Sân chơi ở Hà Nội đang “biến mất” như thế nào?
Với rất nhiều người, nhu cầu chỗ đỗ xe đã trở nên quan trọng hơn, cấp bách hơn việc chơi của trẻ con hay ván cờ, câu chuyện của người già. Vì thế, sân chơi cứ dần biến mất…
Hà Nội một thành phố vốn được xây dựng với định hướng phát triển không gian công cộng nên ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn (1954 – 1990) vẫn luôn dành ra những không gian để làm sân chung giữa các khu nhà ở mới xây.
Theo tư liệu bản đồ của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và cuốn sách “Hà Nội: 10 thế kỷ đô thị hóa” các khu nhà ở được xây dựng trong giai đoạn 1955 – 1985 luôn dành 50-60% diện tích cho cây xanh và sân chơi, sân chung, lối đi trong khu dân cư.
Vậy thì, tại sao số lượng sân chơi và các khoảng không gian công cộng của Hà Nội lại ngày bị thu hẹp, “biến mất” trong khi nhu cầu sử dụng rất lớn?
Chị Hương, một phụ nữ sinh ra và lớn lên ở Khu tập thể Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) kể lại, những năm 80, khi còn là một cô bé, chị thường cùng lũ trẻ con chơi đùa, chạy nhảy khắp khu tập thể. Khoảng không gian rộng rãi giữa các khu nhà và những gầm cầu thang, hành lang tập thể, bể nước công cộng… là nơi mà bọn trẻ chơi trò trốn tìm, và để tìm được người trốn là không hề dễ.
Còn nhớ khi ấy, kinh tế khó khăn đến nỗi, nhà ai có cái tủ lạnh Sa-ra-tốp của Nga là oai lắm. Những đứa trẻ chỉ rình xin được mấy cục đá là chia nhau nhai đôm đốp hay xoa đầy lên mặt mũi. Khó khăn, nghèo là vậy, nhưng những đứa trẻ ấy đã trải qua một tuổi thơ đầy tiếng cười hạnh phúc. Cả khu tập thể rộng thế, nhưng lũ trẻ chẳng đứa nào lạ nhau.
Thế rồi, Hà Nội xuất hiện phong trào “vỡ đất trồng rau” và tiếp đến là thời kỳ “mở cửa”. Nhà nhà đua ra lấn ra, lúc đầu còn nghèo chưa có tiền xây thì lợp mái vẩy, bán những món hàng lặt vặt.
Một phần không gian công cộng của khu tập thể Nam Đồng và cũng là của hầu hết các khu chung cư khác ở Hà Nội đã bắt đầu biến mất như thế, bởi sự hăm hở kiếm tiền của người dân và những cái “tặc lưỡi” của chính quyền trong giai đoạn kinh tế khó khăn ấy.
Nhu cầu làm kinh tế của người dân cộng với sự lơi lỏng của chính quyền, những khoảng sân chung ở khu tập thể Nam Đồng đã mất dần như thế này
Thế nhưng, dù giai đoạn khó khăn nhất đã qua đi, nhưng sự nơi lỏng trong quản lý của các cấp chính quyền đã khiến cho những mái vẩy mái che lấn thêm một bước nữa: kiên cố hóa. Những phần đất còn lại tiếp tục bị lấn chiếm, những sân chung bị thu hẹp dần. Còn khoảng trống nào không thể làm nhà thì người ta trông xe, họp chợ, bán bún phở…, Trong khi đó, nhiều sân chơi gần như bị “bỏ rơi”, không được đầu tư, duy tu, cứ thế xuống cấp, hư hỏng dần. Trẻ con chẳng buồn đến đó chơi nữa.
Người lớn, từ phụ huynh đến chính quyền, hầu như chỉ quan tâm làm kinh tế. Lớp trẻ con, là con cái của những người như chị Hương đã không còn được chạy nhảy, vui chơi thoải mái như cha mẹ của chúng. Thay vào đó là tivi, là thiết bị điện tử… Nhiều đứa trẻ đã bị nghiện game, đa số cận thị… Trong tủ lạnh, không phải là đá mà là kem, nhưng chúng chỉ biết ăn một mình mà không thể chia sẻ với bạn bè, bởi chẳng mấy ai dám cho con cái chạy chơi long nhong trong khu tập thể nữa. Những đứa trẻ, đứa ở tầng 3, đứa tầng 2 nhưng nhiều khi còn chẳng quen nhau.
