Sán dây to bằng đồng xu làm tổ trong não người phụ nữ
Cô Fuller không thể ngờ được một con sán dây lợn to bằng một đồng xu đã đào hang trong não bộ của mình.
Cô Sherry Fuller, 40 tuổi, người Anh là một cán bộ thông tin làm việc cho Hội đồng Southend, bang Essex, Anh. Sau lần tới Madagascar để thực hiện dự án vệ sinh cách đây 2 năm, cô bắt đầu cảm thấy cơ thể mình có những biến đổi khác lạ ngay khi vừa quay trở lại Anh.
Cô Sherry Fuller trong đợt tình nguyện ở Madagascar.
Cô luôn bị nhưng cơn đau đầu dữ dội hành hạ. Sau đó, chúng đã tiến triển thành những cơn tai biến máu não thường xuyên khiến các bác sỹ phải bó tay trước bệnh tình của cô Fuller. “Sau đó, tôi bắt đầu bị tai biến. Rồi chúng phát triển thành những cơn khủng hoảng tinh thần đáng sợ.”, cô Fuller cho biết.
Video đang HOT
Cơn tai biến máu não tăng ngày một nhiều với số lượng lên tới 4 – 5 lần một ngày. Cô Fuller đến bác sỹ gia đình để kiểm tra thì phát hiện một phần mắt phải đã bị thâm đen lại do bị sưng. Sau chụp chiếu, bác sỹ cho rằng não của cô Fuller có một khối u, và nó chính là nguyên nhân gây sưng tấy não bộ. Nhưng kết quả chẩn đoán này vẫn không tìm ra được nguồn gốc căn bệnh của cô.
Cuối cùng, cô Fuller cũng được chẩn đoán đúng bệnh khi vượt tuyến lên Bệnh viện Hoàng gia London để gặp bác sỹ chuyên gia thần kinh. Nhóm chuyên gia tại đây cho biết cô Fuller mắc phải căn bệnh u nang não do vi khuẩn.
Được biết, đây là một căn bệnh hiếm gặp khiến cơ thể người bệnh bị tấn công bởi sán dây lợn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc căn bệnh của cô Fuller sẽ có thể chữa trị được. Con sán nằm trong não côFuller có kích thước to bằng… một đồng xu 5 pence chính là nguyên nhân gây ra những cơn đau đầu không dứt.
Con sán dây lợn có kích thước to bằng một đồng xu 5 pence đã đào hang làm tổ trong não bộ của cô Fuller.
Các bác sỹ đã kê đơn thuốc giun cho cô Fuller. Nhưng mọi việc dường như chưa dừng lại ở đó, do cơ thể bị phản ứng lại với đơn thuốc, vì vậy tay, chân và lưng của cô Fuller bị sưng phù lên. Một lần nữa, cô lại phải sử dụng thuốc chống động kinh để ngăn chặn tác dụng phụ của đợt điều trị. Nhớ lại thời điểm đó, cô Fuller cho biết mình hoàn toàn bị mất bộ lọc âm thanh ở tai. Cô không thể nghe thấy tiếng nói, tiếng chạy của máy photocopy, thậm chí không thể tự quyết định, không thể chơi những trò xếp hình tư duy.
Sau 2 năm, cô Fuller đã hoàn toàn hồi phục.
Cuối cùng, sau 2 năm, cô Fuller cũng hoàn toàn bình phục. Hiện cô đang quyên góp cho một tổ chức từ thiện chuyên giúp đỡ những người không may mắc bệnh não như mình.
Theo Trithuctre
Thiệt hại 18 tỷ USD vì cướp biển Somalia
Theo báo cáo mang tên "Pirates of Somalia: Ending the Threat, Rebuilding a Nation" (tạm dịch: Cướp biển Somalia: đẩy lùi đe dọa, tái thiết đất nước) được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố mới đây tại Thủ đô Somali, Mogadishu, nạn cướp biển vẫn gây thiệt hại đến nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 18 tỷ USD.
Ngoài việc gây thiệt hại lớn đến hoạt động thương mại toàn cầu, mối đe dọa từ nạn cướp biển ở một trong những cửa ngõ thương mại quan trọng nhất thế giới cũng là một đòn kinh tế giáng vào các nước láng giềng tại khu vực Đông Phi, đặc biệt là các ngành trụ cột của nền kinh tế các nước này như du lịch và đánh bắt cá. Kể từ năm 2006, chi tiêu cho hoạt động du lịch tại các nước viên biển Đông Phi tăng chậm hơn 25% so với khu vực châu Phi hạ Saharan chủ yếu là do lượng du khách thu nhập cao đến từ các quốc gia OECD ít hơn.
Tình trạng cướp biển đã tàn phá hình ảnh khu vực vốn được xem là điểm du lịch khá ổn định. Lượt khách tới các nước ven biển Đông Phi giảm gần 6,5% so với các nước khác. Kể từ năm 2006, sản lượng xuất khẩu cá từ các nước bị hải tặc tấn công cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, giảm 23,8%/năm. Những nước bị hải tặc quấy nhiễu nhiều phải kể đến: Comoros, Djibouti, Kenya, Mozambique, Madagascar, Mauritius, Seychelles, Somalia, Tanzania, Yemen, Pakistan và những nước thuộc vùng Vịnh Pec-xich. Nền kinh tế của Somalia cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Riêng tổn thất thương mại liên quan đến tình trạng cướp biển tăng lên 6 triệu USD/năm, đó là chưa tính đến những thiệt hại của các hoạt động kinh tế biển bị kìm hãm do cướp biển.
Cũng theo báo cáo, kể từ tháng 1-2005 đến thời điểm này, bọn cướp biển Somalia đã tiến hành 1.068 vụ tấn công. Trong đó 218 vụ trót lọt, với số tiền chuộc trung bình phải chi hàng năm lến tới 53 triệu USD. Đặc biệt có khoảng 82-97 người bị thiệt mạng trong các vụ tấn công này.
Ước tính 42.450 tàu qua lại khu vực có nguy cơ cướp biển này mỗi năm và 20% tổng hàng hóa buôn bán của thế giới thông qua vịnh Aden giữa Yemen và Somalia trong đó có sử dụng kênh đào Suez của Ai Cập. Liên hợp quốc cũng cho biết, thế giới còn phải chi 38 triệu USD hàng năm để truy tố, giam giữ cướp biển bị bắt và tăng cường năng lực chống cướp biển tại chỗ.
Những con số đáng lo ngại trên diễn ra trong bối cảnh cộng đồng thế giới coi cướp biển Somalia là một mối đe dọa lớn và đang áp dụng các biện pháp mạnh để giải quyết như duy trì hàng chục tàu chiến hiện đại của nhiều cường quốc để tuần tra, cho phép áp dụng mọi biện pháp về quân sự, pháp lý...
Theo ANTD
Quả trứng "khủng" được định giá gần một tỷ đồng Bỏ ra 45.000 $ để mua một quả trứng là một ý tưởng điên rồ, trừ khi đó là quả trứng lớn chưa từng có. Quả trứng có kích thước 30,48 x 20,32 cm đáng ngạc nhiên này là trứng của loài chim voi, một loài chim sống ở Madagascar, tuyệt chủng vào khoảng thời gian giữa thế kỷ thứ 13 tới thế...