‘Săn gấu bông’ – trào lưu dễ thương giúp trẻ hết nhàm chán vì cách ly
Trò chơi săn tìm gấu bông thu hút đông đảo trẻ em tham gia và tạo ra làn sóng mới ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hàng triệu người dân trên khắp thế giới đã cùng tham gia vào chiến dịch “Bear hunt” (tạm dịch: săn tìm gấu bông) để giúp trẻ em vượt qua khoảng thời gian tự cách ly ở nhà và truyền đi năng lượng tích cực trước tình hình căng thẳng vì dịch bệnh.
Người tham gia chiến dịch sẽ đặt những chú gấu bông, đồ chơi trên ô cửa sổ, hiên nhà, cây cối hoặc bên những chiếc ô tô đang đỗ ở ven đường để gây bất ngờ cho những đứa trẻ trong khu vực.
Nhiệm vụ của “ thợ săn thú bông” là dạo quanh các khu phố, con đường để tìm kiếm những chú gấu đã được sắp xếp sẵn.
Những chú gấu được đặt bên cửa sổ để gây bất ngờ cho trẻ em. Ảnh: Highwaylass.
Stevie-Lee Tiller (13 tuổi, New Zealand) không thể tham gia các hoạt động ngoài trời và phải dành cả kỳ nghỉ xuân tại nhà vì trường học đóng cửa. Vốn được sinh ra trong một đại gia đình thân thiết nên việc không được đến thăm và chơi đùa cùng mọi người khiến Tiller cảm thấy buồn chán.
Để động viên tinh thần của nhau, cô bé và một số anh chị em họ đã tổ chức trò chơi săn tìm gấu bông cho cả khu phố cùng tham gia.
“Thật thú vị khi đi ngang qua những ô cửa sổ và nhìn thấy những chú gấu khác nhau”, cô bé 13 tuổi phấn khích nói với The New York Times.
Còn 2 người em họ của Tiller – Elijah Horsburgh (8 tuổi) và Avah Horsburgh (5 tuổi) – cả 2 đã lập được thành tích đáng ngưỡng mộ khi tìm được 68 con gấu bông trong một trận đi săn.
“Cháu đã chơi rất vui, bởi vì cháu được trải nghiệm cảm giác đi săn thật sự. Để tìm thấy gấu bông, chúng ta phải đi thật chậm và chú ý quan sát”, Elijah chia sẻ.
Video đang HOT
Annelee Scott (44 tuổi) – mẹ của Elijah and Avah – cho rằng trò chơi này giúp con cô và những người xung quanh thoát khỏi tâm trạng lo lắng, cô đơn vì dịch bệnh đang hoành hành hiện nay.
Gã khổng lồ Shrek, cá mập bơm hơi và nhiều nhân vật hoạt hình khác đều xuất hiện trên ô cửa sổ.
Người tham gia còn đăng tải hình chụp gấu bông lên mạng xã hội để những đứa trẻ sống ở chung cư cao tầng và khu vực không được phép rời khỏi nhà có thể nhìn thấy chúng từ khắp nơi thông qua hashtag #bearhunt.
Cách chơi đơn giản, ý nghĩa cộng với tính giải trí lành mạnh khiến trò săn tìm gấu bông được nhiều người hưởng ứng nhiệt tình và trở thành hoạt động yêu thích của trẻ em tại New Zealand
Đến nay, trò chơi này đã xuất hiện ít nhất ở 13 quốc gia, trong đó có Australia, Mỹ, Nhật Bản, Đức và Scotland đang được phổ biến rộng rãi.
Trên Twitter, hashtag #bearhunt nhanh chóng phủ sóng khắp nơi để kêu gọi nhiều người cùng tham gia vào chiến dịch này.
Những người không có thú nhồi bông vẫn có thể tham gia trò chơi. Thay vì đặt một chú gấu cạnh cửa sổ, họ có thể vẽ, cắt dán thứ gì đó liên quan đến trẻ em như cầu vồng, búp bê, nhân vật hoạt hình… hoặc viết những thông điệp bằng phấn trên vỉa hè.
