Săn “lộc rừng” đầy hạt, quả màu tím đẹp lạ, kiếm trăm triệu mỗi năm
Từ nhiều năm nay, đi rừng “săn” chuối hột đã trở thành nghề của anh Kiều Viết Cường (thôn 6, xã Hà Linh, Hương Khê, Hà Tĩnh). Nếu may mắn, có ngày anh có thể kiếm được tiền triệu nhờ quả chuối hột rừng độc đáo này.
Nghề săn chuối rừng giúp anh Kiều Viết Cường cho thu nhập khá cao.
Đất rừng Hương Khê xưa nay vốn nổi danh với những sản vật phong phú. Một trong những thứ “lộc rừng” đó là những quả chuối hột lẩn khuất trong những khe suối.
Trước đây, chuối hột rừng (có nơi gọi là chuối ri) được người dân địa phương sử dụng để ngâm cùng với rượu hoặc chế biến thức ăn. Ngày nay, khi giao thông thuận tiện, chuối rừng được mang về thành phố. Nhờ đó, người nông dân bản địa có thêm nghề thu hoạch và chế biến chuối rừng với thu nhập ổn định.
Anh Kiều Viết Cường có lẽ là một trong những thợ “săn” chuối rừng khấm khá nhất huyện Hương Khê, tính trung bình, mỗi tháng anh kiếm hơn 10 triệu đồng từ mặt hàng này. Tính ra, mỗi năm thu ngót nghét 120 triệu đồng. Từ chỗ là “nghề tay trái”, nay gần như trở thành nghề chính của anh.
Chuối hột rừng có màu tím độc đáo, có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Anh Cường nhớ lại, khoảng năm 2012, khi mới lập gia đình, anh cùng vợ thường xuyên vào đồi khai phá đất hoang, chăn trâu, nuôi lợn, trồng keo. Một lần tình cờ phát hiện vạt chuối rừng khá lớn, quả căng, ánh tím rất đẹp mắt nên anh đem về dùng ngâm rượu để dùng trong gia đình.
Về sau, thấy không ít người có nhu cầu nên anh đem về bán thử. Lợi thế nhà nằm sát với Quốc lộ 15A nên sạp chuối của anh nhanh chóng thu hút người đi đường. Nhiều khách hàng sử dụng thấy chất lượng liền quay lại và để lại số điện thoại, địa chỉ để hàng mua lâu dài.
Thấy thuận lợi, anh Cường tìm hiểu thêm qua sách báo, truyền hình thì được biết chuối rừng lành tính, có lợi cho sức khỏe và thậm chí còn có tác dụng điều trị một số bệnh về thận. Dù không khẳng định chuối rừng là dược liệu, song, theo anh Cường, chuối rừng có lợi cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Video đang HOT
Để đa dạng sản phẩm, vợ chồng anh còn sơ chế bằng cách ủ chín, phơi, sấy để bán cho khách hàng.
Tiếp tục câu chuyện, Anh Cường chia sẻ: “Để tìm được chuối rừng với số lượng lớn, tôi phải lặn lội đến nhiều vùng rừng xa ở Phú Lâm (xã Phú Gia) hay Rào Vàng (xã Hương Lâm)… Ngoài đi xe máy hàng chục cây số, tôi còn phải trèo đèo, lội suối 2, 3 tiếng đồng hồ mới tìm thấy chuối rừng. Mỗi chuyến đi như vậy tôi gánh khoảng 15 buồng, tương đương với 60 – 70 kg. Cứ 2 đến 3 ngày, tôi lại đi rừng một chuyến, hoặc có khi đắt khách, ngày nào tôi cũng đi”.
Không chỉ bán chuối tươi, để đa dạng sản phẩm, chị Nguyễn Thị Hà – vợ anh Cường còn cắt miếng hoặc ủ chín, lột sạch vỏ, phơi hoặc sấy khô rồi bán với giá cao hơn. Chị còn tận dụng điện thoại thông minh để rao bán qua mạng xã hội, qua đó, nhiều khách hàng từ những thành phố lớn như: Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… cũng thường xuyên đặt hàng.
Hiện tại, anh Cường bán chuối hột tươi với giá trung bình 20 nghìn đồng/kg, còn chuối khô từ 100 – 200 nghìn đồng/kg tùy loại.
“Trung bình, mỗi ngày tôi đưa ra thị trường khoảng 15 – 20 kg chuối tươi. Cá biệt, có những ngày đắt khách, vợ chồng tôi bán đến hơn 1 tạ chuối tươi, thu về gần 3 triệu đồng”, anh Cường nói thêm.
Theo Dương Chiến (Báo Hà Tĩnh)
Nghề "hái" ra tiền khủng ở Đắk Nông: Săn chuối hột rừng đại bổ
Mặc dù chỉ được xem là nghề tay trái nhưng nhiều người dân ở Tuy Đức (Đắk Nông) đã "hái ra tiền" nhờ việc "săn" chuối hột rừng. Do có nhiều tác dụng "đại bổ" cho sức khoẻ nên chuối hột rừng ngày càng được nhiều người săn lùng .
Việc phụ cho thu nhập "khủng"
Mười năm trước, khi việc nông đã rỗi, chị Nghiêm Thị Đào, ở bon Phi Lơ Te 1 (xã Đắk Ngol, huyện Tuy Đức, Đắk Nông) mang giỏ đi dọc các khe, suối để hái chuối hột rừng.
"Thấy có người muốn mua loại chuối này nên trong lúc rảnh rỗi, tôi đi hái về phơi khô bán kiếm thêm thu nhập. Thế nhưng nhu cầu thị trường ngày càng tăng nên giờ đây tôi xem việc đi "săn" chuối hột rừng là một việc chính"- chị Đào cho biết.