Giờ đây, dạo quanh khu tập thể Nam Đồng, khu tập thể Trung Tự, Bách Khoa, Nguyễn Công Trứ, Văn Chương, Giảng Võ, Quỳnh Mai… sẽ dễ dàng bắt gặp nhan nhản những quán bia, những bãi trông xe, hoặc đâu đó các chị phụ nữ, các cụ già bịt mặt đi bộ trên những con đường, vừa đi vừa phải nhớn nhác tránh xe máy, ô tô. Nhưng sẽ rất khó thấy cảnh những đứa trẻ chạy chảy vui đùa.
“Thi thoảng, con gái tôi cũng rủ mẹ chơi trốn tìm, tôi bật cười vì nhà chỉ có vài chục mét vuông, chưa trốn đã tìm ra. Nhưng con bé cứ nhất định đòi mẹ phải chơi vì thèm quá. Nó, lúc thì chui vào tủ quần áo, khi đứng sau cái rèm cửa, rồi thì gầm bàn… Nhiều khi tôi phải giả vờ đi loanh quanh một lúc rồi mới tìm ra con… Nhớ lại cái hồi mình còn nhỏ, cũng thấy thương bọn trẻ” chị Hương chia sẻ.
Cũng chẳng phải chỉ có trẻ con mới buồn. Người già Hà Nội bây giờ còn buồn hơn. Trẻ con còn đi học, còn có bạn, ít nhất cũng được chạy chơi ở sân trường. Còn người già thì chỉ có ngồi nhà. Bà Dung (70 tuổi), ở khu tập thể Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng cho biết, trước đây, khoảng không gian giữa hai tòa nhà E6 và E7 rất rộng. Buổi sáng, các cụ bà thường ra đó tập thể dục dưỡng sinh, buổi chiều tối trẻ con đá bóng, đạp xe, cụ ông chơi cờ. Không gian này cũng là nơi để các cụ giao lưu, chia sẻ những câu chuyện vui buồn của tuổi già. Họ khen nhau cái áo con gái mới may cho, kể cho nhau nghe chuyện cụ ông mới đi khám bệnh vì bị ốm…
Nhưng vài năm trở lại đây, khoảng không gian này đã biến thành một bãi trông giữ xe khổng lồ. Trẻ con trong khu này, vài đứa can đảm đạp xe dưới lòng đường, hay chơi bóng ở cầu thang. Còn các cụ, mỗi người lặng lẽ ra bờ sông Tô Lịch đi bộ, vừa đi vừa bịt mũi vì mùi hôi. Chỉ đến khi nào có người “hai năm mươi”, được tổ trưởng dân phố thông báo, họ mới lại tụ họp để cùng đi phúng viếng. Nghe nói các cụ đấu tranh mãi, cuối cùng họ mới sắp xếp bằng cách buổi sáng bê xe đi chỗ khác cho các cụ một khoảng trống để tập thể dục, nhưng buổi chiều thì xe máy ô tô lại đỗ kín mít. Chẳng có ai tranh đấu cho nhu cầu chơi của bọn trẻ con nên chúng đành chịu thiệt.
Không chỉ có những đứa trẻ trong các khu chung cư cũ bị mất đi khoảng không gian hiếm hoi, mà ngay cả ở những khu đô thị mới như khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính cũng không hề có khoảng không gian nào được đặt thiết bị chơi cho trẻ con hay dụng cụ tập thể dục cho người già. Các khoảng không gian chung giữa các tòa nhà này cũng dày đặc ô tô, xe máy và hàng quán.
Những người đang ở độ tuổi đi làm, họ quá mải mê với công danh sự nghiệp, với chuyện làm ăn… nên ít để ý đến việc trẻ con và người già đang thiếu sân chơi, thiếu cái vườn hoa nho nhỏ, nơi có thể đặt vài chiếc ghế đá. Với rất nhiều người, cả dân lẫn lãnh đạo phường, quận, nhu cầu chỗ đỗ xe đã trở nên quan trọng hơn, cấp bách hơn việc chơi đùa chạy nhảy của trẻ con hay ván cờ, câu chuyện của người già.
