Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được mở rộng thêm 8 ha
Diện tích Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ tăng thêm khoảng 8 ha, sử dụng 2 đường cất hạ cánh hiện hữu với 82 vị trí đỗ.
Chiều 9/10, tại TP HCM, Cục Hàng không Việt Nam công bố qui hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 2/1995. Đến năm 2020, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vẫn được xác định là cảng hàng không lớn nhất của cả nước. Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, ngày 7/9/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật phát biểu tại lễ công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Căn cứ vào quy hoạch chi tiết này, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đến năm 2030 có diện tích 598 ha, tăng thêm khoảng 8 ha so với diện tích hiện hữu, công suất 25 triệu lượt hành khách và 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Tại đây, sân bay sử dụng 2 đường cất hạ cánh hiện hữu với 82 vị trí đỗ tàu bay. Đồng thời với quy hoạch cảng là qui hoạch giao thông đường trục từ công viên Hoàng Văn Thụ vào theo đường Trường Sơn, lưu thông 2 chiều với 6 làn xe, theo đường trục Tân Sơn Nhất- Bình Lợi với 2 tuyến riêng biệt, mỗi tuyến 3 làn xe.
Tại lễ công bố, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, sân bay Tân Sơn Nhất có công suất 25 triệu lượt hành khách, do vậy phải có thông tin khảo sát để đảm bảo trong quy hoạch mở rộng đảm bảo phục vụ tất cả lượng khách tăng thêm hàng năm. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và Tổng công ty quản lý bay Việt Nam tiến hành đầu tư, xây dựng đồng bộ các kết cấu hạ tầng sân bay, đảm bảo sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách khi sân bay Long Thành chưa xây dựng xong.
Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là cảng hàng không lớn nhất, quan trọng nhất trong mạng cảng hàng không, sân bay toàn quốc. Đây là trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa tại khu vực phía Nam và là cửa ngõ giao lưu với quốc tế bằng đường hàng không lớn nhất cả nước.
Video đang HOT
Năm 2014, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt hơn 22 triệu lượt lượt hành khách và hơn 400.000 tấn hàng hóa. Trong 8 tháng đầu năm nay, sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đạt hơn 17,5 triệu lượt hành khách và 280.000 tấn hàng hóa, tương ứng tăng trưởng 18,5% về hành khách và 7,8% về hàng hóa so với cùng kỳ năm 2014./.
Hà Khánh
Theo_VOV
Tái khởi động Dự án Bến xe Miền Đông mới sau 5 năm nằm im
Trước tình trạng chật chội và ùn ứ của Bến xe Miền Đông tại quận Bình Thạnh TP.HCM, cùng với chủ trương chuyển các bến xe ra ngoại thành, đồng thời mở rộng diện tích các bến xe để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Tháng 7/2011, bản quy hoạch chi tiết 1/500 của Dự án xây dựng Bến xe Miền Đông đã được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Sau 5 năm chờ đợi, Bến xe Miền Đông mới được dự kiến khởi công vào cuối năm 2015. Ảnh: G. Huy
Nhiều năm bất động chờ mặt bằng
Trước tình trạng chật chội và ùn ứ của Bến xe Miền Đông tại quận Bình Thạnh TP.HCM, cùng với chủ trương chuyển các bến xe ra ngoại thành, đồng thời mở rộng diện tích các bến xe để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Tháng 7/2011, bản quy hoạch chi tiết 1/500 của Dự án xây dựng Bến xe Miền Đông đã được Bộ Xây dựng chấp thuận.
Theo đó, Bến xe Miền Đông mới sẽ được xây dựng tại phường Long Bình, quận 9 và phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương với diện tích khoảng 160.200 m2. Dự án được giao cho Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) làm chủ đầu tư, với số vốn bước đầu dự tính là 1.500 tỷ đồng.
Thiết kế bến xe mới sẽ có nhà ga chính cao tầng, gồm các phòng điều hành, phòng bán vé... Nhà ga này được xây dựng hiện đại với hệ thống nhà chờ và hệ thống thông tin phục vụ hành khách theo kiểu sân bay. Thay vì phải thuê văn phòng xung quanh bến xe như hiện nay, các doanh nghiệp vận tải được bố trí trong nhà ga để điều hành hoạt động xe chở khách; nắm bắt và xử lý kịp thời nhu cầu hành khách. Trong khu vực bến xe mới, ngoài hệ thống cung cấp nhiên liệu, siêu thị, các dịch vụ vận chuyển hàng hóa... còn có cả trung tâm đăng kiểm xe ôtô, phục vụ không chỉ hành khách đi xe mà cả cư dân ở khu vực.
