Sán lợn làm tổ trong não vì mê tiết canh, nem chạo
“Gần 30 bệnh nhân điều trị mỗi năm tại BV Nhiệt đới TƯ đều có thói quen ăn tiết canh , nem chạo thường xuyên”, TS.BS Nguyễn Như Lâm, Trưởng khoa Vi rút – Kí sinh trùng , cho biết.
Người nổi “gạo” vì sán lợn
TS Lâm cho biết, nguy cơ mắc sán lợn cao khi ăn đồ sống như tiết canh lợn, thịt lợn chưa nấu chín. Những con lợn mà dân gian vẫn hay gọi là “ lợn gạo ” thực chất là lợn bị nhiễm sán. Bản chất hạt gạo trong con lợn là nang ấu trùng của sán. Khi ăn phải thịt lợn gạo nấu chưa chín, ăn tiết canh những con lợn này vào người, nang ấu trùng nở ra, phát triển trong cơ thể để trở thành sán dây trưởng thành và gây bệnh.
Hình thức nhiễm sán lợn thứ hai, đó là khi con lợn nhiễm sán thải phân ra ngoài kèm theo trứng sán. Nếu người nuốt phải trứng sán này do ăn phải thức ăn nhiễm trứng sán như rau sống, tiết canh (trứng sán trong phân có nguy cơ dính vào tiết canh trong quá trình chọc tiết lợn) và bị nhiễm ấu trùng sán lợn.
Khi trứng vào trong cơ thể nó phát triển thành ấu trùng. Ấu trùng sán lợn có khả năng xuyên qua niêm mạc đường tiêu hóa, cư trú ở tất cả các hệ thống từ cơ vân đến cơ tim, cơ hoành, nổi những hạt li ti trên da như con lợn gạo. Còn nếu sán lợn đi lên não, mắc lại đây, phát triển lớn lên gây bệnh sán não.
Tưởng động kinh lại hóa… sán não
Video đang HOT
Hình ảnh cho thấy sán làm tổ trong não
Qua thực tế điều trị, TS Lâm cho biết, đa phần người bệnh nhiễm sán não đến viện khám vì lo lắng bị đau đầu, tiền đình, động kinh nên mọi người đều hết sức hoảng hốt hình ảnh phim chụp cắt lớp lại phát hiện sán làm tổ trong não.
Khi mắc sán não, người bệnh có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, nôn, có thể có các cơn co giật kiểu động kinh. “Chính vì đặc điểm này mà bệnh sán não dễ chẩn đoán nhầm động kinh, nhất là ở tuyến y tế cơ sở. Nhưng khi đi chụp cắt lớp, hình ảnh nang sán não dễ dàng được phát hiện, bởi nang sán có kích thước khá to, có những nang lớn từ 0,5 – 1cm. Đây chính là nguyên nhân gây những biểu hiện đau đầu, nôn, co giật cho người bệnh”, TS Lâm nói.
ThS Đỗ Trung Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét ký sinh trùng TƯ cho biết, biểu hiện của nhiễm nang sán rất phong phù, tùy thuộc vào vị trí mà các nang sán cu ngụ. Ấu trùng sán có thể đi bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt, và đặc biệt là não, trong hệ thần kinh trung ương, chiếm 60-80% các trường hợp. Khi cư trú vùng cơ, gây các tổn thương thì trên da người bệnh xuất hiện các nang nhỏ bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên bình thường. Còn khi cư trú ở não gây các triệu chứng động kinh, co giật, nhìn mờ, mù mắt, tăng áp lực nội sọ, đau đầu kéo dài…”Đáng nói, biểu hiện của sán lợn trong não dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh thần kinh khác. Bởi người bệnh thường có đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, bại chân tay, rối loạn cảm giác, liệt, tăng áp lực nội sọ…Vì thế, rất nhiều bệnh nhân có ấu trùng sán lợn trong não đến viện sau cả quá trình dài vài năm đi khám ở nhiều nơi mà không phát hiện ra bệnh”, BS Dũng nói.
TS Lâm cho biết thêm, với những bệnh nhiễm kí sinh trùng nếu không tái nhiễm sẽ tự khỏi do kí sinh trùng sống có thời hạn trong cơ thể. Nhưng thực tế, người bệnh đã bị nhiễm kí sinh trùng thì thường liên tục bị tái nhiễm do thói quen ăn uống. Nếu nhiễm kí sinh trùng liên tục, bệnh không tự khỏi, các nang sán này có thể để lại di chứng não cho người bệnh, chính vì vậy mà việc phát hiện, điều trị và phòng tái nhiễm kí sinh trùng là vô cùng quan trọng.
“Nhất là với những bệnh nhân bị nang sán gây tổn thương ở những ống dẫn lưu, lưu thông ổ dịch não tủy từ trên não, gây tắc, gây giãn não thất, ứ nước trong não thì việc phát hiện sớm rất quan trọng để tiến hành phẫu thuật. Còn bình thường, với sán não người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa mà không có chỉ định phẫu thuật”, TS Lâm nói. Còn nếu được phát hiện sớm bệnh nhân sẽ khỏi hẳn các triệu chứng do ấu trùng sán gây ra, song nhiều trường hợp có thể để lại hiện tượng các nốt vôi hóa trong não do bị nang sán quá lâu không được điều trị.