Chẳng thế mà, có ông lãnh đạo phường khi trả lời câu hỏi của phóng viên rằng “hàng ngày con của anh chơi ở đâu”, đã nói thẳng toẹt rằng: “Ôi dào, ở đất Hà Nội này, có chỗ chui ra chui vào là tốt rồi, còn đòi hỏi gì sân chơi”! Trong khi đó, những người có tiền mua ô tô thì “bù đắp” bằng cách lâu lâu chở con đi dã ngoại một chuyến, sang tận Ecopark hay Đại Lải, thậm chí lên tận Ba Vì, Sơn Tây. Nhưng, niềm vui đâu phải của để dành. Trẻ con cần được vui chơi mỗi ngày, và người già cũng thế.
Video đang HOT
Người dân nghĩ vậy. Chính quyền cũng nghĩ vậy. Thế nên, những cái sân chơi cũ cứ thế biến mất dần đi, còn chuyện làm thêm cái sân chơi mới thì… “Hà Nội chật thế, người đông thế, xe nhiều thế, đất đâu mà làm sân chơi?”.
Nhưng nếu sống chậm lại một chút, quan sát một chút, nhìn những đứa trẻ mắt sáng ngời ngồi trên xích đu, cười khanh khách với bạn trên một chiếc bập bênh; nhìn những đứa trẻ mắc bệnh béo phì ì ạch mãi không leo nổi một cái cầu trượt vì chỉ quen ngồi bên máy tính, hay ngắm những cụ bà vui vẻ chuyện trò trên những chiếc ghế đá, những cụ ông trầm ngâm bên bàn cờ…, họ sẽ thấy, việc dành một khoảng đất nhỏ trong khu dân cư để làm sân chơi hay vườn hoa sẽ mang lại những giá trị không gì đổi được.
Một số hình ảnh do phóng viên ghi lại ở các khu tập thể của Hà Nội:
Khu Văn Chương:
Sân chơi trong khu tập thể Văn Chương bị xe và hàng quán vây kín
Hầu hết các khoảng không gian công cộng đều bị ô tô và hàng quán chiếm dụng
Trong khi đó, những đứa trẻ phải đá bóng trên vỉa hè phố Khâm Thiên
Khu Thành Công:
Hầu như các khoảng trống giữa những tòa nhà ở khu tập thể Thành Công đều được tận dụng làm chợ cóc, bán hàng quán. Khoảng không gian hiếm hói này nếu được quan tâm sẽ trở thành một sân chơi nhỏ rất có y nghĩa với trẻ, nhưng đã bị biến thành một nơi chứa hàng.
Việc biến sân chơi thành nơi bán hàng quán của một cá nhân nào đó đã được chính quyền làm ngơ, còn người dân nhiều năm nay cũng chấp nhận như một điều bình thường
Khu Trung Tự:
Một sân chơi bị lấn chiếm làm nơi bán hàng
Tất cả khoảng trống rộng cả nghìn m2 trước khu tập thể cạnh hồ Đống Đa đều được tận dụng để bán bia, cà phê
Một sân chơi khá rộng rãi với những khoảng không gian xanh không được chăm sóc, thiết bị chơi đơn điệu đặt trên nền bê tông không thu hút được trẻ em đến chơi
Tương tự, một sân chơi khác chỉ có nền bê tông khô khốc và một chiếc đu quay được đầu tư từ nhiều năm nay đã hoen rỉ.
Khu tập thể Quỳnh Mai
Khoảng không gian giữa hai tòa nhà trước đây vốn là một sân chơi để các cụ tập thể dục và trẻ em vui chơi, nay đã kín đặc nhà cửa và xe cộ
Một bãi đỗ xe chứa hàng trăm chiếc xe máy trên phần đất công cộng. Nhiều người nói rằng, bãi đỗ xe này không thể tồn tại nếu không có sự cho phép của chính quyền.
Ngay cạnh đó, những đứa trẻ phải chơi bóng rổ trong khoảng không gian hẹp vài m2, nơi chúng có sáng kiến treo rổ bóng phía trước cầu thang của nhà E8. Mỗi khi có người qua lại, bọn trẻ phải dừng cuộc chơi
Sát nách cầu thang mà bọn trẻ chơi bóng, một cụ bà đứng tập thể dục trước cửa nhà
Khu đô thị Định Công:
Một sân chơi quý giá ở khu đô thị Định Công. Sân chơi này đã được người dân giành lại bằng cách tự góp tiền mua ghế đá ngăn không cho ô tô vào đậu.
