Săn chim công quý hiếm “nghìn đô” làm đặc sản biếu Tết
Tại một số cơ sở nuôi chim, gà cảnh đã có nhiều khách móc hầu bao hàng chục triệu đồng để đặt mua chim công quý hiếm làm quà đặc sản biếu Tết.
Tại một số cơ sở nuôi chim, gà cảnh đã có nhiều khách móc hầu bao hàng chục triệu đồng để đặt mua chim công quý hiếm làm quà đặc sản biếu Tết.
Tại trang trại nuôi chim côngquý hiếm có tiếng ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) những ngày này, hai vợ chồng ông Nguyễn Hữu Khởi đang tất bật chăm sóc đàn công cho khách đặt. Chia sẻ với Dân Việt, ông Khởi cho biết: “Từ đầu tháng đến giờ cũng có nhiều khách hàng từ khắp nơi trong cả nước gọi về mua đặt hàng, nhưng do nuôi ít nên phần lớn tôi cũng chỉ để chim công cho người quen”.
Cận cảnh một con công trưởng thành đang múa tại trang trại của ông Khởi được các đại gia săn làm đặc sản biếu Tết.
Ông Khởi cho biết, gia đình ông đang nuôi khoảng trên dưới 10 cặp công thuộc dòng quý hiếm, hiện ông mới chỉ nhận lời bán cho 2, 3 khách quen với giá từ 15 đến trên 20 triệu đồng/cặp. “Dù còn hàng nhưng hầu như ai gọi điện số lạ tôi cũng báo hết hàng, hứa chờ khi nào hàng có sẽ báo lại” – ông Khởi tiết lộ.
Video đang HOT
Do loài công khó nhân giống nên ông chỉ dám bán cầm chừng nhằm giữ lại mấy cặp làm giống. Ông Khởi cho biết thêm, các khách đặt mua đợt này chủ yếu là khách quen ở các công ty, doanh nghiệp ở Hà Nội mua theo cặp trống, mái loại trưởng thành. “Tiền với họ không thành vấn đề, cứ miễn sao chim có mã lông, múa đẹp, chắc thịt là họ ưng. Hiện, họ đã đặt cọc tiền, và nhờ gia đình tôi nuôi đến giáp Tết mới lấy chim công biếu Tết” – ông Khởi chia sẻ.
Lý giải việc các đại gia chọn mua chim công làm hàng biếu và thịt, ông Khởi cho rằng, chim công ngoài vẻ đẹp tuyệt vời ở bộ lông dùng để trang trí nhà cửa, biệt thự, ăn thịt loài chim đẹp nhất thế giới này còn thể hiện cho sự giàu sang, quyền quý. Đặc biệt, theo Đông y, thịt chim công không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có khả năng giải độc cho cơ thể người rất tốt.
Vợ ông Khởi khoe bó lông công đẹp sặc sỡ đang dùng để cắm lọ trang trí trong nhà của gia đình.
Bà Nguyễn Thị Kim Duyên – chủ trang trại nuôi chim, gà quý hiếm ở Tuyên Quang cho biết, do chim công khó nhân giống, hiện cả chuồng nuôi của gia đình cũng chỉ còn mấy cặp nên bà chưa dám nhận lời bán. “Hơn nửa tháng trở lại đây, cũng có nhiều khách hàng gọi điện đòi mua công lấy thịt và làm hàng biếu nhưng tôi chưa bán cho ai, mà chờ đến giáp Tết để làm đặc sản biếu Tết dành cho đối tác và người thân” – bà Duyên chia sẻ.
Là một khách hàng đang săn tìm mua chim công làm quà biếu, anh Thắng (hiện đang công tác ở một doanh nghiệp xây dựng có địa chỉ ở Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Do sở thích của đối tác rất cao, nên sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng tôi đã chọn mua chim công làm quà tặng cho họ”.
Cũng theo anh Thắng, anh đã săn lùng qua nhiều cơ sở, trang trại nuôi chim công, nhưng do số lượng quá ít và đặt hàng muộn nên anh cũng chỉ mua được một cặp công trống, mái tại một cơ sở ở Bắc Ninh với giá 20 triệu đồng/cặp. Hiện, anh đang nhờ chủ trang trại chăm sóc, đến ngày 20 tháng Chạp anh sẽ bắt về Hà Nội để đem biếu.