Để phòng bệnh, cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường đất, cần rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cần vệ sinh môi trường sạch sẽ, quản lý tốt nguồn phân, không dùng phân tươi để tưới rau… Tuyệt đối không ăn thịt lợn gạo, tiết canh, nem thính , nem chạo, thịt lợn tái , điều trị người bệnh khi có biểu hiện nhiễm sán dây…
Theo Dantri
Mất chân, tay vì ăn tiết canh
Bệnh nhân nam ngoài 40 tuổi, ở Hà Nam nhập viện Nhiệt đới trung ương được 2 ngày thì tử vong do bệnh viêm cầu lợn biến chứng. Tại BV nhiều bệnh nhân nhiễm viêm cầu lợn bị hoại tử phải cắt bỏ chân, tay thậm chí có bệnh nhân nặng đã tử vong. Được biết, tất cả bệnh nhân nhiễm viêm cầu lợn đều tiếp xúc trực tiếp với lợn hoặc ăn tiết canh lợn.
Trường hợp bệnh nhân N.V.H. 50 tuổi quê ở Phú Thọ nhập viện ngày 17/8 trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy gan, suy thận. Dù các bác sĩ phải lọc máu, điều trị tích cực suốt 24 giờ nhưng sức khỏe bệnh nhân vẫn rất xấu.
Đáng chú ý là trường hợp bệnh nhân P.V.T. quê ở Nghệ An nhập viện ngày 15/8, sau khi uống rượu và ăn tiết canh bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau đầu. Bệnh nhân được đưa đến BV Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng xuất huyết, sốc nhiễm khuẩn nặng, rối loạn đông máu và suy tạng cấp. Các bác sĩ cho bệnh nhân điều trị tích cực, lọc máu, thở máy nhưng đến thời điểm này sức khỏe của bệnh nhân vẫn rất nguy kịch.
Bệnh nhân nhiễm viêm cầu lợn đang điều trị tại BV Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thu Trịnh
Trường hợp cụ B. 90 tuổi quê ở Nam Định nhập viện ngày 4/8 trong tình trạng sốt, lơ mơ, rối loạn ý thức, xuất hiện hoại tử ở đùi, tay, vai....Theo người nhà bệnh nhân, cụ B ăn một bát tiết canh, ngày hôm sau cụ có biểu hiện sốt, rét run. Sau khi làm các xét nghiệm các bác sĩ kết luận cụ B bị nhiễm viêm cầu lợn. Cụ được điều trị tích cực, thở máy liên tục, sức khỏe tiến triển tốt và đã được xuất viện.
BS. Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Bệnh viêm cầu lợn lây từ người sang người có diễn biến nhanh và rất phức tạp. Dấu hiệu ban đầu của bệnh rất khó nhận biết ngoài việc sốt cao, rét run. Nếu bệnh nhân nhập viện muộn nguy cơ tử vong là rất lớn. Nếu không may mắc bệnh thì bệnh nhân sẽ phải điều trị dài ngày và chi phí vô cùng tốn kém".
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, từ đầu năm tới nay, BV đã tiếp nhận gần 30 trường hợp mắc viêm cầu lợn, nhưng 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng. Đáng chú ý là hầu hết bệnh nhân nhập viện muộn đều đã tử vong.
Bệnh nhân nhiễm viêm cầu lợn nếu nhập viện muộn có thể tử vong
BS. Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo, để phòng bệnh viêm cầu lợn, người dân tuyệt đối không lựa chọn thịt lợn ốm, thịt không có nguồn gốc, khi sử dụng cần phải đun chín, tuyệt đối không ăn tiết canh. Khi giết mổ phải có các thiết bị phòng hộ như khẩu trang, găng tay. Nếu thấy thịt lợn có dấu hiệu lạ như xuất huyết hoặc phù nề thì tuyệt đối không sử dụng.
Nếu bệnh nhân có những biểu hiện như sốt cao, đau đầu, nôn, khó thở, nổi ban hoại tử trên người... thì cần tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Tàn phế, tử vong vì... tiết canh Người ăn tiết canh không được chế biến sạch sẽ có thể mắc phải một số bệnh: nhiễm trùng huyết; hoại tử chân, tay... Đó là khẳng định của thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó khoa Điều trị tích cực - Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương. - Theo quan niệm của một số người, ăn lòng lợn, tiết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Phát hiện kho chứa gần 12.000 lon sữa bột không rõ nguồn gốc ở Long An

