Sân không khán giả tác động chủ – khách thế nào?
Đại dịch Covid-19 khiến không biết phải đến bao giờ tất cả các sân bóng trên thế giới mới có thể được đón khán giả trở lại như trước đây. Thực tế sân không khán giả đã và đang ảnh hưởng đáng kể tới tương quan chủ và khách trong mỗi trận bóng.
Chủ nhà giảm hẳn lợi thế
Việc có và không có khán giả trên sân ảnh hưởng thế nào tới kết quả các trận đấu? Đó là chủ đề được giáo sư khoa Kinh tế tại đại học Alicante của Tây Ban Nha, Carlos Cueva nghiên cứu rất kỳ công. Để đi tìm câu trả lời thỏa đáng nhất, Cueva đã tiến hành thu thập dữ liệu từ 230.000 trận đấu thuộc 41 giải đấu tại 30 quốc gia khác nhau giai đoạn 1993 – 2000. Đặc điểm chung của 230.000 trận đấu này là diễn ra trong điều kiện khán giả đến sân bình thường. Cueva và cộng sự thu thập thêm dữ liệu từ 2.749 trận đấu tại 28 quốc gia khác nhau với chung một đặc điểm: diễn ra trong sân vắng bóng khán giả hoàn toàn hoặc hạn chế số lượng khán giả vào sân. Ê kíp của Cueva đối chiếu, so sánh dữ liệu của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu đó với nhau.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa giai đoạn trước khi Covid-19 nổ ra (các trận đấu đón khán giả vào sân bình thường) và sau khi Covid-19 khiến các trận đấu phải diễn ra trên sân không khán giả. Bình thường, các đội chủ nhà có tỷ lệ thắng trận 45%, các đội khác có tỷ lệ thắng trận 29%, tỷ lệ hòa là 26%. Sau khi Covid-19 “quét sạch khán giả khỏi sân”, tỷ lệ hòa vẫn là 26% nhưng tỷ lệ thắng trận của các đội chủ nhà đã giảm xuống còn 41% trong khi tỷ lệ thắng trận của các đội khách đã tăng lên 33%. Khác biệt về tỷ lệ thắng trận giữa chủ và khách được thu hẹp một nửa, từ 16% xuống còn 8%.
Cueva đã nghiên cứu dữ liệu đồ sộ về các trận có và không có khán giả
Riêng tại Tây Ban Nha, khác biệt được thu hẹp còn nhiều hơn. Bình thường các đội chủ nhà có tỷ lệ thắng trận 47%, các đội khách có tỷ lệ thắng trận 28%, tỷ lệ hòa là 25%. Trong điều kiện sân không khán giả, tỷ lệ thắng trận của chủ nhà giảm xuống còn 40% còn tỷ lệ thắng trận của khách tăng lên 32%. Tức là khác biệt về tỷ lệ thắng trận giữa chủ và khách đã được thu hẹp từ 19% xuống 8%.
Xóa nhòa khác biệt chủ – khách
Tại sao có sự thay đổi như vậy? Yếu tố khác biệt về chuyện được hay không được đám đông khán giả truyền lửa cổ vũ hay được mọi người đề cập đến song nó mang tính định tính. Còn về định lượng mà xét, một phần nguyên nhân quan trọng dẫn tới thay đổi là những thay đổi trong các quyết định của trọng tài.
Video đang HOT
Trong sân vắng khán giả, chủ nhà bị trọng tài bắt lỗi thêm 10% (trung bình 12,73 lỗi/trận lên 14,8 lỗi/trận), bị trọng tài rút thẻ vàng thêm 22% (trung bình 1,79 thẻ/trận lên 2,18 thẻ/trận), bị trọng tài rút thẻ đỏ thêm 33% (trung bình 0,09 thẻ/trận lên 0,12 thẻ/trận).
Trong khi đó, “thái độ” của trọng tài với các đội khách trong điều kiện sân có khán giả và sân không có khán giả gần như không đổi. Có khán giả, các đội khách phải nhận trung bình 2,1 thẻ vàng/trận và 0,12 thẻ đỏ/trận. Không có khán giả, các đội khách phải nhận trung bình 2,09 thẻ vàng/trận và 0,12 thẻ đỏ/trận.