Chiều chiều, các cụ bà lại cùng nhau ngồi hóng mát, chuyện trò. Các cụ vui vẻ kể lại thành quả đấu tranh của tổ dân phố để giành lại sân chơi và cho biết đang quyên góp thêm tiền để mua thêm ghế. Nhiều chiếc đã bị ô tô húc vỡ
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Phát hoảng chung cư nứt tường, trần thủng toác ở Hà Nội
Cac hô dân ơ khu tập thể C5, Quỳnh Mai (Hà Nội) thâp thom lo sơ khi sông trong toa chung cư 60 tuôi xuông câp đên mưc nguy hiêm.
Khu tập thể C5 Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đươc xây năm 1956 và đưa vào sử dụng năm 1960. Hiên có hơn 80 hộ dân sống ơ đây. Mỗi căn hộ chi rông khoảng 19-20m2, trong khi một số co đên 10 nhân khẩu.
Theo ngươi dân ơ đây, đa gân 6 thâp ky sư dung, hầu như toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất khu C5 không được tu sửa nên ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa sư an toan cua ho. Ảnh chụp mảng tương bên ngoài (giữa tầng 3) của KTT C5 bị rạn nứt và bong hết lớp vưa, trơ gach bên trong.
Tinh trang tương tư cung xay ra ơ tâng 2.
Ơ một ô cửa sổ hành lang trên tầng 4 co những vết rạn nứt ngày càng kéo dài và lan rộng.
Phân mái khu hành lang tầng 4 còn bị bục và thủng lô rất to, lộ hẳn ra phân côt gô va sắt hoen rỉ.
Hàng ngày, vưa tư nhưng bưc tương cu ky tâng 4 tiêp tuc bong ra va rơi xuông rât nhiêu.
Ông Trần Duy Hùng, Tổ trường khu dân cư C5 Quỳnh Mai, cho biết, ngoai chuyên bong tương, mai ngoi cua khu nha không được đảo lại nên lúc mưa xuống, nhiều hộ bị dột. Để khắc phục, nhiều hộ đã tự bỏ tiên "vôi ve" lại nhà mình nhưng chẳng được bao lâu, tường lại rạn nứt như cũ.
Mặc dù khu tập thể đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng nhiều hộ gia đình vẫn cố gắng bám trụ bằng cách cơi nới ra phía bên ngoài, hoặc trát lại những vết tường bị rạn nứt.
Cac hô dân cho biêt, đến thời điểm này, tầng 1 nha C5 đa lún sâu so với mặt đường khoảng 2m, các dầm ở tầng 2, 3, 4 đều đã yếu và nứt, một số đoạn trơ cả lõi sắt ra bên ngoài.
Trần nhà trên tầng 4 luôn trong tình trạng co thê rơi xuống bất cứ lúc nào.
Anh Vũ Anh Hoàng, 47 tuổi, sông trong căn hô khoảng 18m2 ở tầng 1, cho hay: "Năm ngoái tôi tự sửa lại những chỗ nứt, hở lõi sắt nhưng nay những chỗ sửa lại bị nứt ra. Mọi người trong khu tâp thê họp với nhau nhiều lần rồi nhưng vẫn chẳng có gì thay đổi. Tường nhà thì cứ rơi và rạn nứt, nếu không tự sửa cũng chẳng có ai sửa cho".
Ơ tầng 1 nha C5, cửa sổ chỉ cách mặt đất hơn 30 cm. "Nếu trời mưa to khoảng 2 tiếng là nhà chúng tôi coi như ngập hết toàn bộ đồ đạc, vật dụng luôn", anh Vũ Anh Hoàng cho biết thêm.
Tư tháng 11/2008, các hộ dân sống ơ nha C5 Quỳnh Mai đã làm đơn gửi lên UBND TP Hà Nội, Sở TN&MT. Đầu tháng 2/2015, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội mơi đưa ra bản khảo sát cải tạo xây dựng lại khu tập thể Quỳnh Mai. Đê dư an nay thanh hiên thưc, co le ba con ơ đây se con phai sông trong khu nha nưt ne, nguy hiêm nay môt thơi gian kha dai.
Theo_Kiến Thức
Chuyện về ông "giám đốc" ngồi xe lăn sản xuất xe lăn Hằng ngày ở ngõ 115, khu tập thể 15B Kim Liên (Hà Nội) vẫn vang lên tiếng cắt tiện, hàn xì của ông Nguyễn Trung - người được mệnh danh là "giám đốc xe lăn". Dù đã ở tuổi 66, nhưng ông Trung vẫn miệt mài sửa chữa, lắp ráp, chế tạo xe lăn giá rẻ cho những người khuyết tật trong khi...