Săn cá đổi đời ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ
Không ít người ví nơi thượng nguồn Nậm Nơn thuộc 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn (Nghệ An) giờ giống như “bầu sữa” vô tận đối với đồng bào hai bên sông. Chưa bao giờ tôm cá trên sông ở vùng núi này nhiều đến thế.
“Vựa” cá ở thượng nguồn Nậm Nơn đã giúp đồng bào nơi đây thoát nghèo
Đứng trên bến thuyền Thượng Lưu (thuộc xã Yên Na, huyện Tương Dương) chỉ cần vứt nắm cơm hoặc nắm lá cây là lập tức từng đàn cá to, nhỏ chạy đến đua nhau đớp mồi. Dọc các con khe, suối nhỏ chúng tôi bắt gặp nhiều học sinh trường THCS Hữu Khuông (Tương Dương) đang tranh thủ xuống lòng hồ đánh bắt cá để bán kiếm tiền học chữ.
Điều đặc biệt, ở vùng núi này có nhiều loài cá khác nhau và đã trở thành đặc sản như: Cá lăng, cá ngạnh, cá mát, cá chạch, chạch sú… Nhiều người dân xã Hữu Không, Mai Sơn (thuộc huyện Tương Dương) và Mỹ Lý, Huồi Tụ, Mường Lống (thuộc huyện Kỳ Sơn) chuyển hẳn sang nghề săn bắt các loài cá được mệnh danh là đặc sản của vùng núi rừng này.
Ngược vào lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ bằng chiếc thuyền máy nhỏ tròng trành, trọn cả ngày trời mới đến xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn). Nơi đây được xem là chốn “thâm sơn cùng cốc”, vì nằm tận thượng nguồn sông Nậm Nơn. Cuộc sống của người dân Mỹ Lý chủ yếu là người Thái, Mông và Khơ Mú từ xưa nổi tiếng khó khăn. Khoảng 3 năm trở lại đây, Mỹ Lý được đổi thay là nhờ “vựa cá” của lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ ban tặng. Càng ngược vào lòng hồ bao nhiêu thì tôm cá nước ngọt càng nhiều bấy nhiêu.
Một chiến sỹ Đồn Biên phòng Mỹ Lý chỉ tay xuống bến đò của bản Xiềng Tắm cho biết, sáng nào nơi đây cũng đông đúc bà con khắp các vùng lân cận như: Mường Lống, Bắc Lý, Huồi Tụ, Phà Đánh và một số “nậu” ở thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn), Hòa Bình (Tương Dương) vào tham gia mua bán cá để đưa về xuôi.
Người dân dùng thuyền nhỏ đánh bắt cá
Theo quan sát của phóng viên Tiền Phong, để “săn” được các loài cá quý hiếm, người dân có nhiều cách. Chỉ cần chiếc thuyền nhỏ, kèm theo lưới vây bủa hoặc dùng câu chùm, câu đơn… là có thể hành nghề. Mỗi tối bà con đánh bắt được nhiều loại cá, nhưng hễ có các loài cá quý hiếm là các “nậu” tranh nhau mua với giá rất cao: Hơn 400 nghìn đồng/kilôgam đối với cá lăng và cá lệch; 300 nghìn đồng đối với cá mát và 500 nghìn đồng đối với loài cá ngạnh…
Một cán bộ xã Mỹ Lý tiết lộ, trước đây nơi này từng được xem là cái rốn của các đường dây tội phạm ma tuý từ nước bạn Lào về Việt Nam. Lợi dụng địa hình sông núi hiểm trở, các đối tượng qua đây để về Huồi Tụ, sau đó tập kết về đỉnh Pù Lôm (Tương Dương). Ngày nay, thay vì đi nương, đi rẫy, thậm chí xách thuê ma tuý… Bà con Mỹ Lý sống bằng nghề đánh cá trên sông. Điều đáng nói, dù là cá to hay cá nhỏ, hầu hết các loài cá nước ngọt sống ở vùng lòng hồ này đều rất ngon.
Anh Lô Văn Long, một người dân bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý cho biết, trước đây gia đình anh lao động quần quật nhưng quanh năm vẫn thiếu đói. Nay nhờ chuyển sang làm nghề “săn” các loài cá quý nên gia đình được đổi đời.