Bielsa sợ rằng sân thì đón khán giả, sân lại cấm khán giả sẽ dẫn đến bất công giữa các đội
Rõ ràng, trong điều kiện sân không có khán giả, các trọng tài trở nên trung lập hơn. Họ không còn ưu ái các đội chủ nhà như trước nữa. Cueva chỉ thêm một dẫn chứng nữa cho thấy “Covid-19 làm trọng tài trung lập hơn như thế nào”. Trước đây, các trọng tài Tây Ban Nha có “thói quen” cho trận đấu bù giờ nhiều hơn nếu đội chủ nhà đang bị dẫn bàn và cho trận đấu bù giờ ít hơn nếu chủ nhà đang dẫn bàn. Đến khi các trận đấu không được đón khán giả vào sân vì Covid-19, việc đội chủ nhà đang dẫn bàn hay đang bị dẫn bàn không còn làm thời gian bù giờ của trọng tài “co giãn” như trước nữa.
Vậy là những ảnh hưởng từ Covid-19 đã khiến những khái niệm “chảo lửa” hay “sức ép ghê gớm từ biển khán giả” tạm thời biến mất. Đi kèm theo đó, khái niệm “lợi thế sân nhà” cũng tạm thời bị xóa nhòa.
Thời thế tạo anh hùng M.U
Đội quân do HLV Ole Gunnar Solskjaer dẫn dắt chính là những người chớp cơ hội nhanh nhất, tốt nhất trong việc tranh thủ ghi điểm tuyệt đối trên sân khách trong thời gian khái niệm “lợi thế sân nhà” bị xóa nhòa. Trước khi bị Leicester cầm hòa 2-2 hôm 26/12 vừa qua, M.U đã trải qua chuỗi 10 chiến thắng liên tiếp trên sân khách ở đấu trường Premier League.
Bielsa đòi công bằng
Nhiều người bảo rằng việc khái niệm “lợi thế sân nhà” bị xóa nhòa trong thời Covid-19 thực ra khiến các đội “khó mình khó ta, dễ mình dễ ta”. Tuy nhiên, HLV Marcelo Bielsa của Leeds cho rằng việc công bằng giữa các đội chỉ được đảm bảo nếu như đảm bảo được chuyện tất cả các sân trong một giải đấu đều mở cửa đồng đều hoặc cấm khán giả đồng đều. Chứ nếu sân này được phép đón khán giả, sân kia lại cấm khán giả thì sẽ dẫn tới bất công giữa các đội.
Những chiêu tâm lý của Bielsa giúp Leeds thăng hoa
Lâu nay nhắc đến HLV Marcelo Bielsa, mọi người thường hay liên tưởng tới "gã điên" với cá tính siêu dị của chiến lược gia lão luyện người Argentina này. Tuy nhiên, phía sau vẻ "điên khùng" ấy, Bielsa lại là bậc thầy về làm tâm lý. Ít nhất là tại Leeds.
Vực dậy tinh thần cả đội
Bielsa về dẫn dắt Leeds từ Hè 2018. "Cuộc cách mạng" đầu tiên mà Bielsa làm với Leeds thực ra không liên quan gì tới kỹ chiến thuật cả. Nó liên quan đến... cái bể bơi.
Khi mới tới Leeds, Bielsa hết sức ngạc nhiên trước bể bơi của đội bóng từng vào đến bán kết Champions League này. Bể bơi tại sân tập Thorp Arch của Leeds gần như bị bỏ tan hoang. Tồi tàn, lạc hậu và chẳng có ai chăm chút cả.
Bielsa tìm hiểu nguyên cớ ngay và luôn. Ông thấy thực trạng này không ổn chút nào. Các đội bóng khác thì đầu tư xây bể bơi rất khang trang, hiện đại. Họ kết hợp thêm các thiết bị để có thể giúp cầu thủ không chỉ được giải trí, thư giãn trong bể mà còn dùng bể như một công cụ hồi phục thể lực. Thế mà bể bơi của Leeds lại gần như bị bỏ hoang như vậy. Hỏi ra mới biết kể từ khi bị xuống hạng vào năm 2004, Leeds luôn trong tình trạng khó khăn về tài chính. BLĐ Leeds thấy rằng việc mỗi năm chi 200.000 bảng vào khâu chăm chút và tôn tạo bể bơi là quá xa xỉ. Trong nỗ lực tăng thu giảm chi, họ cắt luôn khoản kinh phí này. Thế là bể bơi của Leeds bị bỏ không kể từ đó.
Lý do "để giảm bớt gánh nặng tài chính" ấy không thuyết phục được Bielsa. Ông yêu cầu việc đầu tiên là phải cải tạo bể bơi và đưa bể bơi này trở lại hoạt động như ở nhiều đội bóng khác. Chi phí Leeds phải bỏ ra để "tổng đại tu" bể bơi ở sân tập Thorp Arch lên tới 250.000 bảng chứ không phải 200.000 bảng như mức chi hằng năm cho việc chăm chút bể bơi trước đây. Nhưng Bielsa khẳng định khoản chi này hoàn toàn xứng đáng. Nó giải quyết tốt một bước quan trọng về công tác tâm lý với cả đội.
