Sân bay Vinh và Thọ Xuân đóng cửa, hàng loạt chuyến bay bị hủy
Các hãng hàng không đã điều chỉnh lịch khai thác đi đến hai sân bay Vinh và Thọ Xuân. Nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.
Để ứng phó với ảnh hưởng của bão số 7, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định đóng cửa khai thác Cảng hàng không Thọ Xuân và Cảng hàng không Vinh trong khoảng thời gian từ 12 giờ 00 đến 21 giờ 00 ngày 14-10,.
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM), các hãng hàng không, các cảng hàng không trong khu vực ảnh hưởng của bão theo dõi liên tục diễn biến thời tiết, thực hiện nghiêm chế độ trực bão để ứng phó kịp thời.
Theo đó, các hãng hàng không đã điều chỉnh lịch khai thác đi/đến hai sân bay Vinh và Thọ Xuân. Nhiều chuyến bay khác cũng bị ảnh hưởng dây chuyền.
Hàng loạt chuyến bay bị hủy do ảnh hưởng bão số 7. ẢNH: PHONG ĐIỀN
Cụ thể, hãng Bamboo Airways thay đổi giờ khai thác chuyến bay QH1174 từ TP.HCM đi Thanh Hóa sang 8 giờ 15. Chuyến bay QH1175 hành trình Thanh Hóa đi TP.HCM lịch khởi mới là 11 giờ 00.
Video đang HOT
Bamboo Airways hủy lịch nhiều chuyến bay từ TP.HCM đi Vinh, Thanh Hóa và ngược lại; Buôn Mê Thuột đi Vinh và ngược lại.
Vietnam Airlines Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) cũng hủy hàng loạt chuyến bay. Cụ thể, trên đường bay giữa Vinh và Đà Lạt hủy các chuyến bay VN1571, VN1570. Đường bay giữa TP.HCM và Vinh hủy các chuyến VN1266, VN1267, VN7260, VN7261. Đường bay giữa TP.HCM và Thanh Hóa, hủy các chuyến VN1278, VN1279.
Các chuyến bay giữa TP.HCM, Vinh, Thanh Hóa và Hà Nội sẽ dời thời gian khởi hành tới trước 12 giờ trưa.
Hãng Pacific Airlines cũng dời thời gian khai thác bốn chuyến bay trên đường bay TP.HCM, Vinh và Thanh Hóa trước 12 giờ trưa.
VASCO dời thời gian khai thác hai chuyến bay 0V8204, 0V8203 trên đường bay giữa Hà Nội và Điện Biên.
Vietnam Airlines thông tin ngày 15-10, hãng sẽ triển khai hai chuyến bay bù trên đường bay giữa TP.HCM đi Vinh.
Thanh Hóa: Chủ động cho học sinh nghỉ học khi có tình huống nguy hiểm
Trước diễn biến của bão số 7, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu các trường chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, chủ động cho học sinh nghỉ học khi có tình huống nguy hiểm bất thường xảy ra.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 7, hiện nay, tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa vừa đến mưa to.
Ngành Giáo dục Thanh Hóa chỉ đạo chủ động cho học sinh nghỉ học khi có tình huống nguy hiểm.
Để chủ động ứng phó với bão, lũ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, trường học khẩn trương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ trên các phương tiện thông tin; cảnh báo, thông tin kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan.
Triển khai kịp thời các phương án phòng, chống lụt, bão theo phương án "4 tại chỗ"; thành lập các tổ công tác, cử cán bộ xuống các điểm trường, địa điểm xung yếu kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống lụt, bão; huy động lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, công cụ, sẵn sàng phối hợp để ứng phó các tình huống của bão.
Tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu khi mưa lớn; lên phương án bảo đảm an toàn tài sản, cơ sở vật chất, công trình trường học, chủ động di dời máy móc, thiết bị dạy học, tài liệu, hồ sơ lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không có nguy cơ ngập lụt để tránh hư hại.
Giám đốc Sở GD&ĐT cũng yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, trường học tạo điều kiện cho người dân tránh trú trong điều kiện cho phép.
Trường học tại thành phố Sầm Sơn chặt tỉa cây nhằm tránh gãy đổ trong mưa bão.
Các trường học, cơ sở giáo dục chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, chủ động cho học sinh nghỉ học khi có tình huống nguy hiểm bất thường xảy ra; có phương án bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên. Thực hiện vệ sinh trường lớp ngay sau khi hết mưa; có kế hoạch phòng chống các dịch bệnh và khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.
Tổ chức trực ban 24/24 giờ, duy trì liên hệ, thông báo ứng cứu kịp thời; thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tại địa phương trong công tác ứng phó với mưa bão và tìm kiếm cứu nạn.
Các địa phương, đơn vị trường học báo cáo về Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương và Sở GD&ĐT khi có sự cố bất thường xảy ra trong mưa bão.
Rà soát, di dời người dân ở ngoài đê biển, tàu thuyền Sáng 14/10, tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với với bão số 7. Quang cảnh buổi họp. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) Sáng 14/10, tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với...