Săn lùng quái vật
Câu chuyện về sự hình thành của Pokémon Go Sau khi cựu lãnh đạo của
Google thuyết phục được sếp cho mình cùng những “quái vật” ảo được tự do.
Không khó đế nhận biết người chơi trò chơi Smartphone ăn khách nhất mọi thời đại. Họ có kiểu cảm điện thoại trước mặt rất đặc trưng, John Hanke cho biết. John, 49 tuổi, là phù thủy công nghệ đứng đăng sau Pokémon Go, trong lúc chúng tôi đi dạo dọc khu bến cảng Seaport Village ở San Diego vào ngày trước khi ông xuất hiện trước 7.000 người hâm mộ tại Sự kiện Comic-Com. “Họ đang chơi đấy.” ông nói, hát đảu vẻ cặp đôi tay – trong tay còn mắt thì dán chặt vào màn hình điện thoại. “cậu đeo ba-lô đang đứng đó cũng đang chơi. Những người đang ngỏi kia cũng thế.”
Hai mươi năm sau ngày Nintendo lãm đầu ra m trò chơi Pokémon, CEO John Hanke của Niantic đang nắm bắt cơn hoài niệm Pokémon toàn cầu.
Kể từ khi ra mắt vào tháng 7, Pokémon GO, trò choi “augmented reality” (tạm dịch: thực tế tăng cường – - một dạng thực tế ảo tiên tiến) miễn phí do hãng Niantic Labs tạo ra, trong đó người chơi bắt giữ những con vật ảo xuất hiện ở những địa điểm thật trên thế giới, đã thu hút người chơi. Apple cho biết trò chơi có nhiều lượt tải trong tuản đầu tiên nhiều hơn bất cứ ứng dụng nào khác trong lịch sử. Cứ mười người Mỹ thì có một người chơi Pokémon Go mỗi ngày, theo App Annie, còn SurveyMonkey ước tính trò chơi đang tạo ra được khoảng sáu triệu đô la Mỹ mỏi ngày từ những tính năng mua trong ứng dụng (in-app purchases) riêng tại Mỹ (trò chơi có mặt ở 37 nước). Ngoài ra, Hillary Clinton đã nhờ đến sự giúp đỡ của trò chơi trong chiến dịch tranh cử, Justin Bieber thì đi săn Pokémon ở Central Park, và một phóng viên bị la rây công khai vì chơi trò này tại một buổi họp báo của bộ Ngoại giao Mỹ.
Thế mà suýt chút nữa là trò chơi đã không thành hiện thực. Chỉ 12 tháng trước, Hanke còn là một nhân viên rất mản cán của Google (ông tạo ra Google Earth cùng nhiều thứ khác) và công ty của ông, Niantic, là một hãng làm trò chơi bị lăng quên bên trong gã không lồ tìm kiếm. Khi Google tái cấu trúc thành Alphabet, Niantic gần như sẽ bị nhập trở lại bộ phận Android hoặc đơn giản là bị đóng cửa. Nhưng Google đã thông minh khi cho Hanke tìm kiếm nhà đầu tư bên ngoài và tách Niantic ra riêng. Điều này mở đường cho Hanke tiếp cận Nintendo và công ty Pokémon, hãng phụ trách tài sản trí tuệ của thương hiệu Pokémon trên toàn cầu, và tạo ra thương vụ trò chơi di động thông minh nhất mọi thời đại.
Với Google, thương vụ đã đạt kết quả khổng lồ. Google sở hữu chi dưới 30% Niantic, nơi có trò chơi có thể đạt năm tỉ đô la Mỹ doanh thu thường niên, theo một chuyên gia phân tích của Macquarie Group.
Video đang HOT
“Nếu Google giữ hết cho riêng họ, tôi không chắc bạn sẽ có Pokémon Go, ít nhất không ở tốc độ mà chúng tôi đạt được,” Gilman Louie, thành viên ban điều hành Niantic cho biết.
Hanke thích videogames từ lâu, tự học lập trình trên máy tính Atari 400 Ở Cross Plains (Texas), thị trấn có khoảng 1.000 dân và một ngọn đèn giao thông. Tự nhận là “nhà quê,” Hanke tốt nghiệp đại học (ĐH) Texas, Austin và cuối cùng theo học trường Kinh doanh Haas tại ĐH UC Berkeley với kế hoạch lập công ty trò chơi. Không lâu sau khi đến đây, ông gia nhập công ty khởi nghiệp Archetype Interactive của bạn học. Nơi này sở hữu tựa game duy nhất là Meridian 59, được xem như trò chơi trực tuyến theo lượt đa người chơi 3D đầu tiên. (Họ bán công ty vào ngày tốt nghiệp trường Kinh doanh.)
