Săn đêm con lắm chân làm đặc sản tưởng kinh dị mà ngon kinh khủng
Từ lâu, những con nhện nhỏ sống trên khe suối là đối tượng săn bắt của người dân vùng cao Nghệ An để chế biến thành các món ăn nhìn có vẻ “kinh dị” nhưng khi thưởng thức lại không kém phần hấp dẫn.
Những ngày nắng nóng, vào ban đêm nhiều người dân vùng cao Nghệ An lại ra suối săn nhện về chế biến món ăn. Ảnh: Đào Thọ
Dụng cụ họ mang theo đơn giản chỉ là chiếc đèn pin và một ống nứa đựng nhện. Ảnh: Đào Thọ
Thời điểm này, những con nhện nhỏ thường nằm phơi mình trên các phiến đá giữa suối nên rất dễ bắt. Ảnh: Đào Thọ
Tuy nhiên, để săn được nhiều nhện người dân phải vượt qua nhiều con suối trong đêm rất vất vả. Ảnh: Đào Thọ
Một người dân cho hay: Ban đêm, gặp ánh đèn pin chiếu vào nhện đứng im rất dễ bắt, còn ban ngày chỉ cần nghe tiếng động là chúng bơi xuống nước trốn ngay. Ảnh: Đào Thọ
Sản phẩm của một đêm săn nhện trên khe suối. Ảnh: Đào Thọ
Video đang HOT
Nhện suối có thể rang, xào hay nấu canh măng chua cùng với các loại rau rừng… khi ăn có vị thơm và béo. Ảnh: Đào Thọ
Theo Đào Thọ (Báo Nghệ An)
Đặc sản không thể "dị" hơn chỉ những người sinh ra từ làng mới biết
Ăn đất như nhai kẹo, sống trường thọ nhờ ăn rêu đá, canh nòng nọc ngon hơn mọi loại canh hay đuông dừa béo nhung nhúc, còn ngọ nguậy,... là những món ăn không thể "dị" hơn ở các làng quê Việt mà chỉ những người sinh ra từ làng mới biết.
Làng ăn đất như ăn kẹo "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam
Nằm ngay sau thị trấn Lập Thạch, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc có một làng được gọi với cái tên kỳ lạ là "làng ăn đất" hay "làng ăn đặc sản". Bởi dù lớp trẻ hiện nay ở làng không còn ăn đất phổ biến như trước, nhưng vẫn có những người cao niên ở khu phố Thống Nhất xem đất ngói là món ăn khoái khẩu, không thể thiếu trong cuộc sống thường nhật của họ.
Đất có thể ăn sống sau khi khai thác về nhưng để có mùi vị hấp dẫn phải chế biến khá tỉ mỉ, phải gọt, đẽo thật sạch và tách thành từng miếng nhỏ như kẹo lạc. (Ảnh: Zing.vn)
Tục ăn đất ở đây có từ rất lâu, không ai nhớ rõ. Chỉ biết rằng, qua lời kể của những người lớn tuổi nhất trong làng thì khi họ sinh ra đã thấy cha, ông của mình thường ngày vẫn hay cầm miếng đất ngói ăn ngấu nghiến.
Những mẩu "ngói" trước khi hun phải được phơi nắng thật khô, ráo nước. (Ảnh: Zing.vn)
Khoảng 30-40 năm về trước, ở thôn Thống Nhất, thị trấn Lập Thạch (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc), nhiều hộ vẫn còn giữ tục lệ đào đất lên hun khói lá sim, mang ra chợ huyện bán lấy tiền. Mỗi người mua vài xu, vài hào được một nắm gói vào lá chuối mang về. Đất là món ăn quà vặt khi đi chợ, như ở nơi khác người ta ăn kẹo dồi, bánh khảo.
Theo kinh nghiệm, người khỏe răng có thể ăn được "ngói" màu xanh lam, người già chỉ ăn "ngói" màu trắng sữa. "Ngói" xanh ăn sẽ ngậy hơn nhưng cứng. (Ảnh: Zing.vn)
Được biết, loại đất dùng để ăn không phải đất bình thường trồng trọt cây cối ở vườn mà phải đào trên núi sau nhà. Trước đây, nhiều núi có đất "ngói" nhưng do bị khai thác bán nhiều đời nên ngày nay không còn nhiều. Muốn lấy được đất "ngói" phải đào hố sâu 3-7m mới thấy. Khi đào thấy đất phải dùng búa đục từng mảng một cho vào rổ đưa cho người trên bờ.
Làng sống trường thọ nhờ ăn rêu đá
Thôn Trung (xã Xuân Quang, huyện Quang Bình, Hà Giang) đa phần là người dân tộc Tày, Nùng; có khá nhiều cụ đại thọ, hàng trăm tuổi vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn. Khi được hỏi bí quyết sống thọ, các cụ "bật mí" rằng đó là nhờ ăn món rêu đá.
Một người dân chia sẻ về cách chế biến các món ăn từ rêu đá (Ảnh: PLVN)
Giai đoạn đời sống còn khốn khó trước kia, rêu đá là món ăn cứu đói của nhiều gia đình. Nay, món rêu đá đang trở thành đặc sản, được coi là bí quyết để khỏe mạnh, trường sinh.
Nhiều người có tuổi cao nhất ở vùng này khi được hỏi cũng không hề biết dân ở đây ăn rêu từ bao giờ, chỉ biết có một câu chuyện truyền miệng từ đời này nối đời khác rằng "thần rêu" sinh ra con người ở vùng này, ngược lại con người cũng có bổn phận phải tạo điều kiện để rêu mọc tự nhiên.
