Sân bay “tệ nhất châu Á”: Sân bay quốc tế xứng tầm… địa phương?
Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất bị xếp vào danh sách 10 sân bay tệ nhất châu Á năm 2014 là thông tin không làm nhiều người ngạc nhiên. Bởi lâu nay, chuyện bát mỳ, cốc nước, nhà vệ sinh ở sân bay cũng khiến hành khách… “khó thở”!
Trang mạng Sleepinginairports đưa ra danh sách xếp hạng sân bay tệ nhất châu Á dựa trên ý kiến của những người đi máy bay, đã từng đặt chân đến và sử dụng hạ tầng, dịch vụ tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất của Việt Nam. Sự phản ánh của hành khách chắc chắn trung thực với những gì họ chứng kiến và cảm nhận.
Không ngạc nhiên về vị trí xếp hạng của 2 sân bay lớn nhất Việt Nam, một cán bộ cấp cao của ngành hàng không khi trao đổi với PV Dân tríthậm chí còn đưa ra ý kiến “nghiêm khắc” hơn: “Thế là còn đỡ đấy! Xếp sân bay Tân Sơn Nhất vào hạng tệ nhất châu Á còn được, chứ đưa Nội Bài vào danh sách này vẫn là quá ưu ái”.
“Nhiều hãng hàng không quốc tế đã lắc đầu và không mở đường bay tới Nội Bài bởi vì hạ tầng cũng như chất lượng dịch vụ của sân bay này quá tệ. Họ không muốn hợp tác với một sân bay có tiếng là quốc tế nhưng năng lực thì chỉ xứng tầm địa phương…” – vị cán bộ này dẫn chứng.
Hình ảnh chật chội, chen chúc thường thấy ở sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM)
Không dám ăn mỳ, sợ đi vệ sinh!
Thực tế đúng là sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có hạ tầng thiếu thốn và chật chội. Ở khu vực sân đỗ, máy bay cũng phải xếp hàng mới được đỗ; bên trong nhà ga, hành khách nhấp nhổm, vạ vật vì thiếu ghế; có người phải leo cả lên cầu thang để ngồi chờ làm thủ tục bay.
Video đang HOT
Sóng wifi sân bay có nhưng thường là không bắt được, dịch vụ giải trí không có, khu vực mua sắm rất hạn chế, không có những điểm giới thiệu về văn hóa quê hương đất nước…
Thời gian trước đây, hành khách đến sân bay quốc tế Nội Bài luôn trong tình trạng nơm nớp lo sợ bị “chặt chém” khi sử dụng dịch vụ phi hàng không tại đây. Giá 1 bát mỳ tôm khi đó là 50.000 đồng, nước suối 40.000 đồng/chai, có trường hợp mua 2 ổ bánh mỳ bị “móc túi” tới 180.000 đồng… Thậm chí, “điệp khúc” tăng giá thỉnh thoảng được lặp đi lặp lại.
Sau rất nhiều phản ánh của hành khách, đích thân Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã phải chủ trì cuộc họp chấn chỉnh giá dịch vụ phi hàng không tại các cảng hàng không sân bay trên toàn quốc; dẹp nạn “chặt chém” ở sân bay. Nhờ vậy giá dịch vụ tại các sân bay đã giảm xuống đáng kể.
Tại Tân Sơn Nhất, thời gian sân bay cao điểm nhất trong ngày là sáng sớm và chiều tối – đây là thời gian các chuyến bay đến/đi dồn dập, nhưng vì hạ tầng sân bay không đáp ứng được nên hàng khách ở sân bay thời điểm này cũng phải “sống chung với lũ”.
Những ngày này khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, do đơn vị khai thác đang cơi nới sân bay nên mỗi hành khách đều cảm thấy khó chịu vì chỗ này quây bạt chỗ kia khoan cắt, nhà ga sân bay lúc nào cũng ầm ĩ như một công trường xây dựng vừa bụi bặm vừa nóng bức.
Chỗ ngồi thiếu, ghế dài để nằm nghỉ càng không, nhiều hành khách chờ nối chuyến hoặc chờ chuyến bay bị chậm/hủy quá mệt mỏi nhưng không còn cách nào khác là phải “ngả lưng” trên sàn nhà.
Chỉ cách đây ít tháng, hệ thống nhà vệ sinh tại Tân Sơn Nhất xập xệ và sặc mùi hôi khai nên việc phải đi vệ sinh ở sân bay là điều bất đắc dĩ với các hành khách.
