“Săn” lộc rừng mập u ú, nhú từ dưới đất trồi lên nhọn hoắt
Chúng tôi có mặt ở bản Bãi Đu, xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La khi người dân ở đây chuẩn bị vào rừng đào măng ngọt-lộc rừng mập u ú nhú từ dưới đất lên
Anh Bàn Văn Thu cho biết: “Mỗi năm vào dịp cuối tháng giêng – đầu tháng hai âm lịch, bà con lại đi lên núi tìm và đào măng ở khu rừng vầu dân sinh “.
Hầu hết dân số ở bản là người dân tộc Dao Tiền. Do bản có ít ruộng nên bà con vẫn phải sống chủ yếu dựa vào rừng dân sinh, trong đó mùa đi lấy măng đầu năm được trông đợi nhất. Người Dao Tiền ở đây coi loại măng ngọt này như lộc của rừng mỗi dịp mùa xuân.
Mọi người gùi măng xuống núi.
Từ nhà, họ bắt đầu đi ủng, đeo gùi, mang theo thuổng và dao, rồi lên xe máy vào bìa rừng. Từ đây nhóm phải vượt qua quãng đường khá dốc để tới được khu rừng vầu, bãi măng nằm trên sườn núi ở độ cao 600-700m so với mực nước biển. Thời tiết đầu năm nhưng đã nắng nóng, nhiều đoạn leo qua dốc, một số người phải nghỉ chân dưới gốc cây để hồi sức.
Nếu sức khỏe tốt thì một chuyến đi có thể đào được 30-40kg măng tươi.
Măng mọc nhú khỏi mặt đất dưới những gốc vầu cao vút. Nhiều đoạn rừng vầu âm u, lại có lá khô trên mặt đất, nên bà con phải vạch, bới để tìm kiếm mầm măng. Dân dùng những chiếc thuổng sắt mang theo để đào sâu xung quanh củ măng, rồi dùng tay nhổ hoặc dao xắn cho đứt gốc.
Măng tươi được đổ bán cho các thương lái.
Nhiều củ măng to đến 2-3kg được nhổ lên trong niềm phấn khích của người dân. “Loại măng củ này là của cây vầu, có thể thái ra chế biến thành nhiều món xào, luộc, nấu… đều rất ngon” – một thanh niên vừa khoe củ măng mới đào, vừa cho tôi biêt thêm. Sau khi đào củ lên, người dân lại lấp đất vào hố để mầm măng tiếp tục mọc cho mùa xuân năm sau có để thu hoạch.
Video đang HOT
Hai phụ nữ Dao Tiền đi ủng, mang gùi chuẩn bị cho chuyến lên núi đào măng.
Nhóm thanh niên trong bản nếu chăm chỉ và có sức khỏe tốt một ngày có thể đào được 30-40kg măng tươi, còn mấy phụ nữ cũng kiếm được trên dưới 20kg.
Trên đường xuống núi với gùi măng đầy sau lưng, chị Triệu Thị Thảo tâm sự với chúng tôi: “Việc đi đào măng rừng ở bản cũng vất vả lắm, phải có sức khỏe tốt để leo núi, đào đất, chặt nhổ… Mà khi đưa măng được xuống núi, giá thành lại chẳng được là bao. Mỗi kg măng tươi dân bản bọn em bán cho các thương lái chỉ được 10 ngàn đồng thôi!”.
Và họ lên xe máy từ nhà vào bìa rừng cùng với cánh đàn ông.
Chính vì thế những người trực tiếp bỏ công sức ra đi lấy măng như chị Thảo, anh Thu…thường chỉ kiếm được 200-400 ngàn cho 1 chuyến đi. Một số gia đình có người rảnh rỗi thì sẽ cắt gốc và đem măng ra ven đường bán lẻ với giá 15-20 ngàn đồng/kg.
Tuy rằng vụ đi đào và thu hoạch măng trên rừng chỉ diễn ra một thời gian ngắn, giá bán lại rất thấp, nhưng đối với bà con Dao Tiền ở đây thì đó cũng là nguồn thu nhập đáng kể để trang trải cuộc sống và nuôi con cái học hành.
Băng qua đoạn núi dốc để đến bãi măng.
Mầm măng củ nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt
Người đàn ông đào củ măng giữa khu rừng vầu âm u.
Nhiều củ măng sau khi đào xung quanh có thể nhổ được bằng tay.
Niềm vui của chàng trai với củ măng rất to trên tay.
Đào măng, một công việc vất vả đối với những người phụ nữ.
Theo Văn Hải-Nguyễn Duy (Saigondautu)
Hiến kế đưa thương hiệu cam Phù Yên "bay xa"
Để đưa cam Phù Yên tiến xa và hướng đến thị trường xuất khẩu, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam cho rằng: Chính quyền và người dân Phù Yên cần xây dựng và đưa quy trình chuẩn vào chăm sóc cây cam một cách khoa học, bài bản.
Nở rộ... triệu phú
Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Ngọc Yên ở bản Phúc Yên (xã Mường Thải, huyện Phù Yên, Sơn La) quyết định chuyển toàn bộ diện tích trồng ngô, đỗ tương sang trồng cam đường canh, cam Vinh. Ông Yên cho biết, lúc đầu trồng cam gặp không ít khó khăn vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm, nhưng sau nhiều năm tự tìm tòi, học hỏi, đến nay gia đình ông đã thành công với cây cam.
