Săn lùng heo nái – “cỗ máy ATM” đưa về nuôi, nhà nông cần lưu ý 6 điều này
Do giá heo hơi duy trì mức cao, khiến giá heo giống cũng tăng lên mức kỷ lục, từ 2,7 – 3,6 triệu đồng/con.
Mức giá này quá hấp dẫn nên nhiều người chăn nuôi đang săn lùng heo nái, hoặc heo hậu bị đưa về nuôi. Nhiều người còn ví von, ai có heo nái lúc này chẳng khác nào có máy ATM “nhả ra tiền”.
Tuy nhiên, giá heo nái, heo hậu bị rất đắt đỏ, từ 11,5 – 13 triệu đồng/con. Do heo nái có giá trị lớn nên trong quá trình nuôi, các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo bà con cần tuân thủ 6 nguyên tắc.
Nhiều người ví von, ai có heo nái lúc này chẳng khác nào có máy ATM “nhả ra tiền” vì giá heo giống đang ở mức cao, dao động từ 2,7 – 3,6 triệu đồng/con tùy trọng lượng. Ảnh: T.Q
Anh Nguyễn Đắc Thép, chủ cơ sở chăn nuôi tại TP.Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) cho biết, cơ sở chăn nuôi của anh hiện có 900 con nái cụ kị, ông bà, tuy nhiên việc sản xuất nái bố mẹ, hậu bị (để làm lợn nái đẻ con) luôn không đáp ứng đủ nhu cầu. Khách hàng muốn mua heo hậu bị, phải đợi tới tháng 8 – 9 mới có hàng.
Theo ông Trầm Quốc Thắng, Giám đốc HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong ( huyện Củ Chi, TP HCM), dịch tả heo châu Phi khiến HTX bị thiệt hại đến 60%. Do heo giống để nuôi thịt quá thiếu nên một số nơi ứng phó tạm thời bằng cách giữ lại heo thịt (cái), cho phối giống mang thai để có heo con nuôi, bỏ qua các yếu tố về di truyền.
Mặc dù kỹ thuật nuôi heo nái hiện nay đã có nhiều bước tiến triển rõ rệt so với trước đây nhờ ứng dụng công nghệ về giống, dinh dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại, trang thiết bị chuyên dùng. Nhưng thực tế cho thấy, người chăn nuôi vẫn thường xuyên gặp các vấn đề như heo cái hậu bị chậm hoặc rối loạn lên giống, tỷ lệ đậu thai thấp, heo nái đẻ ít con, heo con yếu, heo con chết non,…
Một trong những lô heo hậu bị mới xuất bán cho khách hàng của anh Nguyễn Đắc Thép. Ảnh: Đ.T
Theo một số tài liệu khuyến nông, muốn khắc phục tình trạng trên, người nuôi heo nái cần tập trung rà soát lại hiện trạng để áp dụng 6 biện pháp quản lý và kỹ thuật sau đây.
1. Luôn sử dụng con giống tốt
Giống heo phù hợp nuôi sinh sản hiện nay là giống Yorkshire và Landrace thuần hoặc heo lai (cha) Yorkshire x (mẹ) Landrace (nếu sử dụng tinh nọc là giống Landrace và mẹ là giống Yorkshire thì khả năng sinh sản của heo cái lai sau này vẫn được nhưng có thấp hơn đôi chút).
Heo cái hậu bị cần có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình nuôi cần đánh giá sức phát triển, ngoại hình để có thể quyết định lưu giữ hay loại thải. Nên mua heo cái hậu bị có trọng lượng ít nhất trên 60 kg thay vì mua heo nhỏ lúc lẻ bầy. Điều này sẽ giúp giảm tình trạng heo không đạt yêu cầu phải loại thải.
Khi heo đẻ, cần tiếp tục theo dõi, ghi lại số liệu liên quan đến sức sinh sản, chất lượng heo giống ở tất cả các lứa đẻ, nếu không đạt cần mạnh dạn loại thải. Tâm lý của nhiều hộ chăn nuôi vẫn thiên về việc lưu giữ heo cái đã đầu tư dù không đạt. Bà con rất ngại loại thải để mua nhập heo cái khác. Tuy nhiên thực tế cho thấy, loại thải để đầu tư mới sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Video đang HOT
Công nhân tại một trại lợn ở xã An Phú, Mỹ Đức (Hà Nội) thực hiện phối giống cho lợn nái theo phương pháp gián tiếp. Ảnh tư liệu
Nhu cầu dinh dưỡng của heo nuôi sinh sản có thể phân thành 4 giai đoạn khác nhau về số lượng và thành phần các chất bên trong khẩu phần thức ăn: Hậu bị, mang thai, nuôi con và nái khô chờ phối.