Cách sắp xếp thú bông khiến trò chơi trở nên hấp dẫn hơn. Ảnh: MooseSquirrel.
Vừa qua, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng đã đặt một chú gấu bông trên cửa sổ để cổ vũ tinh thần tích cực của chiến dịch.
Trò chơi săn gấu bông được lấy cảm hứng từ cuốn sách thiếu nhi “We’re Going On A Bear Hunt” của nhà văn người Anh Michael Rosen. Hiện ông đang được theo dõi tại bệnh viện với các triệu chứng gần giống với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Trên trang cá nhân, ngoài cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân, ông thường chia sẻ những bức ảnh của các “thợ săn” để theo dõi hành trình của chiến dịch.
Phương Thảo
Các 'đại gia chân đất' góp gạo, rau cho cuộc chiến chống dịch
Nhận được năng lượng tích cực từ những câu chuyện cảm động của các cụ ông, cụ bà trong mùa dịch, Hồng Ly đã vẽ bộ tranh truyền tải những thông điệp này đến các bạn trẻ.
"Ấm lòng mùa dịch" là bộ tranh được hoạ sĩ trẻ Cao Hồng Ly (sinh năm 1995, sống tại Nghệ An) vẽ để ca ngợi những tấm gương người tốt, việc tốt sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo giữa mùa dịch. Ngay sau khi đăng tải, bộ tranh truyền đi thông điệp ý nghĩa này nhận được sự yêu thích của dân mạng.
Nói với Zing, Hồng Ly cho biết giữa đại dịch Covid-19, những hành động không đẹp như trốn cách ly, làm loạn ở sân bay, tăng giá khẩu trang... xuất hiện. Tuy nhiên, tối 31/3, 9X xúc động khi đọc được thông tin về một cụ ông 89 tuổi quyên góp 20.000 đồng cùng quả bầu và túi rau cho khu cách ly. Từ đó, nữ hoạ sĩ nảy ra ý tưởng vẽ tranh nhằm khắc hoạ những hành động nhỏ mà ý nghĩa cho cộng đồng.
Sau đó, Hồng Ly tìm kiếm thêm các bài báo nói về những tấm gương người tốt, việc tốt trong mùa dịch. Đến tối 1/4, 9X hoàn thành 5 bức tranh kể về 5 câu chuyện "ấm lòng mùa dịch" khác nhau.
"Những đóng góp không phải quá lớn lao, song có thể đây là những thứ duy nhất mà họ có thể quyên góp. Tôi thực sự xúc động khi đọc câu chuyện về cụ bà bớt tiền ăn sáng để đóng góp 1 triệu đồng. Thứ các ông bà, cô chú chia sẻ cho xã hội không lớn, nhưng tấm lòng thì không hề nhỏ chút nào. Chính những điều này đã khiến người trẻ như tôi muốn làm người tử tế, giúp ích cho cộng đồng", 9X cho hay.
Qua bộ tranh, Hồng Ly muốn truyền đi thông điệp rằng những điều tốt đẹp trong cuộc sống không chỉ giới hạn ở các nhân vật mà cô vẽ. Những hành động này vẫn đang được nhân rộng và diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Tác giả bộ ảnh tiết lộ trong thời gian cả nước thực hiện lệnh cách ly xã hội, cô có thêm nhiều thời gian để thực hiện sở thích của mình - vẽ lại những mẩu chuyện nhỏ trong cuộc sống. Đây là cách giúp cô bớt cảm giác buồn chán.
Kiều Trang
Nghe vlogger Thạch Trang chia sẻ 9 tips chụp ảnh tại nhà mùa dịch: Đơn giản mà lại có cả rổ ảnh đẹp! Ở nhà thì làm sao có ảnh đẹp - đây ắt hẳn là trăn trở của nhiều bạn trẻ, vậy hãy thử với vài tips chụp hình tại nhà của cô nàng vlogger Thạch Trang xem sao! Nghỉ dịch Covid-19, nhiều bạn trẻ hẳn là rất bứt rứt với việc Instagram, Facebook trống trơn không có ảnh để up, mà quanh quẩn ở...