Hiện, vườn cam rộng khoảng 6.000m2 của gia đình ông Yên đã cho thu hoạch năm thứ 4, bình quân mỗi năm đạt sản lượng 20 - 30 tấn. "Trước kia, người dân chúng tôi chỉ trồng ngô, trồng sắn. Với 1ha canh tác cây ngô chỉ thu được 20 - 25 triệu đồng nhưng khi chuyển sang trồng cam 1ha có hộ thu 300 - 400 triệu đồng là chuyện bình thường" - ông Yên nói.
Đồng chí Thào Xuân Sùng cùng các cán bộ trong đoàn công tác khảo sát nông nghiệp Tây Bắc thăm quan vùng cam đặc sản Phù Yên (Sơn La) cuối tháng 2.2019. ảnh: Trần Quang
Được biết, cam Mường Thải hiện có mặt tại 8/10 bản của xã với khoảng 250ha với hơn 200 hộ trồng. Bà Bạch Thị Xiêng - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Phù Yên cho hay: Trong số các xã trồng cam, Mường Thải có diện tích lớn nhất và thành công nhất với sản lượng cam đạt khoảng trên dưới 30 tấn/ha. Đặc biệt, trong mấy năm gần đây tại Mường Thải đã xuất hiện hàng trăm triệu, tỷ phú nhờ loại cây đặc sản này. Bà Xiêng cho biết thêm, sản phẩm cam được trồng ở Phù Yên có đặc điểm quả to, đều, vỏ mỏng và đặc biệt là ăn rất ngọt, thơm nên được khách hàng các tỉnh, thành rất ưa chuộng, mua nhiều.
Đã hơn 1 năm, kể từ khi sản phẩm cam của những người nông dân các xã vùng trồng cam huyện Phù Yên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, cây cam Phù Yên đang ngày một nổi tiếng được người dân biết đến, tiêu thụ nhiều trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Để cam Phù Yên vươn xa trên thị trường, trong ngày hội cam được huyện tổ chức tháng 11.2018 vừa qua, huyện Phù Yên đã ký biên bản ghi nhớ với chuỗi cửa hàng sạch của một doanh nghiệp dưới Hà Nội về phát triển chuỗi giá trị nông sản giá trị cao. Đồng thời, huyện cũng ký kết hợp đồng nguyên tắc bán hàng với HTX trồng cam Văn Yên, xã Mường Thải. Theo bà Xiêng, để thương hiệu cam Phù Yên giữ vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng, thời gian tới, huyện Phù Yên sẽ tiếp tục tập trung mở các lớp tập huấn, đào tạo và thực hành sản xuất, hướng dẫn người nông dân tuân thủ nguyên tắc để cho ra đời những trái cam an toàn tiêu chuẩn VietGAP.
Cùng với đó, sản phẩm sau thu hái để bán tươi, địa phương cũng sẽ chú trọng đầu tư hơn vào khâu sơ chế, đóng gói bao bì, tem nhãn giúp người tiêu dùng nhận diện đầy đủ thông tin về quy trình sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ khi truy cập mã vạch.
Cần xây dựng quy trình chuẩn cho cam
Trong chuyến khảo sát nông nghiệp ở huyện Phù Yên (Sơn La) cuối tháng 2.2019 vừa qua, đồng chí Thào Xuân Sùng cùng các cán bộ của đoàn công tác đã xuống tận các ruộng trồng cam ở xã Mường Thải để thăm, trò chuyện với nông dân ở đây.
"Hiện giờ cây cam đang ra hoa rất sai nhưng trên các cây này còn rất nhiều lá già, cành yếu... đều này sẽ gây hại
và khiến cây cam phát triển kém. Nếu bà con chăm sóc không cẩn thận cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng, quả ra không đồng đều, chất lượng không được như mong muốn. Qua đây cho thấy việc tác động kỹ thuật lên cây cam rất ít, bà con chưa có quy trình chuẩn để chăm sóc loại cây đặc sản này" - đồng chí Thào Xuân Sùng nói.
Để nâng chất lượng sản phẩm, người đứng đầu T.Ư Hội ND Việt Nam gợi ý huyện Phù Yên cần sớm liên hệ và phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn ở Trung ương và nhất là ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam để xây dựng quy trình chuẩn trong việc chăm sóc, thu hoạch, chế biến cam. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần có cơ chế hỗ trợ. Hội ND cấp huyện, xã ở Phù Yên cũng cần đẩy mạnh các chương trình tập huấn, hướng dẫn nông dân tích cực áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để giúp giảm nhân công và tăng chất lượng sản phẩm.
Gợi mở thêm hướng đi mới cho bà con trồng cam ở Phù Yên, Trưởng đoàn khảo sát nông nghiệp Tây Bắc mong muốn người dân tại các xã trên địa bàn huyện này cần nuôi thêm ong để vừa giúp thụ phấn cho các cây trồng vừa nhằm tăng thu nhập cho nông dân.
"Dựa vào tiềm năng sẵn có của mình, bà con ở đây cần nuôi thêm ong và tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong của mình để phát triển cùng với thương hiệu cây ăn quả đặc sản khác giúp thu nhập tăng cao hơn" - đồng chí Thào Xuân Sùng khẳng định.
Theo Danviet
Xe container lật trơ bụng, tài xế đạp cửa thoát thân Tài xế ôm cua gấp đổ dốc nhưng không làm chủ được tốc độ nên mất lái khiến xe container lật nghiêng, chắn ngang giữa đường. Vụ tai nạn xảy ra khoảng 10h sáng nay, đoạn gần ngã 3 Tân Thanh, thuộc xã Tân Lang, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Theo người dân đi đường, xe container (chưa rõ biển kiểm soát)...