Rêu ở đây là loại rêu mọc tự nhiên ở đá, nằm sâu dưới lòng những con suối nước trong vắt. (Ảnh: PLVN)
Bà Hoàng Thị Miện (73 tuổi) bồi hồi nhớ lại: "Từ ngày còn bé tí, tôi đã thấy bà nội, rồi bố mẹ ra suối lấy rêu về làm món ăn. Rêu có thể chế biến thành nhiều món: luộc, xào, nấu canh, thậm chí ăn sống, trộn nộm. Trước kia, đất đai chưa được khai khẩn rộng rãi như bây giờ nên ruộng chưa có nhiều, cơm gạo không đủ ăn. Thời đó rêu là món ăn độn để cứu đói, nhà nào cũng ra suối xúc rêu về ăn đỡ cơm mà sức ai cũng khỏe, cũng phăm phăm được cả ngày rừng. Thời đói khổ ấy mà nhiều người còn sống được cả trăm tuổi đấy".
Theo lời bà Miện, bởi vậy nên người dân rất quý rêu. Trong các dịp giỗ Tết, cúng bái, người dân đều nhắc đến "thần rêu", chẳng hạn khi làm lễ cầu mùa, cầu lộc người ta cũng cầu khấn cho "thần rêu" sinh sôi nảy nở để người dân ở đây không còn phải lo đói kém, mất mùa.
Những già làng ở đây cho biết, "thần rêu" cũng đã đi sâu vào văn hóa, phong tục và lối sống của đồng bào nơi đây, khi bố mẹ chết đi những người con trong gia đình phải kiêng không được phép ăn rêu một tháng. Bởi lẽ, họ quan niệm rằng ăn rêu nghĩa là chính những người con đang sống ở cõi trần đang gặm nhấm mái tóc của người mẹ, người cha mới khuất.
Nổi da gà với món đặc sản nòng nọc om măng ở Thanh Hóa
Người Mường ở miền Tây Thanh Hóa từ lâu đã có thói quen ăn nòng nọc (theo tiếng địa phương là bu bu hoặc bâu bâu). Vào các tháng 6 đến 11 âm lịch hàng năm, người địa phương thường vào rừng từ đầu giờ sáng hoặc lúc chiều muộn để bắt nòng nọc. Lúc này nước ở các con suối mát và khá yên tĩnh, nòng nọc thường lượn lờ kiếm ăn ở các khe đá nhỏ.
Dụng cụ dùng để bắt nòng nọc rất đơn giản, chỉ gồm một chiếc dậm và một chiếc rỏ tre, vài ba lá khoắn làm mồi nhử. (Ảnh: VTC)
Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay, khác hẳn nòng nọc dưới xuôi. Nòng nọc bắt về được chế biến thành nhiều món khác nhau như chả, chiên, xào, nấu, nướng, kho... nhưng được yêu thích nhất phải kể đến nòng nọc om măng.
Măng rừng tươi quyết định nhiều đến hương vị của món ăn. (Ảnh: 24h)
Nhiều người dưới xuôi khi đến thăm gia chủ người Mường được mời thưởng thức món đặc sản này đánh giá rằng, ăn nòng nọc còn mát và ngon hơn canh cá khoai nhiều lần.
Những chú nòng nọc bụng trắng tinh, béo mẫm và mềm mại nằm ngon lành trên bát măng om nghi ngút khói là thứ đặc sản làm không ít người phải ngại ngần khi lần đầu thưởng thức
Kinh dị loại đặc sản khó xơi: Đuông dừa
Dù là một trong những món đặc sản Việt Nam nhưng với nhiều người,việc nhìn thấy những con đuông dừa béo nhung nhúc, còn ngọ nguậy trông không khác gì những con sâu non đã thấy nổi da gà.
Đuông chấm nước mắm ăn sống là một trong những món ăn từ đuông được ưa chuộng nhất. (Ảnh: Vietnamniet)
Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương. Sau mùa giao phối, loài bọ này thường chọn cây dừa sung sức, khoét ngọn rồi đẻ trứng vào. Trứng nở ra ấu trùng và lớn dần nhờ ăn cổ hũ dừa đến khi xuyên thủng ngọn dừa, lúc đọt thối ngã ngang là lúc đuông dừa nhiều nhất. Dù đuông đục khoét là hỏng dừa nhưng đuông dừa ăn rất ngon và lại là đặc sản độc đáo có một không hai ở những xứ dừa đồng bằng sông Cửu Long.
Đuông dừa có hình dạng giống con sâu non, thân mềm nhũn, màu trắng sữa (Ảnh: Vietnamnet)
Tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này vì đuông có hình dạng giống con sâu non, thân mềm nhũn, màu trắng sữa, di chuyển bằng cách trườn tới trườn lui, là người ít tiếp có thể "khóc thét" khi lần đầu nhìn thấy.
Không chỉ có vậy, món ăn phổ biến nhất được chế biến từ đuông lại là...đuông chấm nước mắm ăn sống. Con đuông còn ngọ nguậy đặt trong bát nước mắm ớt cay, cứ thế gắp bỏ vào miệng sẽ cảm nhận được vị béo bùi mà nhiều người nói giống y như lòng đỏ trứng gà tan dần trong khoang miệng.
Theo Danviet
Theo chân thợ săn thò tay vào từng hốc cây, hốc đá để "săn" dế rừng Những ngày này, sau khi nước lũ rút, nhiều người vào rừng săn dế rừng - một đặc sản chỉ xuất hiện vào mùa Thu của núi rừng miền Tây Nghệ An. Dế rừng thường sống trong các ổ mối, hố khoai mài, các cây khô rỗng ruột, hang hốc nhỏ nằm dưới đất... Dụng cụ đi bắt chôm chôm rất đơn giản,...