Bielsa rất giỏi làm tâm lý với học trò
"Vấn đề không chỉ là chuyện đưa bể bơi hoạt động trở lại", Bielsa lý giải, "Quan trọng là làm sao bạn có thể thuyết phục các thành viên trong đội bóng về tham vọng của mình nếu như ta có một bể bơi và ai trong đội cũng biết rằng ta không đủ khả năng tài chính để duy trì sự hoạt động của bể bơi ấy?". Làm sao có thể bàn về tham vọng thăng hạng Premier League với các cầu thủ Leeds nếu như đến việc tối thiểu như duy trì hoạt động bể bơi của mình mà Leeds cũng không thể làm được? Lập luận của Bielsa thuyết phục hoàn toàn BLĐ Leeds.
Thay đổi thứ hai mà Bielsa tạo ra ở Leeds nhằm phục vụ khâu làm tư tưởng là ông yêu cầu quy hoạch lại bãi đậu xe cho các cầu thủ tại sân tập Thorp Arch. Nó quá lộn xộn. Mỗi suất đậu xe quá chật chội. Và quá nhiều cầu thủ đậu xe lung tung. Bielsa ví von trông bãi đậu xe ở Thorp Arch chẳng khác nào bãi đậu xe của một trung tâm mua sắm quản lý tệ hại. Ông yêu cầu bố trí lại cho các suất đậu xe rộng rãi hơn và yêu cầu các cầu thủ đậu xe chuẩn hàng, chuẩn lối, chuẩn hướng. Các học trò của Bielsa được thoải mái hơn (về chỗ đậu xe của mình) nhưng cũng phải rèn lại ý thức chung, ngăn nắp, quy củ hơn.
Lên dây cót tinh thần cho học trò
Ngoài những điều chỉnh kể trên, Bielsa còn có nhiều yêu cầu khác để phục vụ mục đích làm tâm lý cho học trò một cách tốt nhất. Ông nhận thấy những mô đất ngăn cách giữa các sân tập nhỏ ở Thorp Arch tạo cảm giác chia tách với các cầu thủ. Ông yêu cầu san phẳng hết.
Mỗi tuần, Bielsa đều tự tìm đọc một cuốn sách về tâm lý học. Ông chọn lọc những bài học về tâm lý hay nhất. Rồi ông truyền tải lại những bài học này cho học trò thông qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Sau mỗi buổi tập hay mỗi trận đấu, nếu có cầu thủ nào mắc lỗi hay phạm sai lầm gì, ông đều chỉnh đốn luôn. Còn vào đêm trước ngày thi đấu hoặc buổi sáng ngày thi đấu, Bielsa chỉ gửi cho học trò xem những đoạn clip ngắn cho họ thấy những gì họ đã thể hiện tốt nhất ở trận đấu trước đó.
Bielsa làm thế để trước khi xung trận, học trò của ông có được trạng thái tâm lý hưng phấn nhất. Và qua 2 trận đầu tiên ở Premier League mùa này, có thể thấy các học trò của Bielsa rất hưng phấn.
Nâng cao ý thức "mình vì mọi người"
Để rèn ý thức tập thể cho học trò, Bielsa yêu cầu trang bị ở khu nhà trên sân tập Thorp Arch một lò sưởi. Hằng ngày, các cầu thủ Leeds luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ giữ lửa. Họ phải giữ làm sao cho lửa không tắt. Nếu không may đến phiên ai đó trực mà lửa bị tắt thì tuy không có hình phạt nào song người ấy phải tự thấy có lỗi với các đồng đội.
Tự nhận mình là chuyên gia tâm lý
Khi mới tới Leeds, Bielsa khẳng định luôn với BLĐ Leeds rằng bất kỳ đội bóng nào cũng cần có chuyên gia tâm lý. Nhưng ông bảo với họ: "Đừng lo, các ông không phải tốn công, tốn tiền thuê chuyên gia tâm lý về đâu. Tôi là chuyên gia tâm lý đây rồi".
'Người hùng' Marcelo Bielsa của Leeds: Giản dị nhưng không dễ dãi HLV Marcelo Bielsa vừa dẫn dắt Leeds United giành quyền thăng hạng Premier League sau 16 năm đội bóng này phải xa rời hạng đấu cao nhất nước Anh. Đó là chiến công lịch sử của ông thầy đặc biệt - một người vô cùng giản dị trong công việc và cuộc sống nhưng không hề dễ dãi chút nào. Giản dị không...