Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh: 8 năm bù lỗ, liên tục hủy diễn vì ế khách
Đạo diễn Ái Như cho biết, từ ngày thành lập sân khấu kịch, chị đã nghĩ đến chuyện thất bại. Song vì đam mê và muốn sống với nghề, suốt 8 năm, chị và đồng nghiệp bù lỗ để sân khấu sáng đèn.
“ Sân khấu kịch đang chết dần” – câu nói gây nhiều suy nghĩ và là nỗi trăn trở của các nghệ sĩ đang gồng mình mỗi ngày để giúp sân khấu kịch tại Sài Gòn sáng đèn, dù có hôm vở diễn không được công chiếu vì số lượng khán giả đến chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.
Năm nay, sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh chuẩn bị vở diễn “Sài Gòn có một ngã tư” để phục vụ khán giả vào dịp Tết nguyên đán 2018. Ngày ra mắt giới thiệu, phóng viên bất ngờ trước hình ảnh người xem đến kín rạp, khác hẳn với lời truyền tai “giờ ai còn đến sân khấu xem kịch?”. Tuy nhiên, sau trao đổi với Ái Như – đạo diễn sân khấu thì được biết do là ngày ra mắt nên ngoài khán giả mua vé còn có khách mời.
Đạo diễn, diễn viên Ái Như âm thầm giữ ánh đèn sân khấu Hoàng Thái Thanh sáng suốt 8 năm qua.
“Suốt 8 năm qua, chúng tôi chưa lấy lại được số vốn bỏ ra”
- Trong bối cảnh các gameshow giải trí lên ngôi và xuất hiện dày đặc trên sóng truyền hình, chị và ê-kíp có gặp nhiều áp lực để cho ra một vở kịch hấp dẫn, hút khán giả đến rạp khi tình hình chung các sân khấu đang gặp nhiều khó khăn?
- Chúng tôi gặp áp lực thường xuyên. Với tình hình hiện tại, để có thể giữ cho sân khấu sáng đèn chúng tôi phải cố gắng mỗi năm cho ra mắt ít nhất là 3 vở vào ngày thường, cuối năm và dịp Tết. Mỗi vở diễn, gần như chúng tôi lên sàn tập hơn 1 tháng. Trước đó, để có kịch bản hay, chúng tôi phải viết nhiều tháng liền và sửa đi sửa lại cho đến khi ưng ý.
Bên cạnh đó, khi phát sinh ý tưởng của tác giả đưa ra thì chúng tôi cũng phải làm việc để cho ra tác phẩm tốt nhất có thể. Dù chỉ từ 3-4 vở nhưng với thời gian như vậy, chúng tôi phải làm việc quanh năm. Để vở có thể sống được thì phải có khán giả. Trong khi đó, hiện tại khán giả đến sân khấu đã không còn như trước. Càng lúc càng nhiều phim truyền hình, các gameshow cho nên khán giả chỉ việc ngồi ở nhà bật tivi lên xem, không phải đi đâu gặp mưa gió, xe xộ và không mất tiền. Vì vậy, càng lúc chúng tôi càng cô đơn hơn.
- Một vợ kịch được chuẩn bị nhiều tháng liên như vậy thì kinh phí đầu tư có tiêu tốn khá nhiều không thưa chị?
- Sân khấu do NSƯT Thành Hội và tôi cùng nhau góp vốn thành lập và tồn tại được 8 năm. Suốt 8 năm qua, chúng tôi chưa lấy lại được số vốn bỏ ra. Khi xem một vở diễn thì bạn có thể thấy phí tổn là con số không hề nhỏ. Quan trọng không chỉ là đầu tư vở diễn, chi phí hàng đêm cho mặt bằng, cát-xê của nghệ sĩ, nhân viên sân khấu là những con số cố định. Trong buổi giới thiệu lần này, những ghế trống có thể do khách mời bận không đến được. Còn nếu bạn đến xem một suất diễn vào ngày thường, số ghế trống nhiều hơn so với ghế có người ngồi. Trước tình hình như vậy, chúng tôi phải chấp nhận một con số cố định cho chi phí hàng đêm, còn lớn hơn kinh phí chúng tôi đầu tư cho một vở kịch.
Nghệ sĩ Ái Như trong vở kịch gây tiếng vang Bao giờ sông cạn.
- Vậy trung bình mỗi vở kịch có khoảng bao nhiêu khán giả mua vé đến rạp?
- Nếu may mắn, chúng tôi có 140 khán giả mua vé đến xem thì sẽ không phải bù lỗ, chưa kể đến việc hoàn vốn. Tuy nhiên, một đêm diễn dưới 100 vé là thường xuyên. Còn dưới 50 vé chúng tôi không thể cho sân khấu sáng đèn nổi.
