Săn hàng hiệu theo kiểu “cũ người mới ta” – Xu hướng mới của chị em tại Sài Gòn, có người nhờ nó tiết kiệm chục triệu mỗi tháng
Chuyện phụ nữ thích shopping, thích hàng hiệu và chi bộn tiền vào nó hàng tháng vẫn luôn là đề tài cực kỳ đau đầu nhưng chị em tại Sài Gòn đã có phương án giải quyết của họ rồi đây…
Như mọi người cũng biết rồi đấy, shopping và xài hàng hiệu vẫn luôn là một trong những niềm đam mê bất tận của mọi chị em phụ nữ. Thế nhưng giữa thời cuộc mà mọi người đang đề cao lối sống xanh, sống tối giản và tiết kiệm là trên hết như hiện nay thì “xài sang, xài hoang phí” đã bắt đầu được nhấn mạnh như một thói quen không tốt để thay vào đó là hàng trăm, hàng nghìn tips tiết kiệm được người người, nhà nhà săn lùng.
Và một trong số đó chính là “cũ người mới ta” – xu hướng mới có mức độ lan ngày càng rộng đối với chị em phụ nữ tại Sài Gòn khi sẵn sàng mua “đồ hiệu… cũ” của người khác trở thành món “đồ hiệu… mới tậu” của chính mình mà giá thành rẻ hơn đồ mới đến 30 tậm chí lên tới 60%.
Sử dụng đồ second-hand với tinh thần cũ người mới ta
Để biết rõ hơn về phong trào này, chúng tôi đã tìm đến chị Thư Vũ – hay còn được gọi với cái tên ấn tượng là Coco Chà Bông. Hiện chị là Founder của Coco Dressing Room chuyên thu nhận các món đồ hiệu đã qua sử dụng rồi “tút tát”, sau đó bán lại cho người khác với mức giá cực kỳ bất ngờ.
Chị cho biết: “Bản thân làm trong ngành thời trang Thư biết gần như 90% phụ nữ đều có một tủ đồ mà họ chỉ sử dụng khoảng 30%, và không lúc nào phụ nữ cảm thấy mình có đủ quần áo giày dép, đứng trước tủ đồ luôn than rằng không có gì để mặc, và cứ như thế phụ nữ tiếp tục mua và mua và mua.
Phần đồ không được sử dụng nằm trong tủ quần áo là một sự lãng phí rất lớn, chúng là những món đồ mang giá trị âm, bởi vì chúng không chỉ chiếm diện tích tủ quần áo của phụ nữ mà còn làm họ cảm thấy ngao ngán mỗi lần nhìn vào tủ đồ của mình. Lúc đó Thư nghĩ nếu mà có một nơi để phụ nữ chia sẻ đồ của mình thì hay. Có nghĩa là quần áo sẽ được luân chuyển từ tủ đồ của các chị em, một món đồ sẽ kéo dài tuổi thọ.”
Ngoài ra còn có rất nhiều hội nhóm khác tại Sài Gòn cũng đang phát triển mô hình này một cách rầm rộ. Điển hình như chị Nguyễn Minh Hà – hiện là nhân viên của một trong những tập đoàn về thời trang hiệu cao cấp tại Sài Gòn, nhưng cứ sau 2 – 3 tháng, chị sẽ là người đứng ra tập hợp quần áo của bạn bè, người thân lại rồi tiến hành chọn lọc để mang đến buổi offline thường diễn ra trong các quán cà phê, workshop với rất đông chị em phụ nữ tìm tới.
Video đang HOT
Tuy nhiên nguyên do khiến nhiều người như chị Thư Vũ hay Minh Hà có thể tổ chức thành công các mô hình này ngoài việc “thiên thời địa lợi” rơi đúng vào lúc xu hướng sống xanh, sống tối giản đang thịnh thì yếu tố quyết định còn nằm ở khâu chọn lọc các món đồ cũ từ những người có cặp mắt nhìn đồ nhiều kinh nghiệm.
Làm sao để có thể nhận biết đó là đồ hiệu thật, hiện trạng đã qua sử dụng của mỗi món đồ ở tầm bao nhiêu phần trăm để quyết định mức giá bán tương ứng. Sau đó họ sẽ tiến hành làm mới bằng cách giặt ủi, thậm chí sắp xếp theo từng phong cách khác nhau rồi thuê người mẫu để chụp ảnh như một món đồ mới hoàn toàn. Nhờ thế mà các món đồ cũ bỗng chốc trở nên lung linh, thu hút người mua hơn gấp nhiều lần.
