công bố của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sản lượng khai thác dầu thô của Iran trong tháng 7/2021 đã đạt 2,485 triệu thùng/ngày, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Một cơ sở lọc dầu của Iran trên đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN Các số liệu của OPEC cho thấy ngành dầu...