San hô bị tẩy trắng và c.hết hàng loạt, hé lộ hiện trạng đáng sợ dưới đáy biển sâu

Theo dõi VGT trên

Hiện tượng này cũng là lời cảnh báo mạnh mẽ tới nhân loại toàn cầu.

San hô bị tẩy trắng và c.hết hàng loạt, hé lộ hiện trạng đáng sợ dưới đáy biển sâu - Hình 1

San hô bị đổi sang màu trắng

Theo CNN, một chiến dịch cứu hộ khẩn cấp đang được tiến hành để cứu các loài san hô ở quần đảo Florida Keys khỏi nguy cơ tuyệt chủng khi nhiệt độ nước tăng cao trên diện rộng chưa từng có dẫn đến hiện tượng san hô đổi màu (tẩy trắng) và c.hết hàng loạt.

Các chuyên gia về san hô dự đoán, các rạn san hô đổi màu sẽ “c.hết hoàn toàn” chỉ sau một tuần và lo ngại các rạn san hô ở vùng biển sâu hơn có thể đối mặt với số phận tương tự nếu hiện tượng đại dương nóng lên tiếp tục diễn ra.

Nhiệt độ cực cao, thiếu mưa và gió đã đẩy nhiệt độ nước quanh Florida lên mức cao kỷ lục. Một trạm phao ở độ sâu 1,52m ghi nhận mức nhiệt 38 độ C vào ngày 24/7 tại Vịnh Florida. Nhiều trạm giám sát khác trong khu vực vượt 35,5 độ C, trong đó có một trạm đạt 37 độ C, theo Trung tâm phao dữ liệu quốc gia Mỹ.

San hô cực kỳ nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ quá cao trong thời gian quá dài có thể khiến san hô bị chuyển sang màu trắng.

San hô bị tẩy trắng và c.hết hàng loạt, hé lộ hiện trạng đáng sợ dưới đáy biển sâu - Hình 2

San hô bị tẩy trắng do thời tiết nắng nóng. Ảnh: CNN

Theo Guardian, khi đó san hô sẽ “trục xuất” các loài tảo biển đầy màu sắc sống bên trong các lỗ nhỏ li ti của san hô, thứ làm cho san hô có màu sắc rực rỡ và cung cấp cho chúng hầu hết các năng lượng cần thiết. Nếu quá trình này diễn ra lâu dài, các loài san hô sẽ c.hết và có nguy cơ bị các sinh vật khác – như rong biển, xâm chiếm.

Nhiệt độ tại một rạn san hô do Thủy cung Florida quản lý được ghi nhận là 32,7 độ C vào ngày 6/7. Khi đó san hô hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khi đội kỹ thuật quay trở lại vào ngày 19/7, tất cả san hô đã đổi thành màu trắng và ước tính 80% trong số đó đã c.hết.

Video đang HOT

Một báo cáo khác từ Tổ chức Phục hồi San hô cho thấy “100% san hô c.hết” tại Rạn san hô Sombrero ngoài khơi bờ biển Marathon ở Florida Keys.

“Điều này giống như việc tất cả cây cối trong rừng nhiệt đới c.hết dần. Tất cả các loài động vật khác sống dựa vào rừng nhiệt đới sẽ sống ở đâu? Đây là phiên bản dưới nước của rừng nhiệt đới. San hô cũng phát huy vai trò cơ bản như vậy”, ông Keri O’Neal, Giám đốc kiêm Nhà khoa học cấp cao tại Thủy cung Florida, nói.

Andrew Ibarra, chuyên gia giám sát tại Khu bảo tồn Biển Quốc gia Florida Keys cho biết: “Tôi thấy toàn bộ rạn san hô bị đổi sang trắng. Mọi quần thể san hô đều biểu hiện đổi màu, trắng bộ phận hoặc trắng hoàn toàn, bao gồm cả một số rạn san hô đã c.hết gần đây”.

Những bức ảnh và video về Ibarra cung cấp cho thấy “một nghĩa địa san hô đáng sợ, bị tước đoạt màu sắc và sự sống”.

“Những bức ảnh thật sự kinh hoàng”, Katie Lesneski, điều phối viên giám sát của Cơ quan Quản Lý Khí Quyển và Đại Dương Quốc Gia Mỹ NOAA, nói. “Thật khó để tôi diễn tả thành lời cảm giác của mình lúc này”.