Sau khi thành lập và bán một hãng trò chơi khác vào năm 2000, Hanke đồng sáng lập Keyhole, hãng phần mềm không gian địa lý chuyên cung cấp cho người dùng ảnh vệ tinh của bất cứ vị trí nào trên trái đất. Công nghệ này lọt vào tảm ngắm của đồng sáng lập Google Sergey Brin vốn rất thích bản đồ. Trong cuộc họp với CEO Google, Eric Schmidt và những lãnh đạo khác, Brin bắt đầu dùng Keyhole để phóng to vào sân sau nhà của từng người đang ngỏi họp cùng, trong lúc thuyết phục họ thâu tóm công ty startup này. Chỉ ít lâu sau khi niêm yết, tháng 10.2004, Google mua lại Keyhole với giá khoảng 35 triệu đô la Mỹ cỏ phiếu.
Hanke nghĩ ông sẽ chỉ ở lại Google vài tháng, song ông đã ở lại trong hơn một thập kỷ với vai trò là một trong hai giám đốc của mảng địa lý. Trong thời gian đó, ông giám sát quá trình ra mắt Google Earth năm 2005, đàm phán đặt ứng dụng Google Maps trên chiếc iPhone đời đầu với Steve Jobs và phát triển Maps thành sân phẩm lớn thứ hai của Google chỉ sau mảng tìm kiếm.
Những đến năm 2010, Hanke muốn ra riêng và hy vọng sẽ tái kích hoạt đam mê bằng cách khai mở tiềm năng kết hợp bàn đỏ với trò chơi. Ông được Larry Page, nhà đỏng sáng lập khác của Google, thuyết phục ở lại công ty, được cung cấp nhân viên và nguồn lực để tạo ra phân nhánh trò chơi bí mật bên trong văn phòng ở San Francisco của Google. Hanke đặt tên công ty là Niantic Labs, theo tên con tàu chuyên chở thợ mỏ đến Bay Area trong cuộc đổ xô tìm vàng năm 1849.
Sau nghiên cứu sơ sàn phẩm “augmented-reality” cho phép người dùng tìm hiểu về những địa danh thành phố thông qua thiết bị di động và Google Glassyều mệnh, Niantic ra mắt Ingress vào cuối năm 2013. Đây là nỗ lực đầu tiên của Hanke trong việc tạo ra trò chơi dựa trên địa điểm (location-based) và cho phép người chơi ở cả hai đội chiếm giữ những vị trí vòng quanh thế giới thông qua điện thoại của họ. Mặc dù trò chơi thu hút được những game thủ cứng cựa, Ingress lại không được xem là bước đột phá bên trong Google.
Đến mùa xuân năm 2014, Hanke mơ đến việc áp dụng trò chơi dựa trên vị trí cho tài sản trí tuệ đã có tiếng tăm nhằm thu hút thêm nhiều người chơi hơn. Cả Mario và Donkey Kong đều được tính đến, nhưng một cái tên liên tục xuất hiện là Pokémon, thương hiệu ảnh hưởng lớn đến thế hệ thiên niên kỷ vào cuối những năm 1990 với trò chơi điện tử, thẻ trò chơi và phim hoạt hình. Đến tháng 5.2016, các sản phẩm thương hiệu Pokémon đã mang về 45 tỉ đô la Mỹ doanh thu.
Ngẫu nhiên là một kỹ sư mảng Google Maps trước đây của Hanke, Tatsuo Nomura, đã âm thảm xây dựng kế hoạch xoay quanh Pokémon, nhưng vì lý do hoàn toàn khác. Khi ngày Cá tháng tư đến gần, Nomura có ý tưởng cho người dùng di động một cách để săn Pokémon trong Google Maps. Qua người bạn, Ông hẹn gặp công ty Pokémon, pháp nhân được Nintendo sỞ hữu một phần, và cũng tình cờ đặt trụ sở chung khu văn phòng với Google Nhật Bản, Ở quận Roppongi của Tokyo. “CEO của họ thích thương vụ ngay lập tức,” Nomura nhỞ lại. “Chúng tôi không thật sự đàm phán nhiều”.
Thành công của trò đùa ngày cá tháng tư đã lọt vào mắt Hanke. Ông tiếp cận Nomura để xem liệu có thể kiếm được cuộc hẹn khác không. Hanke muốn biết liệu Pokémon có muốn tạo ra game di động thật sự không. Đến tháng 5.2014, Hanke có mặt trong phòng hội nghị cùng CEO Pokémon, Tsunekazu Ishihara, xung quanh là những phiên dịch viên và họ đàm phán về Ingress. Là game thủ nhiệt thành của Ingress, Ishihara lập tức hiểu được yếu tố địa lý có thể trở nên mạnh đến nhường nào trong trò chơi di động liên quan tới Pokémon. Với sự ủng hộ từ cổ CEO Nintendo, Satoru Iwata, Hanke bt đầu phát triển Pokémon Go mùa hè năm đó và đồng ý chia sẻ doanh thu trò chơi với công ty Pokémon và Nintendo. (Hanke từ chối tiết lộ điều khoản cụ thể).
