Sân chơi YouTube sau năm 2020, liệu chiêu trò có còn là đủ?
Sau cú “thay máu” đầu năm 2020 này, những kiểu Youtuber nào sẽ có thể trụ vững trong cuộc chơi đầy cạnh tranh này, chúng ta hãy thử cùng nghía qua!
Ra mắt vào năm giữa tháng 2 năm 2005 với mục đích là một nền tảng để mọi người chia sẻ video và clip, Youtube hiện giờ đã trở thành một đế chế khổng lồ với hàng triệu người dùng. Dễ dàng chia sẻ và truy cập, lại còn có thể bật chức năng kiếm tiền, dù qua bao mùa thay đổi chính sách thì các Youtuber cũng vẫn mọc lên nhanh chóng như nấm sau mưa. Thế nhưng điều đó kéo theo hệ lụy là chất lượng nội dung trên Youtube ngày một bão hòa và đi xuống khi khâu kiểm duyệt thì càng lỏng lẻo và mọi người thì bất chấp vì views. Như một thông lệ, cứ qua mỗi lần Youtube thay đổi chính sách thì hàng loạt các Youtuber sẽ phải đau đầu tìm cách làm mới nội dung, điển hình là Quỳnh Trần JP hiện giờ đã phải hạn chế cho bé Sa lên hình hơn. Vậy sau cú “thay máu” đầu năm 2020 này, những kiểu Youtuber nào sẽ có thể trụ vững trong cuộc chơi đầy cạnh tranh này, chúng ta hãy thử nghía qua nhé!
1.Có lượng Fanbase vững mạnh và chỗ đứng nhất định.
Dù ở bất cứ đâu, showbiz hay streamer, Youtuber, chúng ta cũng không thể phủ nhận được độ quan trọng của một fanbase vững mạnh. Bên cạnh lượng chất xám mỗi Youtuber bỏ ra cho mỗi video, sự ủng hộ cũng như “chịu chi” của fan chính là điều nuôi sống một kênh. Dù rằng hiện giờ ra video có vẻ thưa thớt dần nhưng chất lượng thì vẫn giữ nguyên, fan chỉ có tăng chứ không hề thuyên giảm, những Youtuber ai ai cũng biết như Hậu Hoàng, Viruss, Giang Ơi… chính là các gương mặt có thể trụ vững trong cuộc đua này. Trái lại, dù cũng nổi tiếng nhưng lại đi theo chiều hướng tai tiếng, “drama” và nhắm vào phân khúc khán giả là trẻ em cốt để tăng views thật nhanh, ko có sự đầu tư vào nội dung, những Youtuber “nhảm” chắc chắn sẽ là người “ngã ngựa” đầu tiên sau đợt “gạn đục khơi trong” này.
Video đang HOT
Đã quá lâu từ khi Youtube Việt Nam mang tiếng là toàn nội dung “rác” và không thân thiện với người lớn và trẻ em nên đây cũng có thể coi là tín hiệu đáng mừng. Dù sao thì việc bao nhiêu nỗ lực, chất xám của các Youtuber đi lên nhờ thực lực lại xếp ngang hàng cùng với những người dùng chiêu trò, tạo content gây sốc cũng là một vấn đề nhức nhối trong cộng đồng Youtuber thế giới nói chung chứ không chỉ Việt Nam. Mong rằng trong tương lai tình trạng này sẽ dần biến mất và Youtube Việt Nam có thể giang rộng cánh tay chào đón những nhà sáng tạo nội dung đỉnh cao và nhiệt thành hơn.
2.Những gương mặt mới với nội dung sáng tạo.
Sút hút từ các gương mặt mới và sự sáng tạo chưa bao giờ là “lỗi mốt” cả. Sơn hào hải vị dẫu có ngon nhưng ăn nhiều thì cũng phải chán, khán giả sẽ luôn luôn kiếm tìm những cái tên mới có sức hấp dẫn riêng. Nếu như dạo gần đây giữa muôn vàn các Youtuber dạy nấu ăn già có, trẻ có lại nổi lên anh chàng Nino Hoàng bí ẩn với những món đồ nấu ăn dễ thương đến trụy tim, từng thước phim trau chuốt đến nao lòng thì trên tab Thịnh Hành cũng xuất hiện một hiện tượng mới – Mai Anh Tài Official. Tuy số lượng video anh chàng sản xuất vẫn chưa có nhiều nhưng đúng là “lượng” không bằng chất, có nhiều video của Mai Anh Tài dẫu chỉ mới đăng vỏn vẹn 1 tuần nhưng lượng views cái nào cũng trên 1 triệu! Nhìn kỹ hơn thì nội dung hát trong thang máy của anh chàng tuy nghe có vẻ chẳng có gì là quá khó khăn nhưng thật sự lại rất mới lạ khi chưa từng có 1 Youtuber nào ở Việt Nam thực hiện cả!