Lesneski tiết lộ, cô biết hai rạn san hô khác có “tỷ lệ t.ử v.ong rất, rất cao” nhưng cũng tìm thấy “một chút hy vọng” khi lặn ở một rạn san hô sâu hơn vào 24/7, nơi chỉ có 5% san hô bắt đầu bị tẩy trắng do nhiệt độ nước ở khu vực này mát hơn một chút.

Hành động “ngược đời”

Tuy nhiên, theo CNN, ngay cả những rặng san hô ở khu vực nước mát này cũng có thể bị tẩy trắng và c.hết nếu nếu nhiệt độ đại dương tăng cao.

San hô bị tẩy trắng và c.hết hàng loạt, hé lộ hiện trạng đáng sợ dưới đáy biển sâu - Hình 3

“Nghĩa địa” san hô ở vịnh Florida. Ảnh: CNN

Các chuyên gia phục hồi rạn san hô hiện đang chọn các loài quan trọng về di truyền học từ vườn ươm – nơi lai tạo san hô – và đưa chúng vào đất liền để chờ nước đại dương giảm nhiệt.

“Các nhà khoa học đang nỗ lực để bảo vệ những gì chúng ta có. Thật điên rồ khi giải pháp tốt nhất mà chúng ta có lúc này là nhổ càng nhiều san hô ra khỏi đại dương càng tốt”, O’Neill nói với CNN. “Bạn sẽ bị sốc khi nghĩ về điều đó”.

Phòng thí nghiệm đại dương Keys thuộc Viện Hải dương học Florida đã nhận được ít nhất 1.500 cây san hô và hy vọng con số này sẽ tăng lên 5.000 hoặc hơn khi chiến dịch giải cứu diễn ra. Tại đây, những cây san hô sẽ được nuôi dưỡng trong làn nước được kiểm soát nhiệt độ phù hợp.

Nhà sinh vật học kiêm Giám đốc phòng thí nghiệm Cynthia Lewis nói với CNN rằng: “Chúng tôi đang ở chế độ phân loại khẩn cấp ngay bây giờ. Một số loài san hô được đưa đến vào tuần trước trông thật khủng khiếp và chúng tôi có thể mất chúng”.

Theo Bloomberg, thời gian gần đây, các vùng đại dương trên thế giới đều ghi nhận mức nhiệt tăng mạnh, được thúc đẩy một phần bởi biến đổi khí hậu. Cùng với sự hình thành của hình thái thời tiết El Nino, nhiệt độ bề mặt đại dương toàn cầu trong tháng 6 đã chạm ngưỡng cao nhất trong 174 năm.

Đại dương nóng lên không chỉ ảnh hưởng tới các sinh vật dưới biển mà theo nhà khoa học biển Deborah Brosnan, hiện tượng này còn khuếch đại những thảm họa do thời tiết gây ra, cướp đi sinh mạng và gây thiệt hại kinh tế to lớn. Ước tính, thiệt hại có thể tăng lên 1 nghìn tỷ USD mỗi năm trong những thập kỷ tới.

Đưa chuột lên hoang đảo và cái kết bất ngờ với hệ sinh thái

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra rằng loài chuột xâm lấn trên các hòn đảo nhiệt đới đang ảnh hưởng đến hành vi bảo vệ lãnh thổ của cá trên các rạn san hô xung quanh.

Đưa chuột lên hoang đảo và cái kết bất ngờ với hệ sinh thái - Hình 1

Chuột dễ thích nghi với các môi trường

Nghiên cứu mới do các nhà khoa học từ Đại học Lancaster ở Anh và các nhà nghiên cứu từ Đại học Lakehead (Canada) khởi xướng cho thấy sự hiện diện của loài chuột đen xâm lấn trên các đảo nhiệt đới đang gây ra những thay đổi trong hành vi bảo vệ lãnh thổ của cá chuồn kim - một loài cá ăn thực vật biển vùng nhiệt đới nổi tiếng với tập tính 'nuôi' tảo trong các rạn san hô.

Kết quả nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Bertarelli và Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên, được công bố trong bài báo cáo 'Các loài xâm lấn trên cạn làm thay đổi hành vi của động vật có xương sống ở biển' đăng tải trên Tạp chí Nature Ecology and Evolution.

Nghiên cứu đã so sánh 5 hòn đảo có chuột và 5 hòn đảo không có chuột ở một quần đảo xa xôi ở Ấn Độ Dương. Những con chuột, trong nhiều trường hợp đã đến các hòn đảo nhờ trốn trên các con tàu ghé vào bến vào những năm 1700. Sự xuất hiện của chúng đã phá vỡ một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn. Chim biển đi ra khơi để kiếm ăn và trở về làm tổ trên đảo. Sau đó, các loài chim biển thải chất dinh dưỡng, thông qua phân của chúng lên các hòn đảo và nhiều chất dinh dưỡng này sau đó trôi ra biển, làm màu mỡ cho các hệ sinh thái rạn san hô xung quanh.