Cũng giống như ở Nội Bài, hệ thống mạng wifi miễn phí tại sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng tậm tịt. Chính đơn vị khai thác cảng Tân Sơn Nhất cũng phải e ngại rằng, có thể thời gian tới, ghế cho hành khách ngồi chờ ra tàu bay cũng không có chỗ để lắp nên đừng mong có các dịch vụ như ở các sân bay nước ngoài.
Công bằng mà nói, hạ tầng và dịch vụ sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang được đầu tư nâng cấp, nhưng sự cải thiện chưa nhiều. Bởi thế, chính người đứng đầu ngành GTVT cũng phải tự châm biếm rằng, rất may các sân bay của ta chưa lọt top “tệ nhất thế giới”!
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Thả lưới "đón đầu" bé trai 9 tuổi bị nước cuốn xuống cống mất tích
Tối 7/9, lực lượng cứu hộ cứu nạn thuộc Sở CS PCCC tỉnh Bình Dương đã thả lưới ở một số vị trí tập trung nước đổ ra từ nhiều nhánh cống để "đón đầu" tìm kiếm nạn nhân mất tích trước đó 1 ngày.
Mảnh lưới được thả xuống "đón đầu" một dòng chảy đổ ra từ cống thoát nước
Cơn mưa nặng hạt trút xuống khu vực phường Thuận Giao (TX Thuận An, Bình Dương) vào chiều 7/9, nơi cháu bé La Văn Tỷ (9 tuổi, quê An Giang) bị nước cuốn xuống cống mất tích trước đố một ngày khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Nước cống dâng rất cao đã khiến cho công tác tìm kiếm của các chiến sĩ cứu nạn thuộc CS PCCC Bình Dương phải tạm ngưng, các tấm lưới cũng được tung xuống đoạn cuối cùng của cống nước để "đón đầu", phòng khi nạn nhân có thể trôi ra.
Như vậy, dù huy động một lực lượng khá đông nhưng đến 21h đêm 7/9, lính cứu hộ vẫn chưa tìm thấy bé trai bị nước cuốn xuống cống mất tích. Tất cả "người nhái" đều thấm mệt khi trải qua hơn 25 giờ thay phiên nhau ngâm mình dưới làn nước cống hôi thối, nhiễm khí độc nặng. Dự tính ngày mai, phạm vi tìm kiếm sẽ được mở rộng.
Qua khảo sát, khu vực cống nước bé Tỷ bị nước cuốn trôi có nhiệm vụ thoát nước trên tuyến đường 22/12 (phường Thuận Giao, thị Xã Thuận An) kéo dài đến khu vực Bình Giao dài hơn một km và chỉ dừng lại khi tiếp giáp với khu công nghiệp Việt Nam - Singapore do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư đã được triển khai từ năm 2013, nhưng đến nay dự án phải "trùm mền" do thiếu kinh phí nên chưa thể bàn giao cho địa phương quản lý.
Những đoạn cống được che đậy bằng các tấm bê tông đã cũ, sứt mẻ
Sau khi vụ bé Tỷ bị nước cuốn xuống cống, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xuống hiện trường cùng chính quyền địa phương khảo sát. Tại đây, chính quyền địa phương đã đề nghị ban quản lý dự án tính toán điều chỉnh lại hệ thống nắp cống có tính chịu lực và bền vững hơn, để tránh trường hợp khi mưa lớn nắp cống lại bị bật tung gây nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương, công trình thoát nước trên các tuyến đường đều được giao cho các Xí nghiệp Công trình công cộng tại các địa phương. Việc kiểm tra các hư hỏng của công trình thuộc trách nhiệm của những đơn vị này.
Khi những đứa trẻ đang nô đùa, vui chơi trong ngày Tết trung thu thì bé Tỷ vẫn đang mất tích dưới cống thoát nước. Hơn 1 ngày trôi qua, cha mẹ em như ngây dại, lực lượng dù nỗ lực nhưng lính cứu hộ vẫn chưa thể tìm thấy nạn nhân vì địa hình và môi trường tìm kiếm khá phức tạp. "Chúng tôi chỉ mong sao sớm tìm được cháu để an ủi gia đình họ" - Một "người nhái" chia sẻ khi vừa chui lên khỏi miệng cống nồng nặc mùi khí độc.
Trung Kiên - Trung Dũng
Theo Dantri
Đau khổ vì cuộc hôn nhân tẻ nhạt Anh cứ trơ ra và tỏ thái độ vô cảm với vợ. Vì không nhịn được tôi đành nhạt nhẽo theo anh. Cứ thế, cuộc hôn nhân của 2 vợ chồng tôi cứ có hố sâu ngăn cách mà không biết làm sao. Anh cứ trơ ra và tỏ thái độ vô cảm với vợ. Vì không nhịn được tôi đành nhạt nhẽo...