Video đang HOT
- Suốt 8 năm luôn bù lỗ và chưa thu hồi được vốn, vậy tại sao chị vẫn cố gắng giữ cho sân khấu sáng đèn?
- Tối nay, chúng tôi phải điện thoại cho từng khán giả mua vé để xin lỗi vì số lượng người xem chưa đạt đến mức tối thiểu 50 vé. Khán giả chấp nhận lời xin lỗi, họ không lấy lại tiền vé vé và nhờ sân khấu giữ tiền đó lại để một ngày khác sẽ đến xem bù. Chuyện sân khấu không thể sáng điều là điều bất khả kháng. Chính những tình cảm đó, là một trong những lý do khiến chúng tôi luôn cố gắng sáng đèn sân khâu trong suốt 8 năm qua.
Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh vẫn sáng đèn suốt 8 năm qua.
“Chúng tôi đã nghĩ đến sự thất bại khi mới bắt đầu”
- Chị có tạo cho mình một nguồn thu nhập khác để có thể nuôi dưỡng sân khấu?
- Tôi luôn có gắng như vậy nhưng không gây ảnh hưởng đến các kế hoạch của sân khấu. Gia đình anh Thành Hội và ông xã tôi rất hiểu và chia sẻ với những khó khăn của sân khấu. Tôi cố gắng làm sao gìn giữ cho sân khấu sáng đèn. Cho đến lúc nào không thể nữa thì tôi sẽ thông báo với khán giả rằng chúng tôi đã làm hết sức.
Nghệ sĩ Ái Như và Quý Bình trong ngày giỗ tổ sân khấu.
- Tại Sài Gòn, không ít sân khấu đã đóng cửa vì tình trạng vắng khách, huỷ suất kéo dài. Chị có sợ điều này đến với sân khấu của mình?
- Tôi không lo sợ vì bản thân biết và chấp nhận điều đó từ khi thành lập sân khấu. Chúng tôi đã nghĩ đến sự thất bại khi mới bắt đầu. Chúng tôi làm tất cả mọi thứ vì yêu thích dòng kịch này, thích ánh đèn sân khấu và muốn được làm nghề. Bên cạnh đó, dù chỉ được sự đón nhận và đồng cảm của một số ít khán giả nhưng chúng tôi luôn trân quý điều đó.
- Trong khi các nghệ sĩ đều thay đổi theo sự đổi mới của nghệ thuật. Riêng bản thân chị vẫn cố gắng nuôi dưỡng đam mê. Có khi nào chị cảm thấy chạnh lòng?
- Không, tôi chọn con đường mình đi mà. Tôi gần 60 tuổi rồi, cần phải thay đổi để làm gì nữa. Mỗi người có một con đường riêng, điều tôi muốn là có được những câu chuyện mới trong từng tác phẩm kể với khán giả. Tất nhiên cũng có lúc tôi vấp ngã rất là đau nhưng nếu tôi còn gượng được thì phải làm sao đứng dậy cho tử tế. Chuyện để sân khấu sống lại không phải của mình tôi. Rất nhiều nghệ sĩ cũng mong ước điều đó nhưng không đủ sức.
Đạo diễn Ái Như cho biết, trong 10 ngày Tết, sân khấu Hoàng Thái Thanh công diễn mỗi ngày 2 suất. Lượng khán giả đến rạp khá hơn ngày thường, tuy nhiên, tình trạng sân khấu bù lỗ trong năm vẫn không tránh khỏi.Nghệ sĩ Ái Như (SN1961 tại Huế). Khởi nghiệp với vai trò diễn viên tãi nhiều sân khấu kịch, đến nay, chị đã có hàng trăm vai diễn, viết hàng chục kịch bản, đạo diễn gần 40 vở kịch.Ái Như kết hợp với NSƯT Thành Hội dựng nhiều vở kịch tâm lý xã hội gây tiếng vang như Nửa đời ngơ ngác, Sông dài, Người điên trong ngôi nhà cổ, Màu của tình yêu, Đêm thiên nga… Năm 2006, Ái Như được trao giải Mai Vàng năm 2006 và giải Cù nèo vàng năm 2011 cho hạng mục đạo diễn. Chị cũng từng là giảng viên tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM.
Theo Danviet
Mặc đồng nghiệp thua lỗ, vợ chồng Hoàng Mèo vẫn mở sân khấu kịch
Hai nghệ sĩ chia sẻ họ nhận thức rõ tình hình hoạt động khó khăn của các sân khấu hiện nay, tuy nhiên do mê nghề nên cố gắng vượt qua.
