Săn cá đêm trên thượng nguồn sông Nậm Nơn
Nghề đánh cá của đồng bào Thái ở xã Mỹ Lý ở thượng nguồn sông Nậm Nơn đã có hàng trăm năm nay. Từ ngày công trình thủy điện Bản Vẽ ngăn nước, nguồn cá nhiều và phong phú hơn, nghề đánh bắt cá đêm của đồng bào Thái cũng vì vậy càng trở nên nhộn nhịp.
Những chiếc chòi nổi được xem như ngôi nhà thứ 2 của những người dân đánh cá trên thượng nguồn sông Nậm Nơn.
Màn đêm dần buông xuống, những ngư phủ cũng chuẩn bị “một ngày” làm việc mới.
Bắt đầu từ 3h sáng, dòng sông Nậm Nơn lập lòe ánh đèn pin của những người đi đánh cá đêm. Chiếc bè bằng tre là phương tiện hữu hiệu được người dân đánh cá sử dụng.
Mỗi chiếc bè có 2 người đứng hai đầu để kéo lưới lên. Mỗi người đều trang bị cho mình một chiếc đèn pin đội đầu để soi cá.
Mỗi chiếc lưới có thể dài từ 60 đến 80m, ngoài ra còn được buộc từ 7 đến 8 hòn đá để lưới chìm xuống đáy sông và việc thăm lưới không hề đơn giản.
Video đang HOT
Những con cá mắc vào lưới được gỡ rất cẩn thận, việc này đòi hỏi sự khéo léo, để con cá vừa tươi và giảm thiểu hư hại cho cheo lưới.
Khi buổi thăm cá kết thúc cũng là lúc những chiếc thuyền của các thương lái đến tận nơi thu mua cá. Trên địa bàn xã Mỹ Lý hiện nay có hàng trăm người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái đang làm nghề đánh cá đêm, cũng như có hàng chục chiếc thuyền làm nghề thu gom cá.
Tùy từng loại cá mà có giá khác nhau. Họ bán tại chỗ trên thuyền để các thương lái thu gom cá chuyển đến các địa bàn.
Ngoài việc cung cấp cá cho tư thương, người dân còn cải thiện được bữa ăn cho gia đình mình.
Việc thu mua cá diễn ra đến lúc trời sáng. Những con cá sông tươi sạch là đặc sản của miền Tây xứ Nghệ được đưa đến nhiều vùng quê trong tỉnh. Nhờ hoạt động đánh bắt trên Nậm Nơn người dân địa phương đã nâng cao nguồn thu, cải thiện cuộc sống.
Những con cá là mồi nhậu lý tưởng không chỉ dành cho những người đánh cá. Bữa tối chén rượu nhạt và các món ăn từ cá dẫn họ vào giấc ngủ say chờ đợi buổi đánh cá đêm đang tới.
Theo Hồ Phương – Đào Thọ (Báo Nghệ An)
Hơn nửa chỉ vàng chưa chắc mua được một lít mật ong rú
Khó để tìm thấy tổ ong rú tự nhiên, mà nếu tìm thấy được thì lượng mật thu được cũng rất ít, chỉ từ 0,3-0,7 lít/tổ. Trong khi đó, mật ong rú tự nhiên rất tốt và quý, có thể chữa được nhiều bệnh... nên giá tới gần 2 triệu đồng/lít mà vẫn không dễ gì mua được.
Tùy theo từng nơi mà tên gọi của loài ong này khác nhau, như: Ong rú, ong dú, ong lỗ... còn tên khoa học của nó là Stingless Bee.
Không giống đồng loại như ong mật, ong ruồi... kích cỡ của loài ong này nhỏ hơn, chỉ bằng 1/2 đến 2/3; tính hiền, ít chích đốt và cũng không gây nguy hiểm cho người.
Ong rú
Ong rú thường làm tổ trong bọng cây, tre...Theo nhiều người chuyên đi "săn" ong ở Quảng Ngãi, thì tổ lớn nhất đã gặp có kích cỡ chỉ từ 20-25cm x 30-40cm, với số lượng mật thu được khoảng 0,4-0,7 lít/tổ. Mật ong rú được tạo ra từ nước dãi của ong và phấn hoa chuyển hóa mà thành, chứ không phải từ mật hoa, đường...cho nên mật ong rú có nhiều công dụng y học hơn so với các loại mật ong khác.
Cây được phát hiện có tổ ong rú
Theo một số tài liệu thì mật ong rú có vị ngọt, thanh và hơi chua. Cùng với nhiều tác dụng trong y học như: Thanh nhiệt, chống viêm, giải độc, giảm đau, sát trùng vết thương, chữa viêm đường tiêu hóa, dạ dày, đại tràng, tưa lưỡi, tiêu đờm... sáp và mật ong rú còn được sử dụng chế biến để làm đẹp, như: Dưỡng da, tẩy tế bào chết, giảm béo...
Cận cảnh một tổ ong rú khá lớn nằm ẩn khuất dưới tán lá
Chính vì giá trị như vậy, bên cạnh đó không dễ tìm, thu lấy và số lượng mật lại quá ít... cho nên mật ong rú tự nhiên được rất nhiều người lùng tìm. Giá loại mật này lên tới gần 2 triệu đồng/lít mà còn không có để mua.
Mật ong rú tự nhiên hiện có giá gần 2 triệu đồng/lít nhưng không dễ để mua được
Là một thợ săn ong rừng khá lão luyện, ông Hồ Văn Tâm (45 tuổi, ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng) xác nhận: "Hàng năm vào mùa khai thác thì chuyện tìm và thu hàng chục lít mật ong rừng khác là bình thường. Thế nhưng với ong rú thì may mắn mới tìm thấy một vài tổ, với số lượng mật lấy được chỉ từ 1-2 lít/người/mùa".
"Mật ong rừng thuộc loại hàng hiếm nên nếu lấy được thì thường được để lại sử dụng hoặc biếu cho người thân chứ ít khi đem bán. Vì vậy dù có trả 1 lít là 2 triệu đồng hay cao hơn nữa thì thông thường cũng khó mà mua được", ông Tâm bày tỏ.
Theo Danviet
Luồn rừng, vượt sông tìm đảng sâm Trong vòng chưa đầy một tiếng tìm kiếm tại khu vực rừng ở bờ đông con sông Xò Lò, đoạn chảy qua xã Sơn Lập, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi), 4 bụi dây sâm rừng lớn, nhỏ đã được phát hiện với lượng củ đã đào cân nặng ước hơn 3 kg. Sau gần 2 giờ luồn rừng, rồi đi ngược dòng và...