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT

TP.HCM phát hiện biến chủng Covid-19 mới khiến số ca bệnh gia tăng

"Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người"

Nam thanh niên tử vong sau tiếng nổ lớn

Khám chữa bệnh dưới 351.000 sẽ được miễn phí

Sở GD&ĐT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chọn sách giáo khoa

Ba chiến lược tiến tới miễn viện phí toàn dân

Ga T3 Tân Sơn Nhất lại chảy nước mưa ào ào từ mái

Vụ mái nhà ga metro Cát Linh thủng 8 tháng không sửa: Hanoi Metro nhận lỗi

Clip ghi lại phút nước lũ dâng nhanh chóng mặt khiến nhiều người thót tim
Có thể bạn quan tâm

Khi tôi đang bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà, mẹ chồng ra trước tòa nói một câu khiến ai nấy kinh ngạc
Góc tâm tình
09:52:15 25/05/2025
BYD lần đầu tiên vượt hãng xe Tesla về doanh số tại châu Âu
Ôtô
09:42:17 25/05/2025
5 chiếc váy linen không thể thiếu trong mùa hè
Thời trang
09:41:43 25/05/2025
Trúc Anh (Mắt Biếc) hiện ra sao sau khi bị tăng cân mất kiểm soát, cơ thể rơi vào tình trạng báo động?
Sao việt
09:26:34 25/05/2025
Nữ diễn viên được 1 đạo diễn đình đám khen nức nở: "Chỉ cần cao thêm 10cm, cả showbiz là của cô ấy!"
Sao châu á
09:23:30 25/05/2025
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?
Sức khỏe
09:20:32 25/05/2025
Mỹ nhân Việt cả đời được gọi là "vedette của showbiz", xuất thân hoàng tộc mới chấn động
Hậu trường phim
09:12:57 25/05/2025
'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46
Thế giới
08:42:08 25/05/2025
Ghé thăm công viên quốc gia Gyeryongsan
Du lịch
08:39:34 25/05/2025
Nam thanh niên đuổi theo đoàn khách quốc tế, tông chấn thương cảnh sát
Pháp luật
08:37:17 25/05/2025