Có những món đồ second-hand trị giá vài triệu đến chục triệu
Theo chị Thư cho biết, hiện nay do nhu cầu và thị trường đồ second-hand ngày càng mạnh mẽ nên không chỉ là các món đồ bình thường hay local brand, mà Chanel, Dior, LV,… cùng rất nhiều món đồ hiệu cao cấp khác cũng được mang đi bán và mua lại một cách rất bình thường.
Một cái túi có giá 30 – 40 triệu nếu mua mới thì khi mua cũ có thể rơi vào khoảng trên dưới 20 triệu (phụ thuộc nhiều yếu tố trong quá trình kiểm tra chất lượng). Hoặc đôi giày mua mới khoảng 10 triệu thì mua second-hand có khi chỉ khoảng 2-3 triệu là bình thường mà chúng đều ở hiện trạng mới không dưới 85 -90%.
“Nếu biết mua hay may mắn, bạn có thể vớ được món đồ hiệu nào đó mới tinh, chỉ bị chút xước hoặc dơ nhẹ chỗ nào đó khó thấy cũng đủ để sở hữu chúng với giá hời như cho” – chị Minh Phương người thường xuyên mua đồ cũ cho biết.
“Tầm này sĩ diện mà hao tiền thì cũng xin bye”!
Với những lợi ích vừa được kể ở trên, hẳn mọi người cũng đã hiểu vì sao có rất nhiều người bắt đầu yêu thích xu hướng này mà lợi ích đáng kể nhất đó chính là ở khoản tiết kiệm!
“Thu nhập mình mỗi tháng khoảng 15 – 20 triệu. Lúc chưa biết tới xu hướng này thì mình dành khoảng 5 triệu để shopping quần áo, nhưng khi thử mua rồi thì có tháng mình chỉ tốn 1-2 triệu cho 2 đến 3 bộ đồ. Đó là chưa kể có tháng mình chẳng phải tốn đồng nào mà còn có lời khi mang quần áo cũ ra bán.
Nói thật lúc đầu còn sĩ diện lắm, nghe xài đồ cũ của người ta là thấy quê quê, bạn bè biết cũng sợ nó khi dễ. Nhưng đến cuối tháng ngồi tổng kết lại thấy tiết kiệm được bao nhiêu là tiền thì mình bắt đầu thay đổi ngay quan điểm. Sĩ diện mà hao tiền thì cũng xin bye!” – Anh Thư cho biết.
Ngoài ra trong một cuộc trò chuyện với chị Catie hiện là quản lý của một công ty nước ngoài tại TP.HCM chia sẻ rằng mức thu nhập hàng tháng của chị rơi vào khoảng hơn 80 triệu/tháng. Có thể nói với chị, việc mua một chiếc túi hiệu, áo hiệu là quá đỗi bình thường. Tuy nhiên khoảng 4 tháng trở lại đây khi biết đến phong trào này chị đã tham gia bán rất nhiều món đồ hiệu của chính mình như một cách chia sẻ niềm đam mê/sở thích với các chị em đam mê đồ hiệu khác.
“Tính chị xài đồ rất kỹ, có khi mặc chiếc áo mới 1 lần, giày mang đi event chưa tới 1 buổi, nên lúc bán là y như còn mới. Nhưng việc mua và tích trữ, bảo quản chúng là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau mà bản thân chị lại bận quá, nên thay vì cứ để đó dẫn đến hư hỏng, bụi bặm thì chị gửi cho các người bạn quen biết bán lại với mức giá không thể nào hợp lý hơn. Chỉ vậy thôi mà chị lại có một khoản tiền riêng để mua món mới, được thay đổi liên tục mà cũng không cần mất quá nhiều thời gian bảo quản. Có tháng chị ngồi tính lại phát hiện mình tiết kiệm sơ sơ cũng vài chục triệu đồng là vì thế” – chị Catie cho biết.
Ngoài ra mua đồ cũ còn hạn chế những hoạt động sản xuất hàng kém chất lượng có hại cho môi trường của ngành may mặc thay vào đó là các sản phẩm sử dụng chất liệu bền vững, thân thiện với môi trường trong kỉ nguyên phát triển bền vững với xu hướng thời trang không lãng phí – mặc đẹp mà không đè bẹp môi trường.