Từ "nghề" phụ này, mỗi năm gia đình chị Đào thu nhập thêm hơn 100 triệu đồng.
Chị Đào cho biết thêm, chuối hột rừng cho trái quanh năm, nên mỗi khi rảnh rỗi là chị lại đi tìm hái về để bán. Tuy chỉ làm phụ thêm, nhưng mỗi năm gia đình chị Đào có thể thu về hơn 100 triệu đồng.
Tại xã Đắk Ngol, không chỉ có chị Đào mà rất nhiều người cũng có thu nhập "khủng" nhờ từ loại cây này. Anh Hoàng Văn Cẩn (bản Đoàn Kết, Đắk Ngo) cho biết, gia đình thu về hàng chục triệu đồng từ chuối hột rừng mỗi tháng.
Cũng như chị Đào, ban đầu anh Cẩn tự "săn" chuối hột rừng về bán cho thương lái, nhưng giờ anh đã trở thành "ông chủ" chuối hột rừng ở Đắk Ngol. Hiện anh Cẩn thu mua chuối hột của người dân về chế biến, mỗi tháng xuất bán ra thị trường từ 5-10 tấn chuối hột rừng. Với giá dao động từ 35.000 - 50.000 đồng/kg, mỗi tháng anh Cẩn thu về khoảng 50 triệu đồng. Từ một nông dân thuộc diện khó khăn, anh Cẩn đã sắm được ô tô nhờ buôn bán loại quả độc đáo này.
"Sản phẩm của tôi giờ được rất nhiều người biết đến. Không chỉ ở địa phương, hiện tôi nhận được rất nhiều đơn hàng ở khắp cả nước"- anh Cẩn cho biết.
Nghề "hái" ra tiền khủng nhưng không phải nghề?
Theo anh Cẩn, chuối hột rừng khi ngâm rượu uống có thể điều trị được một số bệnh như: đau lưng, nhức mỏi, sỏi thận và đặc biệt có tác dụng tốt cho nam giới... Do giá rẻ, dễ dùng nên bất cứ người dân nào cũng có thể mua dùng.
Việc chế biến chuối hột rừng, tuy nói là nghề mà chẳng phải nghề. "Tôi đặt hàng người dân thu hái những buồng chuối hột rừng đã già. Sau đó mua về ủ chín, lột vỏ rồi đem phơi khoảng 3 ngày, đưa vào lò sấy cho khô là có thể xuất bán"- anh Cẩn nói.
Người dân ở Đắk Ngol làm việc cho các cơ sở thu mua chuối hột rừng để kiếm thêm thu nhập.
Anh Cẩn cũng cho biết, do công việc nhẹ nhàng, không khó khăn nên người dân nông nhàn ở địa phương thường xuyên đến làm việc cho anh. Tùy theo thời gian làm việc, mỗi ngày, mỗi người được trả công từ 150.000 - 300.000 đồng.
Chị Đào cũng cho biết, để chế biến ra loại chuối hột rừng tốt, sạch cho người tiêu dùng hết sức đơn giản.
"Tôi chủ yếu dùng lò sấy để giữ màu sắc, hương vị của nó vừa đảm bảo không có ruồi nhặng bu bám, chuối không bị đen" - chị Đào chia sẻ.
Lãnh đạo xã Đắk Ngol cho biết, việc thu hái, chế biến chuối hột rừng ở địa phương trước đây chỉ là công việc nông nhàn. Nhưng hiện nay, "nghề" này đã góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân.
Ý thức được giá trị kinh tế của loại cây này, người dân không thu hái bừa bãi mà chọn đúng thời điểm tốt nhất để thu hoạch. Hiện nhiều người đã mang loại giống này về trồng ở những nơi thuận lợi để có thu nhập dài lâu.
Các đại lý thu mua, chế biến chuối hột rừng cũng không vì lợi nhuận trước mắt mà làm ăn "chộp giật". Chính vì vậy mà sản phẩm chuối rừng của xã ngày càng có uy tín trên thị trường, được cả nước biết đến.
Chuối hột rừng từ lâu đã được đồng bào các dân tộc trên địa bàn sử dụng để chữa bệnh. Loại cây này thường mọc hoang ở trong rừng, núi cao, nhất là những nơi ẩm ướt. Khác với các loại chuối hột thông thường, chuối hột rừng có thân, buồng và quả nhỏ hơn, mỗi buồng chuối hột rừng thường có từ 6-9 nải, mỗi nải chỉ từ 10-15 trái.
Theo một số tài liệu, nhiều bộ phận của chuối hột rừng có thể sử dụng làm dược liệu. Tuy nhiên, sản phẩm được ưa chuộng nhất là quả chuối hột rừng ngâm rượu.
Rượu chuối hột rừng có vị ngọt thơm, màu vàng nhạt, dùng chữa bệnh thận, sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, tăng cường sức khỏe phái mạnh, giải nhiệt, bệnh dạ dày, kích thích tiêu hóa, bổ thận, lợi tiểu, trị kém ăn, kém ngủ, bồi bổ cơ thể...
Theo Danviet
Va chạm với xe container, một người đàn ông nhập viện cấp cứu Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 14h chiều nay (4/8/2019) trên đường mòn Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận xã Hương Trà, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Hiện trường vụ tai nạn Thời điểm trên, xe máy mang BKS 38B1- 146.59 do ông Hán Duy Điền (SN 1967, trú tại thôn Trung Thượng, xã Lộc Yên, Hương Khê) điều khiển chạy...