Khi các đảo có chuột xâm lấn, loài gặm nhấm này tấn công và ăn thịt các loài chim biển nhỏ và trứng của chúng, làm suy giảm quần thể của các loài chim dẫn đến mức mật độ chim biển giảm tới 720 lần so với các đảo không có chuột xâm nhập.

Điều này dẫn đến các hòn đảo bị chuột xâm nhập bị giảm mạnh phân chim hay chất dinh dưỡng cho san hô ở các vùng biển xung quanh, với lượng nitơ ít hơn 250 lần chảy vào các rạn san hô xung quanh đảo, làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng của rong biển đối với cá ăn rêu tảo.

Xung quanh các hòn đảo có quần thể chim biển còn nguyên vẹn, cá chuồn chuồn bảo vệ mảng nhỏ của chúng (thường chưa đến nửa mét vuông rạn san hô) rất hung dữ để bảo vệ nguồn thức ăn của chúng - tảo rong.

Nhưng các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng, cá chuồn chuồn trên các rạn san hô liền kề với các đảo có chuột xâm nhập có có xu hướng mở rộng lãnh thổ rộng lớn hơn và cư xử ít hung dữ hơn gấp 5 lần so với cá sống trên các rạn san hô cạnh các đảo không có chuột.

Cá chuồn chuồn quanh các đảo có chuột xâm lấn cần có diện tích lớn hơn (trung bình 0,62m² so với diện tích trung bình xung quanh các đảo không có chuột là 0,48m²) vì cỏ tảo xung quanh các đảo có chuột ít giàu dinh dưỡng hơn do thiếu các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ chim biển.

Tiến sĩ Rachel Gunn, người đã thực hiện nghiên cứu này tại Đại học Lancaster và hiện đang làm việc tại Đại học Tuebingen, Đức, cho biết: "Cá xung quanh các hòn đảo không có chuột bảo vệ bãi cỏ của chúng một cách mạnh mẽ vì hàm lượng chất dinh dưỡng ở đó được làm giàu cao hơn tức là rêu tảo này xứng đáng để chúng bỏ ra chi phí năng lượng cần thiết để bảo vệ. Ngược lại, cá xung quanh những hòn đảo có chuột cư xử ít hung dữ hơn. Chúng tôi tin rằng sự hiện diện của chuột đang làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của rêu tảo đến mức gần như không còn đáng để tranh giành, đó là những gì chúng tôi đang quan sát thấy với sự thay đổi hành vi này".

Việc giảm chất dinh dưỡng do sự hiện diện của chuột và những thay đổi hành vi của cá có thể có tác động lớn hơn đối với sự lan rộng của các loài san hô khác nhau, sự phân bố của các loài cá rạn san hô khác và khả năng phục hồi của cá chuồn qua nhiều thế hệ do những thay đổi về tính trạng di truyền.

Tiến sĩ Gunn: "Việc 'nuôi' tảo của cá thia ảnh hưởng đến sự cân bằng của san hô và tảo trên rạn san hô. Sự hung dữ của chúng đối với những con cá khác có thể ảnh hưởng đến cách những con cá đó di chuyển và sử dụng rạn san hô. Chúng tôi chưa biết hậu quả của sự thay đổi hành vi này sẽ là gì nhưng các hệ sinh thái phát triển một sự cân bằng tinh tế trong thời gian dài, vì vậy bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể gây ra hậu quả dây chuyền đối với hệ sinh thái rộng lớn hơn".

Tiến sĩ Sally Keith, Giảng viên cao cấp về Sinh vật biển tại Đại học Lancaster cho biết: "Những thay đổi trong hành vi thường là phản ứng đầu tiên của động vật đối với thay đổi môi trường và có thể mở rộng quy mô để ảnh hưởng đến việc các loài có thể sống cùng nhau hay không, bằng cách nào và khi nào. Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng những tác động rộng lớn hơn này thậm chí có thể được cảm nhận trên khắp các quần xã sinh vật, từ những kẻ xâm lấn trên cạn đến những loài cá nuôi rêu tảo. Nó cũng cho thấy sức mạnh của việc tận dụng sự thay đổi môi trường trong thế giới thực trên nhiều địa điểm như một cách tiếp cận để hiểu hành vi của động vật".