Khoảng 5 năm trở lại đây, việc các chương trình truyền hình thực tế phát triển đại trà trên sóng truyền hình kéo theo hệ quả các sân khấu kịch lao đao vì thiếu khán giả.
Ngoài ra, các yếu tố khác như thiếu hụt kịch bản hấp dẫn, diễn viên liên tục bỏ sân khấu để chạy show game truyền hình cũng khiến nhiều sân khấu giảm lượng người đến xem từ 30-50% cho đến việc phải đóng cửa.
Hiện để nói các sân khấu có khán giả ổn định cũng như các vở diễn "gây sốt" chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Mới đây, em trai nghệ sĩ Quyền Linh cho biết anh lỗ hẳn 3 tỷ đồng vì mở sân khấu lớn hay nghệ sĩ Hồng Vân mỗi tháng đều phải bù lỗ cả trăm triệu đồng để duy trì "đứa con".
Đi ngược tình hình hiện tại, vợ chồng nghệ sĩ Hoàng Mèo và Đại Ngọc Trâm vừa giới thiệu sân khấu kịch Rubik dành riêng cho thiếu nhi nằm trong khuôn viên Nhà thiếu nhi quận 4 (TP.HCM).
Nghệ sĩ Hoàng Mèo (bìa trái) và bà xã Đại Ngọc Trâm (thứ ba từ trái sang) dành nhiều tâm huyết cho sân khấu Rubik.
Nói về quyết định táo bạo này, Đại Ngọc Trâm cho biết trong 10 năm làm nghề, cô luôn ấp ủ có một sân khấu cho chính mình, cống hiến những vở kịch tâm huyết. Ngoài ra, nữ nghệ sĩ cùng ông xã cũng nhận thấy tình hình sân khấu kịch dành cho thiếu nhi đang khan hiếm.
Do đó, sân khấu Rubik được mở ra với nguyện vọng trở thành điểm vui chơi cho các bé xuyên suốt vào các ngày cuối tuần với nhiều nội dung từ kịch, xiếc, nhạc kịch, ca hát...
Đại Ngọc Trâm chia sẻ thêm bản thân nhận thức rõ tình hình hoạt động khó khăn của các sân khấu hiện nay, tuy nhiên do mê nghề nên cố gắng vượt qua.
"Hiện sân khấu kịch tại Sài Gòn không còn nhiều như trước. Tôi chỉ mong góp sức và tâm huyết để giữ gìn không để nó mai một mà ngày càng phát triển hơn". Ngoài ra, vợ nghệ sĩ Hoàng Mèo cũng mong nỗ lực của mình sẽ giúp các đồng nghiệp có nơi được sống với nghề.
Thành viên sân khấu kịch bày tỏ tâm huyết cho dự án sân chơi dành cho thiếu nhi.
Sân khấu Rubik nhận sự chỉ đạo và cố vấn nghệ thuật từ NSƯT Công Ninh, các diễn viên đều là tên tuổi quen thuộc như Hoàng Sơn, Dũng Nhí, Phương Bình, Ngân Quỳnh...
Ngoài ra, Hoàng Mèo và Đại Ngọc Trâm cũng vừa dẫn dắt học trò giành chức quán quân Tiếu lâm tứ trụ nhí nên có nhiều kinh nghiệm khi làm các sản phẩm nghệ thuật cho khán giả nhỏ tuổi.
Vở kịch dài đầu tiên mang tên Ngày của tía được công diễn vào ngày 22/9 do đạo diễn Hoàng Sơn dàn dựng.
Hình ảnh các nghệ sĩ tham dự buổi khai trương sân khấu sáng 18/9:
Hoàng Sơn và Dũng Nhí sẽ là hai nghệ sĩ gắn bó với các vở diễn của Rubik trong tương lai.
Diễn viên Huỳnh Đông ăn mặc giản dị đến chúc mừng hai đồng nghiệp.
Con trai cố nghệ sĩ Thanh Nga, nghệ sĩ hài Hà Linh.
Kiều Minh Tuấn chụp ảnh cùng "ông chủ" Hoàng Mèo.
Nghệ sĩ Hạnh Thúy quen thuộc với khán giả yêu kịch và các bộ phim truyền hình.
Cát Phượng và đạo diễn Lê Quốc Nam.
Theo Zing
3 cô gái trên sân khấu Táo Quân đã nóng bỏng, ngoài đời còn bốc lửa hơn Ba cô gái xinh đẹp "hâm nóng" sân khấu Táo Quân bằng những vũ điệu say mê gợi cảm. 2018 đánh dấu 15 năm ra đời của Táo Quân - chương trình quy tụ dàn danh hài đình đám và là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đêm cuối năm. Táo quân năm nay được đầu tư kỹ lưỡng hơn cả...