Trước đây, người nuôi heo nái gặp khá nhiều khó khăn trong việc phối trộn thức ăn sao cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của heo cái. Nhưng hiện nay, việc phát triển công nghiệp thức ăn đóng bao chuyên dùng đã giúp giải quyết một cách đơn giản khó khăn này.
Người nuôi chỉ cần mua và sử dụng các loại thức ăn đã phối trộn phù hợp cho heo cái ở các giai đoạn sinh trưởng theo đúng khuyến cáo định lượng của nơi sản xuất thức ăn. Đây là giải pháp có thể nói là tốt nhất trong việc áp dụng chế độ dinh dưỡng – thức ăn dành cho heo nuôi sinh sản.
Nếu cần, người nuôi có thể điều chỉnh tăng, giảm một chút số lượng thức ăn hoặc bổ sung một số chất vi dinh dưỡng (khoáng, vitamin, axit amin hoặc một số loại men tiêu hóa) nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thức ăn.
Người chăn nuôi Đồng Nai đẩy mạnh chăm sóc đàn heo trong bối cảnh giá heo hơi và giá heo giống đều đang tăng cao ngất ngưởng. Ảnh: Nguyễn Vy
3. Tạo tiểu môi trường chăn nuôi thích hợp
Đối với các trường hợp xây chuồng trại mới hay cải tạo chuồng trại đã có đều cần đáp ứng được các yêu cầu sau: sạch sẽ, thông thoáng, thuận tiện công việc vệ sinh và xử lý chất thải.
Trong điều kiện diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp, dịch bệnh khó lường, người nuôi nên nuôi mật độ thưa hơn mức kỹ thuật khuyến cáo chung. Tăng độ cao chuồng nuôi, sử dụng các loại vật liệu xây dựng có tính năng cách nhiệt, trồng cây xanh che bớt nắng. Đào ao gần nơi nuôi kết hợp lấy mặt nước giảm nhiệt và xử lý sinh học chất thải, lắp đặt hệ thống phun sương trong chuồng…
4. Tách riêng heo bằng chuồng lồng
Nguyên tắc chung là tạo môi trường yên tĩnh để hạn chế các tác động gây stress (choáng) do tiếng động lớn, chuyển chuồng, xua đuổi hay heo cắn nhau, nhất là khi heo mang thai và đẻ. Tốt nhất là từ lúc phối giống, heo hậu bị nên nuôi tách riêng cá thể bằng chuồng lồng để vừa thuận tiện theo dõi (đánh giá thể trạng, sức khỏe, phối giống, sử dụng vắc-xin,…) vừa giảm thiểu được các tác động gây stress. Cách nuôi riêng cá thể này tiếp tục áp dụng cho các giai đoạn mang thai, đẻ nuôi con và cả nái khô chờ phối lại.
5. Vệ sinh thú y chặt chẽ
Tiêm đầy đủ vaccine và thuốc thú y theo hướng dẫn phòng bệnh; vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải, kiểm soát người và phương tiện ra vào nơi chăn nuôi,… Tốt nhất là tuân thủ các phương thức chăn nuôi an toàn sinh học cho mọi thời điểm, tình huống. Kể cả lúc không có dịch bệnh cũng như lúc có dịch đe dọa.
6. Ghi nhật kí chăn nuôi
Đây là một yêu cầu rất cần thiết vì giúp người chăn nuôi không chỉ đánh giá được toàn bộ tiến trình sinh trưởng, sinh sản của heo cái để có những điều chỉnh kịp thời về con giống, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, quy trình vệ sinh thú y,… mà còn để đúc kết chính xác hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi qua con số thu, chi cụ thể.