Để săn được những con cá lệch, cá lăng to bự, anh Long phải dùng lưỡi câu móc. Ban đầu chỉ mong bắt được cá để về ăn, nhưng sau đó thấy đánh bắt được nhiều nên vợ chồng anh mới bỏ nghề rừng chuyển sang nghề này. Mỗi buổi tối bình thường gia đình anh cũng thu nhập được từ 300.000 đến 500.000 đồng, hôm nào may mắn thì được 1 đến 2 triệu đồng. “Một nguồn thu mà trước đây dù nằm mơ cũng không thấy”, anh Long nói.
Ông Kha Ngọc Minh – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý cho biết, trước đây Mỹ Lý là một trong những xã nghèo nhất huyện biên giới Kỳ Sơn, nay dòng Nậm Nơn thành “vựa” cá sinh sôi. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã hướng dẫn bà con vừa đánh bắt vừa phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản để chúng được sinh sôi, nảy nở lâu bền.
Theo Phan Sáng
Video đang HOT
Tiền phong
Số phận nghiệt ngã của cô gái làm mẹ ở tuổi 20
Ngày đứa con đầu lòng cất tiếng khóc chào đời thì cũng là ngày người mẹ trẻ phát hiện mình mắc bệnh ung thư máu. Sức khỏe ngày một suy kiệt, chị đau đáu một nỗi lo, rồi mai đây đứa con mới hơn 1 tuổi của mình sẽ đi đâu về đâu.
Ở cái vùng đất xã Kỳ Sơn, của huyện Kỳ Anh không ai là không biết đến gia đình chị Lê Thị Lý. Gia đình chị "nổi tiếng" bởi hoàn cảnh quá éo le, bi đát.
Trong căn nhà nhỏ rách nát, trống huơ trống hoác chỉ còn là những tiếng rên rỉ đau đớn của người mẹ trẻ.
Ánh mắt chất chưa bao suy tư, nỗi niềm của chị Lý khi nghĩ về đứa con mới hơn 1 tuổi mà mình sắp phải rời xa
Cắn răng cam chịu những cơn đau đang dày vò, tra tấn, chị Lý đã kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện về cuộc đời, hoàn cảnh bi đát của gia đình.
Chị Lý sinh năm 1994, là con út trong gia đình có 6 anh chị em. Vì gia đình quá khó khăn nên sau khi học xong cấp 2, chị đã xin nghỉ học để đi làm đỡ đần khó khăn cho gia đình.
Cách đây hơn 2 năm, khi đang làm công nhân ở Bình Dương, chị đã đem lòng yêu một người đàn ông. Vì quá yêu và nghĩ họ cũng yêu và muốn lấy mình, Lý đã trao thân mình cho người đàn ông đó. Để rồi một ngày, khi đã mang trong mình giọt máu của người đàn ông đó thì chị mới nhận ra bộ mặt thật của người mình từng rất yêu.
Quá đau đớn vì bị người yêu từ chối đứa con, chị Lý đã nhiều lần nghĩ đến cái chết, nhiều lần muốn phá bỏ đứa con đang lớn dần trong bụng nhưng lương tâm chị không cho phép. Chị quyết giữ lại đứa con.
Ngày chị trở về với cái bụng bầu là ngày chị khóc nhiều nhất. Một phần vì tủi thân, phần vì thương cha mẹ già. Chị luôn trách móc bản thân đã chưa làm được gì cho bố mẹ nay lại trút thêm gánh nặng.
Nhìn thấy đứa con bé bỏng một mình với cái bụng đang dần lớn lên, bố mẹ chị lại càng thương chị hơn.
Ông Điền, bà Hiền (bố mẹ chị Lý) cố giấu những giọt nước mắt động viên, an ủi để đứa con của mình với bớt đi nỗi đau.
Tưởng rằng chị Lý cũng tìm được niềm an ủi, chỗ bấu víu nhưng số phận nghiệt ngã cứ bám riết lấy chị và gia đình.
Ông Lê Văn Điền (bố của chị Lý) bị bệnh nên phải nằm một chỗ nhiều tháng nay.
Ngày đứa con đầu lòng cất tiếng khóc chào đời tưởng chừng sẽ là ngày hạnh phúc nhất đối với chị và gia đình. Nhưng đau đớn thay, ngày được làm mẹ cũng là ngày chị nhận được bản án nghiệt ngã với căn bệnh ung thư máu.