Đồng thời, Bến xe miền Đông mới cũng đã được tính toán kết nối với các tuyến xe buýt, đặc biệt là Tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Hành khách từ các tỉnh về đến bến xe này có thể lựa chọn các loại phương tiện công cộng, metro để tiếp tục hành trình.
Để thực hiện Dự án, Samco cho biết, sẽ xã hội hóa nguồn vốn và được huy động từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư sẽ được thuê trọn gói hoặc một phần diện tích khu vực kinh doanh thương mại, dịch vụ và kho trung chuyển, giao dịch hàng hóa ở bến xe mới trong thời gian nhất định với đơn giá cố định.
Theo chủ đầu tư, để thực hiện dự án thì chủ đầu tư phải thực hiện đền bù và di dời 31 hộ dân và 5 doanh nghiệp nhà nước nằm khu vực của Dự án, với tổng kinh phí khoảng gần 900 tỷ đồng.
Tuy nhiên, có mặt tại địa điểm được dự kiến thực hiện Dự án, cho tới thời điểm này, người dân vẫn tiếp tục sinh sống chưa một nhà dân nào di dời đi, ngoài ra có nhiều công ty vận tải vẫn đang hoạt động bình thường.
2 năm chậm và khoản 2.500 tỷ đồng đội vốn
Sau nhiều lần liên hệ với công ty, phóng viên Báo Đầu tư mới liên hệ được qua điện thoại với đại diện của Samco và được biết, khi tiến độ thực hiện dự án quá ì ạch, Samco đã gửi văn bản trình UBND Thành phố xin được tự huy động vốn, nhưng số tiền xây dựng Dự án đã tăng thêm 2.500 tỷ đồng so với dự kiến trước đây.
Tới giữa tháng 8/2015, UBND TP.HCM đã chấp thuận cho Samco được huy động vốn đầu tư xây dựng bến xe miền Đông theo kế hoạch do Samco đề ra, theo đó, Dự án sẽ được xây dựng mà không cần vốn từ ngân sách Nhà nước.
Qua trao đổi với đại diện Samco, chúng tôi được biết, hiện Dự án đã có nhà đầu tư vốn, đó là một công ty của Nhật Bản. "Công ty này là nhà thầu chính đang thi công gói thầu tuyến cuối của Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên. Hiện tại, hai bên đã thỏa thuận xong mọi thủ tục hợp tác để có thể động thổ Dự án vào cuối năm 2015 và tới năm 2018, khi Dự án Metro hoàn thành, thì bến xe Miền Đông mới cũng sẽ kịp kết nối hai dự án", vị đại diện Samco tiết lộ khái quát về doanh nghiệp đầu tư vốn cho Dự án.
Cũng theo Samco, hiện tại, trên mặt bằng của Dự án chỉ còn duy nhất 1 doanh nghiệp vận tải của tỉnh Bình Dương là chưa thực hiện xong đền bù giải tỏa, nhưng hai bên đã thống nhất được cơ chế đền bù giải tỏa và doanh nghiệp này sẽ dời đi trong thời gian tới.
Phía Samco còn cho biết thêm, UBND Thành phố cũng đã chấp thuận cho phía Samco được thực hiện khai thác một nửa bến xe Miền Đông cũ, đây là điều mà trước đây UBND Thành phố chưa chấp thuận. Đồng thời, đây cũng là một nhân tố chính cho việc thu hồi vốn khi Samco và các nhà đâu tư khác bỏ vốn đầu tư xây Bến xe Miền Đông mới.
Được biết, theo kế hoạch được đưa ra, khi được giao khai thác 1/2 Bến xe Miền Đông cũ Samco dự kiến sẽ xây dựng bến luân chuyển xe buýt, trung tâm thương mại để khai thác.
Theo quy hoạch 1/500 (năm 2014) của UBND TP.HCM, với diện tích hơn 62.600 m2, Bến xe Miền Đông cũ chia thành 2 khu, trong đó, khu A sẽ là đầu mối trung chuyển hành khách nội đô và khu B là trung tâm thương mại - dịch vụ, văn phòng cho thuê, khách sạn với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
Theo Gia Huy
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng Lễ công bố Đề án điều chỉnh quy hoạch điều chỉnh chi tiết 2 cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng được tổ chức ngày 9-10 và 10-10 tại TP HCM và TP Đà Nẵng. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức công bố điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quôc tế Tân Sơn Nhất ngay...