Hiện hầu như các trang trại chăn nuôi lớn đều thực hiện việc quản lý sổ sách. Tuy nhiên, cơ sở nuôi heo nhỏ và nông hộ vẫn rất “lười” ghi chép, hoặc ghi không đầy đủ… Trở ngại này chính là nguyên nhân làm hạn chế nâng cao tay nghề của người nuôi, dù phần lớn người nuôi heo nái ở nông hộ đều có quá trình chăn nuôi lâu dài, nhiều kinh nghiệm.
Heo giống 3 triệu đồng/con, nhiều trại tự tạo heo bố mẹ để tránh lỗ
Đến thời điểm này, dịch tả heo châu Phi tại Đồng Nai cơ bản được khống chế nên việc tái đàn đang được ngành chức năng và người chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Đồng Nai đặt mục tiêu đến cuối năm 2020 sẽ tăng đủ số đàn lên 2,5 triệu con như thời điểm trước khi chưa xảy ra dịch.
Phát triển đàn cụ kỵ, ông bà và bố mẹ
Ghi nhận thực tế, sau 5 tháng tích cực tái đàn sau dịch tả heo châu Phi và đảm bảo an toàn sinh học, hiện đàn heo của Đồng Nai đã đạt 2.031.000 con (tăng khoảng 14% so với tháng 1). Việc tái đàn tại Đồng Nai cơ bản được đánh giá là khá thuận lợi dù khan hiếm nguồn giống. Tính đến thời điểm này Đồng Nai đang có 815 con heo giống cụ kỵ ông bà, 215.000 nái sinh sản, 64.517 nái hậu bị, 3.700 đực giống, 371.755 heo con theo mẹ sắp cai sữa để xuất giống. Đây chính là những "tài nguyên" mà Đồng Nai có sẵn để thực hiện việc tái đàn một cách thuận lợi hơn.
Nhưng để có con giống đủ cung ứng ra thị trường trong thời gian tới cũng như phục vụ nhu cầu tái đàn tự túc thì hiện nay người chăn nuôi và các doanh nghiệp đang ra sức tiến hành gây đàn nái.
Theo đó, các doanh nghiệp lớn chọn phương án nhập đàn nái về. Các hộ chăn nuôi thì có hộ gây từ heo nái hậu bị nhưng có hộ lại chọn phương án "liều" gây nái từ heo thịt để xem mức độ tạo giống như thế nào mới thực hiện điều chỉnh.
Trại giống heo cụ kỵ ông bà, bố mẹ đã tái đủ đàn và đang cố gắng nhân giống cung ứng ra thị trường.
Đến nay, 10/11 địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện tái đàn. Kết quả có 328 cơ sở đã tái đàn, tăng đàn đạt số lượng 219.845 con (6.831 heo nái, 35 heo hậu bị, 14 heo đực giống, 2.274 heo cai sữa và 210.691 heo thịt).
Trại Hoa Phượng thuộc ấp Cây Xoài, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu của ông Nguyễn Hữu Thắng là một trại lớn với mô hình vừa nuôi heo thịt vừa nuôi heo đực và heo nái để tự gây giống. Tuy nhiên, sau đợt dịch, trại heo của ông Thắng bị chết 700 con heo nái và hàng ngàn con heo thịt, heo con gây giống nên công việc hiện nay được ông Thắng tập trung là tái đủ đàn như thời điểm chưa có dịch tả heo châu Phi xuất hiện.
Ông Thắng cho biết, hiện ông đã tăng đàn nái lên 93 con và dự kiến hết năm nay sẽ tăng đủ đàn nái là 700 con. Tuy nhiên, do con giống để gây nái giá rất cao (15 triệu đồng/con) lại rất khan hiếm nên ông buộc phải tạo heo nái từ heo thịt để sớm tái đủ đàn phục vụ quá trình chăn nuôi của trang trại.
Nhiều trại cố gắng tự tạo heo bố mẹ để cho ra heo giống.
"Hiện heo giống nuôi thịt trên thị trường là 3,1 - 3,2 triệu đồng/con nhưng cũng rất khó mua. Với giá heo như vậy kèm tiền cám thì đầu tư ban đầu cho 1 con heo đã mất khoảng 6,3 - 6,5 triệu đồng. Nếu sau 4-5 tháng nữa heo xuất chuồng giá vẫn ở mức trên 80.000 đồng/kg thì người nuôi có lãi nhẹ. Nhưng nếu như giá heo từ mức 75.000 trở xuống thì người nuôi xem như huề vốn hoặc lỗ nặng. Vì vậy chúng tôi quyết định tự gây heo nái từ heo thịt để phục hồi lại đàn của trại" - ông Thắng chia sẻ.
