“Săn” cá ngừ sọc dưa bằng lưới rê, 1 chuyến biển lãi gần trăm triệu
Hiện các tàu nghề lưới rê (lưới cản) ở Khánh Hòa chuyên “săn” cá ngừ sọc dưa ở các ngư trường Trường Sa, nhà dàn DK1… hoạt động hiệu quả nhất so với các nghề khác.
Theo đánh giá, chuyến đánh bắt lần này của ngư dân có sản lượng trung bình từ 5 – 10 tấn/tàu, giá bán cao và ổn định, có tàu thu lãi gần trăm triệu đồng.
Nhiều tàu Khánh Hòa cập cảng đầy ắp cá ngừ sọc dưa
Đó là đánh giá ông Võ Khắc Én, Chi Cục phó Chi cục Thủy sản Khánh Hòa thông tin với Báo NNVN và cho biết, toàn tỉnh hiện có 170 tàu hoạt động nghề lưới rê. Ưu điểm nghề này, các tàu khai thác được quanh năm và sản lượng đánh bắt cứ đều đều ít có lỗ. Chứ không như nghề câu cá ngừ đại dương, có lúc đánh bắt được, có lúc thất thu.
Cũng theo ông Én, đối với nghề lưới rê, hiện chi phí cho chuyến biển kéo dài trên dưới 15 ngày khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Nhưng tàu đánh bắt được từ vài tấn cá cho đến trên chục tấn cá. Sau khi trừ chi phí, các tàu có mức lãi trung bình từ hàng chục cho đến cả trăm triệu đ/chuyến.
Ghi nhận PV những ngày này tại cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, TP.Nha Trang liên tục đón các tàu lưới rê cập cảng.
Video đang HOT
Với sản lượng đánh bắt được 5-10 tấn, sau khi trừ tất cả chi phí, các tàu lãi từ 50 -100 triệu đồng.
Theo BQL cảng cá Hòn Rớ, hơn 10 ngày nay có khoảng gần 100 lượt tàu lưới rê cập cảng. Tức trung bình mỗi ngày có khoảng từ 5 – 7 tàu cập cảng. Với sản lượng đánh bắt trung bình từ 5 – 10 tấn cá/tàu, chủ yếu cá ngừ sọc dưa; cá biệt có tàu đánh bắt sản lượng nhiều hơn.
Theo các chủ tàu lưới rê, hiện giá cá ngừ sọc dưa được thương lái thu mua ổn định. Cụ thể, nếu mua xô dao động từ 30.000 – 40.000 đồng/kg cá; còn mua lựa, giá các loại 1 lên đến 50.000 đ/kg cá. Với sản lượng đánh bắt được 5-10 tấn, sau khi trừ tất cả chi phí, các tàu lãi từ 50 -100 triệu đồng.
Ngư dân Trần Văn Nuôi, thuyền trưởng tàu cá KH 95979 TS ở phường Xương Huân (TP Nha Trang) đánh giá, chuyến biển này thời tiết rất thuận lợi cho ngư dân bám biển. Ngư trường xuất hiện cá ngừ sọc dưa tương đối nhiều. Vì vậy các tàu đi đánh bắt chuyến này chỉ kéo dài từ 10 -15 ngày.
“Như tàu tôi chuyến biển này đánh bắt được 5 tấn, sau khi trừ chi phí lãi từ 50-60 triệu đồng”, anh Nuôi chia sẻ.
Tương tự, anh Trần Văn Tuấn, ở Hòn Rớ, xã Phước Đồng chuyến này đánh bắt khoảng 8 tấn cá ngừ sọc dưa. Nhờ bán giá cá cao từ 30.000- 40.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng.
Cũng theo BQL cảng cá Hòn Rớ đánh giá, thời gian gần đây các tàu làm nghề lưới rê “săn” cá ngừ sọc dưa gặp nhiều thuận lợi và có lãi hơn so với các tàu câu cá ngừ đại dương. Mặt khác, các tàu nghề này hiện cũng có hướng đi mới, chú trọng chất lượng cá, thay vì số lượng như trước đây.