Theo Dân Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản vùng miền
Sáng 27-11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp UBND TP Hà Nội tổ chức hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đặc sản vùng miền Việt Nam".
Hội thảo Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản vùng miền, sáng 27-11.
Với mục tiêu tăng cường gắn kết giữa các địa phương trong việc thống nhất về cách nhìn nhận mang tính khoa học và đề ra những sáng kiến để xúc tiến sản phẩm hiệu quả, hội thảo lần này tập trung ghi nhận những ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, đại diện lãnh đạo địa phương để cùng tìm ra những biện pháp cụ thể và hiệu quả hỗ trợ, mở rộng kênh phân phối trong nước, liên kết vùng ngày càng chặt chẽ hơn. Cùng tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm đặc sản vùng miền tại thị trường trong nước và quốc tế một cách ổn định, bền vững.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng: Là một nước nông nghiệp truyền thống, Việt Nam có nhiều sản vật ở hầu hết các vùng miền, không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn đang được xuất khẩu mạnh mẽ ra thị trường thế giới với vị thế dẫn đầu. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam, từ năm 2008, nước ta đã có trên 40 mặt hàng đạt tiêu chí chỉ dẫn địa lý quốc gia và trên 750 các mặt hàng đặc sản khác nhau. Thực tế, các mặt hàng đặc sản vùng miền đem lại thu nhập và việc làm cho trên 10 triệu lao động ở các vùng nông thôn của Việt Nam.
Mặc dù tiềm năng cũng như nhu cầu đối với các đặc sản vùng miền Việt Nam rất lớn nhưng việc phát triển các sản phẩm này hiện còn nhiều hạn chế. Rõ nét nhất là nhận thức và đánh giá về việc phát triển sản phẩm và thương hiệu đặc sản cho mỗi địa phương. Bên cạnh đó, một nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của các sản phẩm vùng miền là việc thiếu liên kết mang tính hệ thống trong quy trình bảo đảm chất lượng sản phẩm, thiếu sự đa dạng trong liên kết và phát triển sản phẩm. Đặc biệt là thiếu liên kết liên khu vực để xây dựng hệ thống cung ứng, phân phối tại thị trường trong nước cũng như quốc tế. Trong đó có vai trò rất quan trọng của các tổ chức xúc tiến thương mại.
Thứ trưởng Bộ Công thương hy vọng, thông qua hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm đặc sản vùng miền thông qua liên kết vùng" ngày hôm nay sẽ tạo ra được sự thống nhất về nhận thức và tăng cường sự gắn kết giữa các địa phương, nhất là các đơn vị trong hệ thống xúc tiến thương mại, để hình thành khuôn khổ và phương thức triển khai hiệu quả các định hướng và kế hoạch phát triển đặc sản vùng miền và chỉ dẫn địa lý tại các địa phương, góp phần phát triển kinh tế - thương mại và bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống mang đặc trưng các vùng miền trên cả nước.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin, Hội chợ đặc sản vùng miền 2015 do UBND TP Hà Nội chỉ đạo tổ chức từ ngày 27 đến 1-12-2015 sẽ chính thức được khai mạc vào tối nay (27-11) tại Khu đô thị Royal City, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2015 có quy mô hơn 200 gian hàng, thu hút 150 doanh nghiệp đến từ 40 tỉnh, thành phố. Hội chợ giới thiệu các sản phẩm đặc sản tiêu biểu của cả ba miền bắc - trung - nam.
T.TR
Theo_Báo Nhân Dân
Một ngư dân câu được cá sủ vàng trị giá nửa tỷ Con cá sủ vàng quý hiếm được một thanh niên câu được có trọng lượng gần 3 kg. Ngày 24/11, anh Nguyễn Minh Nhật, trú tại thôn Thanh Khê, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình câu được một con cá sủ vàng nặng gần 3kg tại khu vực cảng Gianh. Đây là loài cá quý hiếm có giá trị cao...