Sân bay tỷ đô bị bỏ hoang ở thủ đô Mexico
Dự án xây dựng sân bay trị giá 13 tỷ USD trên đầm lầy ở ngoại ô Mexico City bị bỏ dở vì tốn kém.
Cỏ dại mọc lên từ nơi lẽ ra là địa điểm máy bay chờ cất cánh ở sân bay mới tại thành phố Mexico City. Chính quyền đã bỏ mặc dự án cải tạo hồ cổ thành sân bay, để thiên nhiên biến nó thành một công viên khổng lồ.
Cấu trúc tháp không lưu và nhà ga xây dựng theo phong cách của Norman Foster, kiến trúc sư người Anh được cựu tổng thống Enrique Pena Nieto ủy quyền xây dựng một sân bay quốc tế mới. Dự án lên tới 13 tỷ USD trên diện tích 4.800 ha ở phía đông thủ đô.
Khi nhậm chức hồi tháng 12/2018, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador đã cắt dự án, viện dẫn kết quả một cuộc trưng cầu dân ý, sau khi cho rằng sẽ rất tốn kém để chống ngập lún cho nền đất. Thay vì sử dụng thiết kế hào hoa của Foster, người từng đoạt nhiều giải thưởng kiến trúc toàn cầu, Lopez Obrador đã chọn mở rộng sân bay quân sự có sẵn.
Khu vực xây dựng bị bỏ hoang hiện là một phần của dự án bảo tồn 12.200 ha đầm lầy từng là hồ cổ Texcoco. Vào những năm 1600, thực dân Tây Ban Nha đã rút cạn nước hồ để chống lũ khi xây khu định cư.
Chính quyền cho rằng tình trạng lũ lụt gần đây là bằng chứng cho thấy việc duy tu sẽ rất khó khăn, khi công trình mới hoàn thiện chưa đầy 20%. Họ phải bồi thường 603 triệu USD để hủy hơn 6000 hợp đồng bỏ dở. Một hào nước màu xanh đã dâng lên quanh một tòa nhà giống đĩa bay, nơi có một tháp không lưu cao 20 mét, chưa bằng một phần ba chiều cao dự kiến.
Chim chóc bay lượn trên ao bên dưới những cột thép đan chéo, nơi từng được kỳ vọng là nhà ga tiếp đón khoảng 70 triệu lượt khách mỗi năm. Thép sẽ được dỡ ra và đem bán phế liệu.
Nỗ lực bảo tồn trong khu vực bắt đầu từ thập niên 1970, khi chính phủ gặp khó trong việc ngăn chặn bão cát thổi từ lưu vực khô cạn của hồ đến Mexico City.
Dự án hiện được Lopez Obrador ca ngợi là “Tenochtitlan mới”, đề cập tới thủ đô Aztec cổ xây dựng giữa một hồ nước rộng lớn, nơi là thủ đô Mexico ngày nay.
Một phần nhà ga bị bỏ hoang ngập nước do mưa mùa hè ở ngoại ô Mexico City.
Phi công Nga nghi bị bắn rơi ở Libya
Một phi công nói tiếng Nga quay video cho biết mình nhảy dù sau khi tiêm kích MiG-29 bị bắn rơi và được trực thăng của Libya giải cứu.
Tài khoản Fighter Bomber của một phi công tiêm kích Nga hôm 8/9 đăng trên YouTube video phi công nói tiếng Nga vừa nhảy dù và đang chờ cứu hộ tại một sa mạc ở Libya. Danh tính và quốc tịch người này không được xác định, khuôn mặt phi công trong video cũng bị che kín.
Trong video, người này quay cảnh chiếc dù màu trắng - cam cùng nhiều trang bị sinh tồn nằm trên mặt đất. "Hôm nay tôi phải phóng ghế thoát hiểm. Tôi trúng đạn khi cách sân bay 70 km và phải nhảy dù khi còn cách khoảng 45 km. Vẫn an toàn và đang chờ cứu hộ. Chưa thấy quân địch đâu", phi công bị bắn rơi nói, thêm rằng anh ta phóng ghế thoát hiểm ở độ cao 700 m và xác máy bay đang nằm cách đó khoảng 200-300 m.
Phi công nói tiếng Nga chờ giải cứu sau khi bị bắn rơi tại Libya. Video: YouTube/Fighter_Bomber.
Người này mặc đồ màu xanh lục, khác các mẫu đồ bay được không quân Nga sử dụng và không gắn biển tên. Một số chuyên gia phương Tây nhận định phi công này có thể là nhân viên một công ty an ninh tư nhân của Nga đang hoạt động ở Libya.
Cuối video, một trực thăng vũ trang Mi-24 của lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) bay ngang qua và phi công bị bắn rơi tỏ ý vui mừng khi được giải cứu.
Libya lâm vào nội chiến sau khi lãnh đạo Muammar al-Gaddafi bị lật đổ năm 2011. Cuộc chiến đẫm máu hiện nay diễn ra giữa Chính phủ Quốc gia Lybia (GNA) được Liên Hợp Quốc công nhận và phe nổi dậy LNA do nguyên soái Khalifa Haftar chỉ huy.
GNA được Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ quân sự, trong khi LNA nhận được sự hậu thuẫn từ Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Nga. Cả hai phe đều có lực lượng không quân riêng, nhưng chủ yếu gồm các tiêm kích đời cũ của Pháp và Liên Xô, vốn đã lạc hậu và được bảo trì kém.
Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) thuộc quân đội Mỹ hồi tháng 5 cho biết nhiều tiêm kích MiG-29 và cường kích Su-24 đã rời Nga với đầy đủ phù hiệu không quân. Sau khi tới căn cứ Hmeymim ở Syria, chúng được xóa sạch mọi dấu hiệu nhận biết quốc tịch. Ít nhất 14 phi cơ không mang phù hiệu Nga đã đến căn cứ không quân Al Jufra ở Libya.
Ảnh vệ tinh chụp hôm 23/5 cho thấy căn cứ Al Jufra có nhiều thay đổi. Một đài radar mới được dựng lên giữa sân bay, hỗ trợ kiểm soát không phận và điều phối hoạt động tại căn cứ. Nhiều khu vực cũng được chỉnh sửa để vận hành phương tiện kỹ thuật hỗ trợ máy bay MiG-29 và Su-24.
Moskva nhiều lần bác bỏ liên quan tới cuộc chiến ở Libya và khẳng định không hậu thuẫn cho các lực lượng lính đánh thuê tư nhân tại chiến trường nước ngoài, cho rằng những công dân Nga tham chiến ngoài lãnh thổ đều là tự nguyện. Lực lượng LNA cũng phủ nhận có sự hỗ trợ từ nước ngoài.
Lãnh đạo đối lập Nga hết hôn mê Bệnh viện Charite ở Đức, nơi điều trị thủ lĩnh đối lập Nga Navalny, cho biết ông đã ngừng sử dụng thuốc gây mê và sức khỏe đang cải thiện. "Alexei Navalny đã kết thúc đợt hôn mê nhờ can thiệp y tế và đang dần cai máy thở. Ông ấy có phản ứng với kích thích bằng giọng nói và tình trạng...