Cá ngừ sọc dưa tại cảng Hòn Rớ (thành phố Nha Trang, Khánh Hoà).Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
Tức là, trước đây các tàu bám biển kéo dài trên 15 ngày/chuyến, với sản lượng đánh bắt được từ chục tấn cá cho đến 20 tấn cá. Nhưng do điều kiện các tàu bảo quản không tốt, nên cá bị xây xát, chất lượng thấp và bán giá thấp. Nay chuyến biển của các tàu lưới rê chỉ đi từ 7 – 12 ngày. Dù sản lượng đánh bắt ít hơn, song nhờ chất lượng cá bảo quản tốt nên bán được “cá chợ” với giá cao hơn.
Hơn nữa, các tàu còn chia nhau lai rai vào cảng. Cụ thể, mỗi ngày chỉ vài lượt tàu cập cảng. Điều này tránh được tình trạng cá vào ồ ạt, sản lượng nhiều, khiến giá cá rớt thấp.
“Trước đây, các tàu lưới rê vào cùng lúc cập cảng canh theo con trăng giống như nghề câu cá ngừ đại dương. Tức là từ ngày 7 đến 15 Âm lịch, các tàu lưới rê vào cập cảng. Nay, các tàu họ canh nhau vào lai rai trong cả một tháng nên sản lượng cá không nhiều, bán được giá tốt hơn…”, đại diện BQL cảng cá Hòn Rớ giải thích.
Theo Kim Sơ (Nông nghiệp Việt Nam)
Khánh Hòa: Người dân vô tư vứt khẩu trang y tế ra đường
Những chiếc khẩu trang y tế với đủ sắc màu xanh, trắng... sau khi được sử dụng xuất hiện nhiều ở ven đường.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giữa tháng 3, trên các tuyến đường như: Đại lộ Nguyễn Tất Thành, tuyến đường huyết mạch nối Nha Trang - sân bay quốc tế Cam Ranh, đường Nguyễn Chí Thanh (phường Cam Nghĩa, TP.Cam Ranh), quốc lộ 1A..., không khó bắt gặp những chiếc khẩu trang với đủ sắc màu (xanh, trắng) được vất bừa bãi cả trên đường và vỉa hè gây mất mỹ quan, không đảm bảo vệ sinh.
Một chiếc khẩu trang trên đại lộ Nguyễn Tất Thành.
Ông L.H (một người dân tham gia giao thông trên đại lộ Nguyễn Tất Thành) ngán ngẩm nói: "Trước đây, các con đường trên không có tình trạng này. Tuy nhiên, vài ngày nay, người dân vô tư vứt khẩu trang y tế ra đường, tôi thấy hành động trên thiếu ý thức. Tôi đề nghị các ngành chức năng cần có biện pháp để người dân bỏ khẩu trang đã qua sử dụng đúng nơi quy định".
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân bỏ khẩu trang đúng quy định.
Hiện nay, các ngành chức năng đang nỗ lực công tác phòng chống dịch, đồng thời vận động người dân sử dụng khẩu trang y tế đúng mục đích và khuyến cáo không vứt khẩu trang ra đường.
Liên quan đến dịch Covid-19, lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa cho biết, tính đến ngày 15/3, đã có 74 trường hợp hoàn thành cách ly 14 ngày. Hiện toàn tỉnh đang theo dõi, cách ly 194 trường hợp.
Theo danviet.vn
Cách ly một cô dâu trong ngày cưới Một cô dâu ở thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) được đưa đi cách ly ngay trong ngày cưới do tiếp xúc với ca nhiễm Covid-19 thứ 35 ở Đà Nẵng; 200 người tiếp xúc với cô cũng đã được lập danh sách. Chiều 12-3, trao đổi với PV, BS Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa, xác nhận...