Nghiên cứu bổ sung thêm cơ sở để ủng hộ sự cần thiết phải diệt trừ quần thể chuột xâm lấn khỏi các đảo nhiệt đới.

Tiến sĩ Gunn cho biết: 'Chúng tôi đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy loài chuột xâm lấn có tác động lớn đến cả hệ sinh thái trên cạn và dưới biển. Diệt trừ chuột có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho nhiều hệ sinh thái. Việc loại bỏ những con chuột xâm lấn có thể khôi phục hành vi bảo vệ lãnh thổ của cá, có thể mở rộng quy mô để mang lại lợi ích cho cả cộng đồng rạn san hô".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Độc lạ đôi sao la được làm từ 5.000 dây bẫy thú rừng
20:39:22 23/09/2024

Tin đang nóng

Vợ Duy Mạnh để lộ tính cách thật của chồng, chỉ nói 1 câu mà gây bão mạng
06:28:49 24/09/2024
2 giờ sáng nghe tiếng của chồng vọng ra từ phòng chị dâu, tôi chạy đến xem thì tá hỏa khi thấy cảnh này
07:22:53 24/09/2024
Học người Nhật cách ăn thịt gà để trường thọ
06:25:33 24/09/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Lưu Diệc Phi: Nhan sắc năm 16 t.uổi xứng đáng phong thần
05:58:44 24/09/2024
Nữ ca sĩ từng bị tẩy chay vì scandal b.án d.âm gửi thông điệp lạ khiến dân mạng lo sợ
06:31:34 24/09/2024
Starbucks lại gây khó chịu
07:54:03 24/09/2024
5 thực phẩm bổ sung nguồn gốc thảo dược gây hại cho gan nếu dùng không đúng cách
05:39:38 24/09/2024
Nhân vật nào mà mời được G-Dragon, PSY, Park Shin Hye và dàn sao khủng nhất showbiz Hàn đến dự đám cưới thế này?
06:37:32 24/09/2024

Tin mới nhất

Sao Hỏa đã đ.ánh mất mặt trăng của mình ra sao và hậu quả sau đó thế nào?

01:18:53 16/09/2024
Ngày nay, sao Hỏa có hai mặt trăng nhỏ. Nhưng Michael Efroimsky, một nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hải quân Mỹ ở Washington cho rằng vào giai đoạn đầu lịch sử, Hành tinh Đỏ có thể sở hữu một mặt trăng lớn hơn nhiều.

Cúng giải hạn... sao kê

23:39:57 15/09/2024
Thầy có nhận giải hạn sao xấu có tên là sao kê không thầy?Những hình ảnh hài hước sau giúp bạn đọc giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

Thảm họa khiến khủng long suýt không ra đời có thể lặp lại

17:01:49 15/09/2024
Đại tuyệt chủng tàn khốc nhất trên Trái Đất đã xảy ra chỉ vài triệu năm trước khi khủng long xuất hiện Thủ phạm là siêu El Nino .

Tàu vũ trụ NASA tìm thấy siêu núi lửa mới của hệ Mặt Trời

16:58:05 15/09/2024
Thiết bị JunoCam trên tàu vũ trụ Juno của NASA đã tìm ra sự thật về đốm đen khổng lồ xuất hiện trên hỏa ngục của hệ Mặt Trời.

Một con rắn nôn ra 2 con rắn khác còn sống, sự kiện lần đầu tiên ghi nhận được trong thế giới động vật

15:16:05 15/09/2024
Mọi chuyện được ví như trò búp bê Nga, một con rắn nuốt hai con rắn. Và trong con rắn ở trong con rắn, lại có một sinh vật nữa vừa bị nuốt.

Vật thể khủng khiếp đang sủi bọt trên bầu trời Trái Đất

01:08:00 15/09/2024
R Doradus, một vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất, đang tạo ra những bong bóng khí to gấp 75 lần Mặt Trời.

Tìm thấy loài côn trùng quý hiếm bậc nhất thế giới, giá hơn 3 tỷ đồng/con

12:37:42 14/09/2024
Khi đang vui chơi tại một công trình xây dựng, nhóm học sinh tiểu học đã tình cờ phát hiện ra một con côn trùng cực kỳ quý hiếm.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất

01:31:30 14/09/2024
Sự xuất hiện của loài động vật tưởng chừng như đã biến mất hoàn toàn và tuyệt chủng từ hơn 60 năm trước khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc.

Nước trên Sao Hỏa đã mất đi đâu?