Trong lúc đó, ở thung lũng Silicon, vị thế của Niantic trong lòng Google ngày càng mờ nhạt. Khi công ty quyết định tái cấu trúc trở thành Alphabet, những lãnh đạo của Google tự hỏi phải làm gì với “mảnh vụn thừa” – nhóm của Hanke. Đã có những cuộc nói chuyện về việc đưa công ty này trở lại nhóm Android, mặc dù ý tưởng về việc quay trở lại hệ thống khổng lồ và quan liêu của Google không hấp dẫn Hanke.
Thay vào đó, ông đề cập đến khả năng tách riêng, và được cho phép tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài để thành lập công ty độc lập. Ông gặp gỡ vài hãng đầu tư mạo hiểm – trong đó có cả Andreessen Horowitz và Kleiner Perkins Caufield & Byers, dẫu tất cả đều chê mức định giá khoảng 150 triệu đô la Mỹ của công ty. Một nhà đầu tư tham gia những cuộc gặp này nhớ lại Hanke chỉ thảo luận đến Ingress mà không nhắc gì đến tựa game Pokémon sắp ra mắt. Cuối cùng, Hanke thực hiện xong vòng gọi vốn 35 triệu đô la Mỹ Ở mức định giá còn cao hơn (khoảng 175 triệu đô la Mỹ) từ Google, Nintendo, công ty Pokémon và những nhà đầu tư thiên thần. Không hãng đầu tư mạo hiểm lớn nào đầu tư cho ông.
Dù vậy, Pokémon Go chi mới một tháng tuổi và lịch sử không ưu ái lắm cho những nhà làm game di động như Zynga (Farmville) và King.com (Candy Crush), và đây là tín hiệu cảnh báo đến mọi nhà sản xuất game di động bùng nỗ nhanh. Ở thời điểm hiện tại, Hanke chỉ đang cố giữ cho các máy chủ chạy tốt. Mắt thâm quầng, ông không có thời gian làm gì khác, thậm chí không thể chơi game của chính mình. Ông đạt cấp mấy rồi? “Tôi chắc là level 5,” Ông ngái ngủ nói.
Theo Forbes
Cảnh sát sẽ bắt người chơi Pokemon Go trên đường phố Bangkok
Cảnh sát Thái Lan sẽ bắt những người vừa đi xe máy hoặc đi bộ vừa chơi Pokemon Go tại 10 đường phố lớn ở Bangkok để giảm nguy cơ tai nạn.
Cảnh sát Thái Lan sẽ có chiến dịch truy quét những người chơi Pokemon Go gây nguy hiểm cho giao thông. Ảnh: Bangkok Post
Một nhóm 50 cảnh sát được trang bị thiết bị chuyên dụng sẽ tuần tra trên các tuyến phố và chụp ảnh những người vi phạm, Bangkok Post dẫn lời cảnh sát trưởng thủ đô Sanit Mahathavorn. Ông Mahathavorn nhấn mạnh vai trò mới của các cảnh sát là "người bắt những người đi bắt Pokemon".
Chiến dịch truy quét này sẽ diễn ra tại những nơi mà người chơi Pokemon Go hay tìm đến, đặc biệt là 10 tuyến phố chính luôn nhộn nhịp người qua lại ở Bangkok.
Các tuyến phố này sẽ trở thành những nơi không có người chơi Pokemon Go, sau khi cảnh sát nhận thấy số vụ tai nạn giao thông liên quan tới trò chơi này đang gia tăng. Tuy nhiên, giới chức Bangkok hiện chưa thể đưa ra thống kê chính xác về các tai nạn.
Người chơi Pokemon Go sẽ bị phạt 1.000 baht (khoảng 30 USD) nếu bị phát hiện có hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, ví dụ như sử dụng điện thoại khi chạy dọc các phố hoặc lái xe bất cẩn.
Pokemon Go ra mắt hôm 5/7 tại New Zealand, rồi dần lan ra khắp toàn cầu. Đây là trò chơi sử dụng camera của điện thoại thông minh, chế độ cảm biến, cũng như các thuật toán dựa trên địa điểm định vị để bắt Pokemon trong thế giới thực. Bằng công nghệ tương tác thực tế, người chơi có thể thu phục Pokemon ở bất cứ đâu, trên đường phố, sân vận động, bờ sông, bãi biển để huấn luyện và tăng cấp độ bằng việc cho chúng chiến đấu với thú nuôi của người dùng khác.
Theo Zing News
Người chơi Pokemon Go có thể bị tấn công bởi tên lửa Tomahawk Không chỉ bị tố cáo là phần mềm do thám của CIA, Pokemon Go còn có thể cung cấp tọa độ mục tiêu để quân đội Mỹ thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình. Tọa độ của người chơi Pokemon Go có thể được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) dùng để xây dựng bản đồ vị trí...