Cố gắng tự tái đàn
Tại trang trại của anh Hoàng Đình Đông ở huyện Thống Nhất, trước khi dịch tả heo Châu Phi, quy mô đàn lên đến 5.000 con nhưng hiện tại đàn heo của gia đình anh đã chết hết và phải gây đàn trở lại. Trước đây, gia đình anh chỉ có 5 con nái, 1 con đực để gây giống số lượng ít, số còn lại mua bên ngoài. Còn thời điểm này do heo giống quá cao nên gia đình anh quyết định chuyển sang gây giống nái và đực để tự cung tự cấp con giống đảm bảo khép kín một số khâu trong chăn nuôi.
"Cũng phải học theo cách các trại lớn vẫn làm là tự cung tự cấp con giống thôi. Lúc này mà mua giống ngoài để nuôi coi như chết đứng vì khó lường được tình hình mà giá quá cao" - anh Đông nói.
Cũng theo anh Đông, một con heo nái sẽ cho ra khoảng 20 - 24 con heo giống mỗi năm và phải đảm bảo đủ điều kiện an toàn và heo nái phải thật sự chất lượng mới cho ra con giống tốt.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến kiểm tra việc tái đàn heo ở Đồng Nai.
Trong khi đó, tại trại heo giống gốc quốc gia Bình Minh, nhờ làm tốt công tác đảm bảo đàn trong mùa dịch tả heo Châu Phi nên chỉ mất 8% tổng đàn vì dịch. Đây là trại giống trước đó được Cục Thú y khen thưởng vì làm tốt công tác đảm bảo an toàn sinh học, giữ đàn gần như trọn vẹn.
Theo ông Nguyễn Hữu Tỉnh, Phó Giám đốc Phân viện chăn nuôi Nam Bộ, đại diện trại giống Bình Minh, đến thời điểm này trại giống cơ bản đã phục hồi được toàn bộ 500 con nái cụ kỵ để sản xuất ra heo ông bà - bố mẹ nhằm đảm bảo cung ứng ra thị trường.
Heo giống cụ kỵ tại Trại giống quốc gia Bình Minh.
Ông Tỉnh cho biết, trại Bình Minh chỉ có đàn cụ kỵ, ông bà và đây là những đàn heo đảm bảo cho công tác tái đàn trong thời gian tới. Mỗi tháng trang trại xuất đi 200-250 con heo giống bố mẹ đến các trại có nhu cầu nuôi heo đẻ.
"Các trại heo phải đảm bảo được an toàn sinh học thì công tác phục hồi mới sớm được thực hiện. Trước đó cũng nhờ sát trùng, sát khuẩn và phun xịt khử trùng, tăng sức đề kháng cho heo bằng enzim,... nên trại mới đảm bảo được số lượng đàn ổn định. Trước mắt chúng tôi phục hồi đủ đàn nhưng một chu kỳ tối thiểu để có con giống tốt cung ứng ra thị trường mất thời gian khá lâu. Dự kiến phải đến cuối năm mọi thứ mới thật sự trở lại ổn định".
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Văn Chánh cho biết, hiện Đồng Nai đang tăng cường tái đàn, phát triển đàn heo và đã đạt hơn 80% tổng đàn so với trước dịch.
Đồng Nai sẽ vận động các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI phát triển đàn giống để có nguồn con giống cung cấp cho người chăn nuôi; liên kết với người nông dân để cung cấp giống, kỹ thuật nhằm đảm bảo tái đàn an toàn. Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người chăn nuôi tái đàn, đặc biệt là phát triển đàn heo giống.
Giá con giống cao, người nuôi heo e dè tái đàn, sợ rủi ro Dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đến nay cơ bản đã được khống chế. Tuy nhiên, giá con giống đang cao khiến người chăn nuôi dè dặt chuyện tái đàn. Chưa dám ồ ạt tái đàn Trước khi dịch tả heo châu Phi xuất hiện, tỉnh Đồng Nai là thủ phủ chăn...