Sân chơi của đội có tiền
Trong cùng ngày, Bình Định giành quyền lên chơi hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam còn Quảng Nam phải ngậm ngùi chia tay.
Bình Định (áo cam) vui mừng sau khi giành quyền lên V-League. Ảnh: VPF.
Ngay sau khi giải hạng Nhất khởi tranh, 4 đội có dàn nội binh chất lượng và giàu tham vọng nhất đồng loạt tăng tốc để hướng đến chiếc vé thăng hạng. Tuy nhiên, khi giải đấu bước sang giai đoạn hai, những cái tên cứ rơi rụng dần, để mặc Bình Định một mình một ngựa lên ngôi.
Cách làm có phần khó hiểu nhưng không lạ của 3 đội này thực tế đã được dự báo trước.
Video đang HOT
Sanna Khánh Hòa có đội hình kinh nghiệm, giàu đam mê, nhưng vẫn không thoát khỏi vòng xoáy kim tiền. Họ bỗng dưng bán 3 trụ cột cho TP.HCM, nổi bật là Lâm Ti Phông để trang trải nợ nần cho đội ngũ còn lại.
Bà Rịa – Vũng Tàu vừa đá vừa ngóng nhà tài trợ rót tiền, dù chính công ty này cũng trầy trật nuôi một đội V-League. Phố Hiến cũng gặp tình trạng tương tự. Với dàn cầu thủ chủ yếu là trẻ, họ có nguy cơ bị đẩy ra đường nếu CLB lên V-League.
Rốt cuộc, Bình Định là cái tên cuối cùng còn trụ lại. Tuy nhiên, thầy trò Nguyễn Đức Thắng chỉ là ít bị vấn đề kinh tế chi phối, chứ không nằm ngoài quy luật thị trường.
Ngay sau đêm mở tiệc ăn mừng lên hạng, lãnh đội đã phải ngồi với nhau để bàn kế sách trụ lại với sân chơi cao nhất. Những vấn đề đã quá rõ ràng. Trong số 23 cầu thủ đội một, có tới một nửa là những cầu thủ trẻ ít đá chính. Số còn lại, hơn một phần ba là cầu thủ đi mượn từ những CLB V-League.
Với lực lượng chắp vá như vậy, cộng thêm không có truyền thống đào tạo trẻ tốt như SLNA, HAGL, Bình Định chắc chắn hụt hơi nếu không được đầu tư “thay máu”. Bài học nhãn tiền từng xảy ra trước đây, khi họ bị đánh tụt xuống hạng Ba chỉ bởi không đủ tiền nộp lệ phí dự giải.
Không nơi nào thấm câu nói “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” như sân chơi V-League những năm qua. Các đội hạng Nhất sau khi lên hạng đều phải trầy trật trụ lại nếu không có hầu bao rủng rỉnh.
Cùng phận lên hạng, nhưng Nam Định trầy trật trụ lại mùa 2018 sau trận chung kết ngược với Cần Thơ, trước khi giật vé trụ hạng khi thắng Hà Nội B ở trận play-off. Trong khi năm ngoái, với hầu bao rủng rỉnh, Viettel tiến một mạch lên thứ 6 và giờ đang đứng đầu bảng xếp hạng.
Cái khó xung quanh chữ “tiền” của Bình Đình còn được đội vừa xuống hạng Quảng Nam chia sẻ. Cách đây 3 năm, đội bóng xứ Quảng còn vô địch V-League, nhưng vẫn bộ khung ấy, họ không có thêm đầu tư và kết quả cứ rơi rụng dần. Mùa 2018, họ đứng thứ 5, sau đó là thứ 11 và giờ thì đứng chót bảng.
Nhiều giọt nước mắt đã rơi trên sân Quy Nhơn cuối tuần trước, khi Bình Định trở lại V-League. Nhưng nếu thiếu những luồng đô-ping mạnh mẽ về tài chính, sân đấu luôn chật kín khán giả này có thể phải rơi lệ lần nữa. Chỉ khác là xúc cảm của CĐV đất võ sẽ không phải là rưng rưng nữa.
Bị nợ tiền lót tay, cầu thủ Sanna Khánh Hòa lại đình công
Chiều 2/10, một số cầu thủ của Sanna Khánh Hòa đã từ chối việc tập luyện do CLB chưa trả hết số tiền lót tay như đã hứa.
Trước đó, ngày 16/9, các cầu thủ Sanna Khánh Hòa cũng đã đình công để đòi quyền lợi của mình. Trước động thái này, BHL Sanna.KH đã có trao đổi với các cầu thủ và tính ra văn bản gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Sở VH-TT-DL và các nhà tài trợ, công ty quản lý đội bóng để báo cáo, đồng thời đưa ra một số đề xuất đề giải quyết.
Sanna Khánh Hòa đang gặp nhiều khó khăn
Trong văn bản báo cáo về hoạt động của đội bóng do HLV Võ Đình Tân chấp bút, có đoạn: "Chúng tôi đang gặp khó khăn lớn về kinh phí. Từ tháng 1 đến nay, lương của toàn bộ cầu thủ và BHL giảm 55%. Với số lượng còn lại, quả thật chúng tôi rất chật vật để trang trải cuộc sống. Dù vậy, chúng tôi vẫn cố gắng hết sức để tập luyện duy trì đội bóng".
Cuối cùng, BHL CLB mà đại diện là HLV Võ Đình Tân đã đề xuất để 3 cầu thủ trụ cột gồm Lâm Ti Phông, Nguyễn Đình Khương và Phạm Trùm Tỉnh chuyển đến CLB TP.HCM. Thương vụ này sau đó đã được thực hiện giúp cho đội bóng phố Biển có một khoản kinh phí để trang trải. Tuy nhiên, chiều qua, các cầu thủ lại tiếp tục từ chối tập luyện để gây áp lực với CLB.
Khánh Hòa lần đầu lên tiếng về việc bán quân cho CLB TP.HCM Khó khăn về tài chính sau khi bị xuống hạng cùng những tác động do đại dịch Covid-19 gây nên đã đẩy Ban lãnh đạo Sanna Khánh Hòa phải tự 'bán máu' của mình để có tiền nuôi sống đội bóng. Điều này cũng đã khiến không ít CĐV trung thành của đội bóng cảm thấy thất vọng bởi điều này cũng đồng...