Nói đi thì cũng phải nói lại, chẳng phải tự nhiên mà anh chàng này lại có thể trở thành một “hiện tượng mạng” như vậy. Giọng ca trầm ấm, ngọt ngào, cùng lối nói chuyện duyên dáng, hài hước mà không thô, vụng, cộng thêm ngoại hình cực sáng có lẽ chính là những yếu tố giúp Mai Anh Tài bật lên nhanh chóng như vậy. Để đạt đến trình độ cất giọng ca là khiến lòng người điêu đứng như vậy, Mai Anh Tài cũng không phải là một “tay mơ” mà cũng có căn bản. Giải nhì cuộc thi Rhythm of Student 2013, Giải nhất chương trình “Cứ Hát Đi” do Keeng.vn tổ chức năm 2014, giải ba Bách Khoa Got’s Talent 2015, anh chàng Youtuber này cũng “không phải dạng vừa đâu”. Bên cạnh đó, Mai Anh Tài còn là bình luận viên của các kênh cộng đồng lớn như Cafe Liên Minh, Cafe Nhân Phẩm… Khách quan mà nói tiềm năng của anh chàng là khá lớn và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều nội dung độc, lạ trong tương lai.
KẾT.
Cuộc đua nào càng khốc liệt thì thành quả nhận được sẽ càng ngọt ngào. Trong thời điểm hậu hiện đại, người ta dần lãng quên đi những giá trị cốt lõi thì việc giữ được nét riêng của bản thân và phát triển nó thành một phiên bản tốt hơn là điều tối quan trọng đối với các Youtuber. Mong rằng các cái người cũ có thể giữ vững phong độ, còn các gương mặt mới thì cùng nhau xây dựng nên một cộng đồng Youtube chất lượng, trong sạch hơn.
Theo Game4V
YouTube sao chép tính năng của Twitch, cho phép người xem "boa" 2 USD cho kênh mà họ yêu thích
YouTube mới đây đã bổ sung một tính năng mới cho phép người xem bày tỏ sự yêu thích đối với một nhà sáng tạo nội dung video nào đó mà họ ấn tượng thông qua một khoản đóng góp tài chính nhỏ.
Người xem giờ đây đã có thể thực hiện thao tác "vỗ tay" với các ngôi sao YouTube nhằm giúp họ có thêm nguồn thu nhập thông qua nền tảng chia sẻ video trực tuyến lớn nhất thế giới của Google. Cách "đóng góp" ủng hộ này giống với một tính năng tương tự đã xuất hiện trên nền tảng stream game Twitch (thuộc sở hữu của Amazon), và có thể là một trong những phương pháp của YouTube nhằm thu hút các streamer của thể thao điện tử chuyển sang sử dụng nền tảng của họ.
Tính năng này được gọi tên chính thức là "cái vỗ tay của người xem" (viewer applause) trên YouTube, nằm bên cạnh hai nút Like (Thích) và Dislike (Không thích). Người chủ kênh có thể bật hoặc tắt nút này thông qua bảng cài đặt kênh của họ. Tuy nhiên, tính năng này hiện mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm và chỉ có một số lượng nhỏ nhà sáng tạo nội dung có trên 100.000 người theo dõi mới được truy cập ở thời điểm này.
YouTube hiện đã có tính năng đóng góp ủng hộ tương tự như vậy với các đoạn video phát trực tiếp (livestream) với tên gọi SuperChat, qua đó người xem có thể "trả phí" để bình luận của họ được ghim cố định vào cửa sổ chat trực tiếp của đoạn video livestream. Càng trả nhiều tiền thì thời gian bình luận của họ được ghim lại càng dài. Công ty hiện vẫn chưa cho biết sự khác biệt cụ thể giữa tính năng "vỗ tay" và SuperChat là gì, hoặc liệu hai tính năng này có được gộp lại trong tương lai hay không.
Người xem có thể đóng góp 2 USD (khoảng 46 nghìn đồng) cho mỗi lượt "vỗ tay". Giới hạn tối đa mà người dùng có thể đóng góp qua các tính năng Super Chats, Super Stickers và Viewer Applause cộng lại là 500 USD (khoảng 11,6 triệu đồng) mỗi ngày hoặc 2.000 USD (khoảng 46,5 triệu đồng) mỗi tuần, theo công bố chính thức trên blog của Google. Hiện vẫn chưa rõ số tiền này được tính toán cụ thể như thế nào nhưng về phía các nhà sáng tạo nội dung, số tiền mà người dùng đóng góp cho chủ kênh qua tính năng SuperChats sẽ được chia với YouTube theo tỷ lệ 70-30, và tỉ lệ này sẽ được giữ nguyên với tính năng "vỗ tay".
Twitch cũng có một tính năng quyên góp tương tự như trên và đó là một trong những cách mà các nhà sáng tạo nội dung (streamer) kiếm tiền thông qua việc stream những ván game cho mọi người cùng xem và bình luận. Động thái mới nhất từ phía YouTube này cũng không phải là lần đầu tiên nền tảng chia sẻ video thuộc Google "thách thức" trực tiếp tập người dùng cốt lõi của Twitch.
Theo VN Review
Youtube đổ hơn 3 tỷ USD cho lĩnh vực âm nhạc vào năm 2019 Trong một bài đăng hôm thứ 6, CEO Youtube Susan Wojcicki cho biết: "Youtube hiện đang có doanh thu từ cả quảng cáo lẫn thuê bao, nhưng đã đầu tư hết 3 tỷ USD vào lĩnh vực âm nhạc cho hai hạng mục này trong năm 2019". Sau khi công bố doanh thu vào đầu tháng này, cổ phiếu của Alphabet đã giảm...