“Khi mua một món đồ đã qua sử dụng thay vì một món đồ mới nghĩa là bạn đã góp phần đánh 0% thuế suất lên môi trường bởi vì sản xuất quần áo đòi hỏi rất nhiều nhiên liệu và quần áo chất liệu nhân tạo khi thải ra môi trường cũng giống như bọc nilon hay các vật liệu nhựa khác, chúng không phân huỷ. Mà quần áo ngày càng rẻ, các xu hướng mới được cập nhật liên tục bởi thời trang nhanh đồng nghĩa với việc quần áo được tiêu thụ ngày càng nhiều và nhanh chóng bị vứt đi. Điều này mang đến ảnh hưởng nặng nề lên môi trường sống của con người.” Chị Thư Vũ chia sẻ.
Những địa chỉ dành cho những ai quan tâm đến xu hướng này có thể tham khảo:
Nghiên cứu phong cách second-hand:
@ vangbao – Cô nàng được biết đến nhiều với các video chia sẻ bí quyết mua và phối đồ second-hand qua kênh Youtube: Studio86.
@Ashley – Nổi tiếng với những video hướng dẫn phối đồ second-han, mẹo biến đồ cũ thành đồ mới. Cô được mọi người biết đến nhiều qua kênh Youtube: Bestdressed với hơn 2 triệu follow.
Theo baodansinh.vn
Bật mí "tips" phân biệt quần áo hàng hiệu thật giả cực nhanh và siêu chuẩn
Công nghệ làm giả ngày càng tinh vi nên việc chọn mua quần áo hàng hiệu hàng chính hãng không hề đơn giản.
Khi mua hàng, bạn nên chú ý đến logo, mác của thương hiệu. Logo trên quần áo hàng hiệu chính hãng được in rõ nét còn hàng fake thường có logo in mờ và thay đổi vài chữ. Ảnh: DHgate.
Chẳng hạn, mẫu áo polo nam Lacoste hình con cá sấu được khâu và may tinh tế, răng của con cá sấu được hiện rõ. Ngoài ra, hình logo này còn có khả năng phát sáng. Ảnh: Internet.
Ngoài ra, khách cũng có thể phân biệt qua chất liệu của sản phẩm. Quần áo của các hãng thời trang danh tiếng luôn được may bằng chất liệu cao cấp, bề mặt mịn, vải ít nhão. Trong khi đó, hàng fake thường được làm bằng chất liệu rẻ tiền, chất vải thường không mịn và thô. Ảnh: The Diamond Closet.
Với áo lông vũ Uniqlo, khi sờ tay vào sẽ có cảm giác mềm, mát, độ phồng đều, tự nhiên áo nắm chặt bàn tay dễ dàng thu gọn lại và nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu khi thả ra. Ảnh: Uniqlo.
Ngược lại, nếu áo sờ cảm giác thô, không thật tay, độ phồng không đều, áo khá nặng, nắm tay thấy không mềm xốp và không chặt bàn tay thì đó là hàng nhái. Ảnh: Uniqlo.
Sản phẩm quần áo hàng hiệu chính hàng hiệu đều có mã code, mã vạch riêng được gắn trên tem mác. Các điểm trên ở hàng fake cũng có nhưng các mã số và serie thường bỏ trống, hoặc không theo số hiệu model. Ảnh: Sapo.
Nếu không kiểm tra bằng mắt thường, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra quần áo hàng hiệu có phải hàng chính hãng hay không bằng cách check mã code trên trang chủ của hãng. Ảnh: Brightside.
Đối với quần jean, hàng hiệu có đường may tỉ mỉ, chất liệu vải dày và mềm, có tem chống hàng giả. Khi mua, khách hàng nên lưu ý đến nhãn sản phẩm phải có thông tin đầy đủ, đường chỉ rõ ràng. Ảnh: Dohieu.
Quần jean giả thường được may bằng vải kém chất lượng, dùng móng tay cào lên quần thấy quần dễ xù, chiều dài quần ngắn hơn quần thật. Ảnh: Dohieu.
Hoàng Minh
Theo kienthuc.net.vn
Hãy đi một đôi sneakers trắng bình dân nhưng vẫn "sang-xịn-mịn, cả thế giới sẽ phải hỏi "bạn mua giày ở đâu thế?" Chẳng cần đến những thiết kế hàng hiệu đắt giá, những đôi sneakers trắng bình dân hoàn toàn có thể thêm độ chất chơi cho style của các nàng. Thật sự mà nói ngay cả khi xu hướng giày dép mỗi mùa có thay đổi thế nào thì sneakers trắng vẫn là một đôi giày kinh điển, lựa chọn luôn được ưu tiên...