Săn lùng ngôi chùa Nhật Bản 1 mét vuông – 1 tỷ góc sống ảo ngay giữa lòng Tây Nguyên
Với kiến trúc Phật giáo Trung Quốc kết hợp với Nhật Bản, ngôi chùa Minh Thành giữa lòng thành phố Pleiku sẽ giúp bạn sở hữu album sống ảo triệu like dễ dàng.
Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 2km, chùa Minh Thành tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải ở đường Nguyễn Viết Xuân. Từ xa, bạn đã dễ dàng quan sát thấy những tầng mái cong vút của ngôi chùa giữa nền trời xanh, mây trắng bồng bềnh.
Chùa Minh Thành là niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku.
Đây là niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku và điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đặt chân đến vùng đất này. Đặc biệt, với kiến trúc Phật giáo ảnh hưởng từ Trung Quốc và Nhật Bản, ngôi chùa mang một nét cổ kính, thanh tịnh và đậm tính tâm linh. Bất cứ những ai đã tới khó lòng rời bước trước nét đẹp yên bình của ngôi chùa này.
Ngôi chùa là sự kết hợp giữa kiến trúc Phật giáo Trung Quốc và Nhật Bản.
Video đang HOT
Vào những buổi chiều Pleiku lãng đãng sương hay những buổi trưa nắng vàng, ngôi chùa đều mang một nét đẹp khó cưỡng. Đi lang thang cả buổi cũng chẳng hết những góc để bạn sống ảo.
Đặc biệt, tòa bảo tháp được xây dựng theo kiến trúc nhiều tầng, mái ngói màu xanh rêu và tường có màu hồng đỏ đặc trưng của chùa Nhật Bản sẽ khiến bạn có những tấm hình như đang xứ sở hoa anh đào.
Ngôi chùa còn khá ít khách tham quan nên không khí yên tĩnh vẫn gìn giữ nguyên vẹn, khiến bạn cảm thấy rất thư thái khi dạo bước quanh đây. Và việc sống ảo cũng trở nên dễ dàng hơn khi chẳng vướng người vào ảnh.
Ngôi chùa yên tĩnh mang đến cho bạn cảm giác thư thái trong tâm hồn.
Bạn có thể đến thăm chùa Minh Thành – Kon Tum vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tìm đến phố núi, tìm về chùa Minh Thành để lắng nghe tiếng chuông chùa vang vọng, tìm chút tĩnh lặng và bình an nơi vùng đất mờ sương phố núi.
Bảo tháp xá lợi cao 9 tầng, phía bên trong khuôn viên chùa là tượng Phật Di Đà nặng tới 40 tấn và cao 7,5m.
Đừng bỏ lỡ ngôi chùa Nhật Bản độc đáo này khi tới Kon Tum nhé! ảnh: Cường Quốc Phạm
Theo we25.vn
Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi
Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.
Tọa lạc ở số 14A, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chùa Minh Thành trở thành dấu ấn lớn góp phần làm nên vẻ đẹp của phố núi.
Được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo, chùa Minh Thành có diện tích khoảng 20.000 m2, là nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.
Chùa Minh Thành là một quần thể hài hòa
Điều khiến quần thể chùa Minh Thành trở thành địa điểm du lịch được nhiều người chọn khi tới Gia Lai đó chính là sự kết hợp hài hòa trong kiến trúc, thiên nhiên. Đó là sự pha trộn của lối kiến trúc Phật giáo của các nước theo dòng Phật giáo đại thừa như Thái Lan hay Nhật Bản với những mái chóp uốn cong điển hình. Đến với chùa Minh Thành vào một ngày mưa, vẻ đẹp giản dị, thanh tịnh mà mơ màng lại càng toát lên rõ nét trong không gian chỉ có tiếng tụng kinh gõ mõ của các nhà sư và tiếng chuông gió leng keng.
Kiến trúc chùa ngay tại chánh điện được xây dựng theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la. Vòng tròn tượng trưng như một đóa hoa sen nở - là căn bản của vũ trụ luận Mật giáo.
Bên trong là những công trình kiến trúc độc đáo như tượng Tỳ Lô Giá Na Phật, cao 6m, nặng 16 tấn, mỗi cách sen có chạm khắc nổi những vị Phật, và vách phía sau là bát thập bát Phật (88 vị Phật). Ngũ phương Phật (5 vị Phật) Đông, Tây, Nam, Bắc, bát bộ kim cang (8 vị Hộ pháp), tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật...
Nét kiến trúc đậm chất Nhật Bản
Trước sân chùa Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá, cao 7,5m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với hoa nở ánh hồng cả mặt nước.
Một công trình khác đang được thi công và sắp hoàn thành đó là ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi 9 tầng cao 72m, được tôn trí bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế sống động từng chi tiết bằng gỗ mít. Sau khi hoàn thiện, bảo tháp sẽ trở thành một điểm nhấn cho chùa Minh Thành.
Bên cạnh kiến trúc độc đáo, điểm du lịch tôn giáo chùa Minh Thành còn có không gian xanh được thiết kế khá hợp lý bằng cây cối và hồ nước tiểu cảnh tạo ra sự hài hòa, thoáng đãng, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét thanh tịnh của chốn cửa phật tôn nghiêm. Đến với chùa Minh Thành, phật tử cũng như du khách bỗng lắng xuống để bỏ lại tất cả những lo toan đằng sau, hòa mình vào thiên nhiên và không gian thanh tịnh.
Theo laodong.vn
Kiến trúc chùa ngay tại chánh điện được xây dựng theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la. Vòng tròn tượng trưng như một đóa hoa sen nở - là căn bản của vũ trụ luận Mật giáo.
Bên trong là những công trình kiến trúc độc đáo như tượng Tỳ Lô Giá Na Phật, cao 6m, nặng 16 tấn, mỗi cách sen có chạm khắc nổi những vị Phật, và vách phía sau là bát thập bát Phật (88 vị Phật). Ngũ phương Phật (5 vị Phật) Đông, Tây, Nam, Bắc, bát bộ kim cang (8 vị Hộ pháp), tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật...
Nét kiến trúc đậm chất Nhật Bản
Trước sân chùa Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá, cao 7,5m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với hoa nở ánh hồng cả mặt nước.
Một công trình khác đang được thi công và sắp hoàn thành đó là ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi 9 tầng cao 72m, được tôn trí bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế sống động từng chi tiết bằng gỗ mít. Sau khi hoàn thiện, bảo tháp sẽ trở thành một điểm nhấn cho chùa Minh Thành.
Bên cạnh kiến trúc độc đáo, điểm du lịch tôn giáo chùa Minh Thành còn có không gian xanh được thiết kế khá hợp lý bằng cây cối và hồ nước tiểu cảnh tạo ra sự hài hòa, thoáng đãng, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét thanh tịnh của chốn cửa phật tôn nghiêm. Đến với chùa Minh Thành, phật tử cũng như du khách bỗng lắng xuống để bỏ lại tất cả những lo toan đằng sau, hòa mình vào thiên nhiên và không gian thanh tịnh.
Theo laodong.vn
Thảm họa dưới chân Chư Đăng Ya Không phải vô cớ, Lễ hội hoa Dã quỳ bên núi lửa Chư Đăng Ya (Gia Lai) lại được tổ chức vào dịp giữa tháng 11 năm nay (2018). Người Jrai nói, muốn nghe tiếng mùa xuân vui reo với xứ sở Pleiku, hãy đến với những ngọn núi lửa đã tắt, để ngắm những đường hoa rực rỡ. Chúng tôi bắt đầu...