23:53:44 13/09/2024
Sao Hỏa luôn là một nơi bí ẩn. Liệu nó đã từng hay hiện tại là nơi có sự sống? Tại sao nó mất đi từ trường, để rồi bị Mặt trời tước đi bầu khí quyển từng rất phong phú của nó?

Một hành tinh kinh dị có gió và mưa bằng sắt

19:56:14 13/09/2024
Những hiện tượng thời tiết địa ngục đã được ghi nhận ở WASP-76b, một hành tinh có nhiệt độ ban ngày lên tới 2.000 độ C.

Trái tim thiên hà chứa Trái Đất là 2 "quái vật" nhập một

19:54:17 13/09/2024
Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta có một lỗ đen quái vật kỳ quặc ở trung tâm, quay cực nhanh và lệch hướng so với phần còn lại của thiên hà.

Quái thú dài 8 m xuất hiện ở Mexico, là loài chưa từng biết

19:54:03 13/09/2024
Con quái thú thân hình to lớn nhưng khuôn mặt ngộ nghĩnh với phần miệng giống mỏ vịt này đã lang thang ở Bắc Mỹ hơn 72 triệu năm về trước.

Có thể bạn quan tâm

Xóa tư cách Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk đối với ông Doãn Hữu Long

Pháp luật

08:28:02 24/09/2024
Ông Doãn Hữu Long, cựu Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, vướng vòng lao lý do để xảy ra nhiều sai phạm và bị khai trừ ra khỏi Đảng. Ông Long bị kỷ luật xóa tư cách giám đốc sở này.

Chồng cần khoản t.iền lớn làm ăn, tôi sụp đổ khi biết anh ta đã ném sạch t.iền cho ai

Góc tâm tình

08:25:34 24/09/2024
Khi sự việc bại lộ, chồng tôi đã không nhận ra sai lầm của mình còn thách thức vợ l.y h.ôn. Tôi năm nay 36 t.uổi, đã kết hôn được 11 năm, hiện tại hai vợ chồng tôi đã có với nhau hai đứa con.

Hồi sinh nhờ lá phổi từ người cho c.hết não

Sức khỏe

08:23:48 24/09/2024
Đầu tháng 4/2024, anh Hạnh nhận cuộc điện thoại từ bệnh viện thông báo có phổi hiến từ người cho c.hết não ở Bệnh viện Việt Đức. Anh lập tức đưa vợ ra Hà Nội, các xét nghiệm phù hợp, chị Hiền được ghép lá phổi mới hôm 3/4.

Thủ tướng Li Băng lên án "kế hoạch hủy diệt" của Israel

Thế giới

08:05:11 24/09/2024
Thủ tướng Li Băng Najib Mikati ngày 23/9 đã lên án một kế hoạch hủy diệt của Israel khi Tel Aviv tấn công dữ dội ở phía đông và phía nam nước này trong cùng ngày.

Người dân Hà Nội "mót" từng cọng lúa chìm trong nước, nhiều nhà mất trắng

Tin nổi bật

07:54:10 24/09/2024
Theo thống kê của Hà Nội, sau cơn bão Yagi (bão số 3) và đợt mưa lũ sau bão, hơn 57.300/72.000ha diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng.

Mua tập truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam về đọc, độc giả Trung Quốc sững sờ bình luận: "Hay đáng kinh ngạc!"

Netizen

07:53:17 24/09/2024
Nam Cao, sinh năm 1915, tên là Trần Hữu Tri, là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông được đ.ánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945,

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 39: Nghẹn ngào cảnh bố con Chải nhường nhau lọ ruốc

Phim việt

07:47:20 24/09/2024
Cả nhà có lọ ruốc, Tả lấy một ít cho ông Chiểu, còn cất đi để dành. Tả và Chải cho rằng mình thanh niên trai tráng chỉ cần lượng không cần chất, lấp đầy cái bụng là được.

5 cách nấu món ăn tuyệt vị từ bí đỏ, trong đó có món chắc chắn bạn chưa từng nấu: Hãy thử ngay

Ẩm thực

06:06:23 24/09/2024
Hôm nay chúng tôi hướng dẫn các bạn làm 5 món ngon từ bí đỏ mềm ngọt. Những món ăn này hầu như được tất cả mọi người yêu thích.

Ca sĩ Hoàng Nguyên: Tôi tậu nhà, mua xế hộp sau 'Người hát tình ca'

Tv show

06:00:11 24/09/2024
8 năm sau khi giành quán quân Người hát tình ca , Hoàng Nguyên gây bất ngờ khi trở lại với cuộc thi Tinh hoa hội tụ .