Tin từ bác sỹ như tiếng sét giáng ngang tai, không ai dám tin vào sự thật này.
Gửi đứa con mới sinh cho bố mẹ, chị quyết đi khám lại một lần nữa. Thế nhưng kết quả chỉ khiến chị thêm đau đớn. Biết mình mang trọng bệnh, tình thần chị Lý suy sụp hoàn toàn.
Ngày em bị bệnh cũng là ngày bao nhiều tài sản, những khoản tiền chắt chiu cả một đời của ông Điền, bà Hiền cũng theo em mà ra đi. Trong căn nhà rách nát, chỉ còn đúng 2 chiếc giường cũ ọp ẹp.
Con bị bạo bệnh, chồng thì nằm một chỗ vì bệnh tật, tất cả gánh nặng mưu sinh đặt lên đôi vai của bà Hiền. Những buổi đi làm thuê, làm mướn của bà Hiền đủ để trang trải cuộc sống hằng ngày là đã quá may mắn lắm rồi.
Thế nhưng bi kịch của gia đình thật sự lên tột đỉnh khi bà Hiền, chỗ dựa còn lại của gia đình qua đời vì bạo bệnh.
Bố nằm liệt giường, trong khi căn bệnh ung thư máu đang ngày đêm tra tấn, dày vò, giờ đây cuộc sống của gia đình nhờ vào tình yêu thương đùm bọc của, anh em, những người hàng xóm.
Nhìn hình ảnh của đứa bé mới hơn 1 tuổi nũng nịu, làm tội mẹ mà chúng tôi thấy cay cay nơi khóe mắt. Em bé còn quá nhỏ để biết được rằng, mẹ của mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Một ngày không lâu nữa, nó sẽ không còn có ai để nũng nịu, để gọi mẹ.
Giờ đây, một tuần chị Lý phải đi chuyền dịch 2 đến 3 lần và mỗi lần như thế phải mất 1 triệu đồng. Nhiều lúc không có tiền để chuyền nữa, anh em, họ hàng phải cắn răng nhìn chị vật vã đau đớn.
Căn nhà của gia đình chị Lý dột nát với 2 chiếc giường cũ nát là tài sản duy nhất còn lại
Chị Vũ Thị Nhung (chị dâu của chị Lý) không kìm được những dòng nước mắt : "Nhà có 6 anh chị em mà ai cũng nghèo. Nhìn đứa em gái bị bạo bệnh mà không có gì để giúp đỡ, để cứu em nó cả. Nó mới 20 tuổi thôi...".
Những ngày đầu, anh em, bạn bè, xóm làng mỗi người giúp một ít nên em còn có tiền để chạy chữa, thuốc thang. Nhưng giờ sức đã cùng, lực đã kiệt, trong nhà cũng không còn gì để bán. Nhiều lúc tuyệt vọng chị chỉ mong cái ngày đó đến thật mau để những con đau đớn thôi hành hạ chị nữa. Thế nhưng, những ngày cuối đời chị vẫn còn canh cánh một nỗi lo, mà nếu không làm được thì có lẽ chị chết cũng không thể nhắm mắt.
"Em biết em chẳng sống được bao lâu nữa nhưng con của em còn quá nhỏ. Tương lai của nó sau này sẽ như thế nào?", nhìn người phụ nữ mới tròn tuổi 20, tuổi tràn đầy nhựa sống nay đang héo mòn, tiều tụy, cơ thể chỉ còn da bọc xương ôm đứa con bé nhỏ khiến ai cũng đau lòng.
Liệu mong mỏi cuối cùng của chị Lý có được như tâm nguyện?. Chúng tôi chỉ mong sao những ngày còn lại chị sẽ được sống những ngày thanh thản.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1474: Chị Lê Thị Lý, xóm Sơn Bình 1, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. ĐT: 01633.130.723 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Xuân Sinh
Theo dantri
Hà Nội: Cận cảnh dự án cao ốc 100 tầng làm vườn rau Dự án cao ốc cao 400 mét đã từng được nhiều chủ đầu tư săn đón đến nay vẫn chỉ là tòa nhà chọc... bàn giấy. Ban đầu khu đất X2 có mặt tiền là đường Phạm Hùng và Đỗ Đức Dục này được giao cho chủ đầu tư Nhật Bản là Riviera Corporation/CSK Finance thực hiẹn dự án xây toà nhà 100...