Sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục check-in bằng máy tính bảng
8 máy tính bảng sẽ được trang bị ở ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục check-in cho hành khách nhằm rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi trong dịp Tết.
Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, bên cạnh các hình thức web/mobilecheck-in đang được hành khách sử dụng, sân bay sẽ triển khai 8 máy tablet (máy tính bảng) để làm thủ tục check-in cho hành khách tại nhà ga quốc tế. Việc này sẽ giúp rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi làm thủ tục của hành khách đi tàu bay, nhằm giảm tải cho hệ thống check-in tại quầy.
Sân bay Tân Sơn Nhất thường quá tải vào dip Tết, hành khách mất rất nhiều thời gian chờ đợi làm thủ tục. Ảnh: Hữu Công
Đây là loại máy tính bảng đang được sử dụng nhiều tại các sân bay của châu Âu và châu Á vì đảm bảo được tính bảo mật và an ninh cao. Quy trình làm thủ tục check-in do nhân viên phục vụ mặt đất thực hiện cho hành khách tương tự như tại quầy truyền thống.
Ưu điểm của loại máy này là tính linh động cao trong việc nhanh chóng xử lý ùn tắc khi check-in. Nhân viên của các đơn vị phục vụ mặt đất chủ động tìm đến khách để giúp làm thủ tục check-in chứ không cần đợi khách đến quầy như truyền thống, giúp giảm đáng kể lượng khách xếp hàng chờ tại quầy. Dự kiến, 8 máy tính bảng được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, từ ngày 29/1 sân bay Tân Sơn Nhất cũng đưa vào khai thác thêm một máy soi chiếu nâng tổng số lên 10 máy khai thác tại sảnh A. Đồng thời, để giảm thiểu việc ùn tắc tại khu vực soi chiếu nhà ga quốc nội (sảnh A), sân bay đã đưa thêm một sảnh đón taxi vào sử dụng, tăng gấp đôi công suất khai thác trong dịp Tết, giúp giải tỏa hành khách vào các khung giờ cao điểm.
Video đang HOT
Đối với khu vực nhà ga quốc nội, từ ngày 22/12 sân bay cũng di dời, bố trí và khai thác lại khu vực làm thủ tục soi chiếu an ninh tại sảnh B nhằm tăng diện tích xếp hàng cho hành khách, lắp đặt thêm một máy soi chiếu an ninh, giúp giải phóng nhanh hành khách, giảm ùn tắc tại khu vực sảnh B.
Theo dự báo của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, do thời gian nghỉ Tết năm nay dài 9 ngày nên lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không sẽ tăng cao. Dự kiến ngày cao điểm nhất có khoảng 720 chuyến (tăng gần 15% so với cùng kỳ). Sản lượng khách trung bình ngày cao điểm khoảng 99.700 hành khách (tăng 10% so với cùng kỳ)
Hữu Công
Theo VNE
Khách hàng dễ tiếp cận điện hơn
Ngành điện TP.HCM có nhiều nỗ lực nhằm rút ngắn thời gian cấp điện, đặc biệt là việc lắp đường dây, xây trạm biến áp chuyên dùng.
"Năm 2016, EVN HCMC tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo rút ngắn thời gian cấp điện mới trung áp không quá tám ngày. Chúng tôi cũng thực hiện các giải pháp quản lý, vận hành nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Theo kế hoạch, đến năm 2020 chỉ số SAIDI (thời gian mất điện trung bình khách hàng) còn 174 phút (hiện là 681 phút/khách), tốt hơn bốn lần so với năm 2015" - ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC), cam kết.
Giảm thời gian lắp trạm
Thời gian qua, ngành điện đã triển khai nhiều giải pháp rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng và đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục. Nhóm nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới ghi nhận chỉ số tiếp cận điện năng năm 2015 của Việt Nam tăng 22 bậc so với năm 2014. Đây cũng là chỉ số có mức cải thiện tốt nhất trong 10 chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam.
Doing Business ghi nhận việc thay đổi số ngày làm thủ tục của ngành điện trong năm 2015, giảm từ 38 ngày xuống còn 15 ngày. Thời gian thuê đơn vị thiết kế và thi công công trình giảm từ 63 ngày còn 22 ngày.
Riêng ở TP.HCM, EVN HCMC đã chủ động xây dựng quy trình rút ngắn thủ tục, thời gian thực hiện cấp điện chuyên dùng. Theo đó, thời gian thực hiện đầu tư cấp điện thông qua đường dây và trạm biến áp chuyên dùng đã giảm xuống thấp hơn 23 ngày làm việc, trong đó thời gian giải quyết bình quân thuộc trách nhiệm của ngành điện rút ngắn hơn 8,25 ngày so với quy định.
Đặc biệt, EVN HCMC còn ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại như tự động hóa, live-line, đo đếm xa... nhằm nâng cao chất lượng cung ứng điện, giảm sự cố lưới điện, giảm tổn thất điện năng, đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các công trình điện. "Đơn cử, việc EVN HCMC vừa hoàn thành giai đoạn 1 cụm công trình trạm biến áp 220/110 kV và đường dây 220 kV tại Khu Công nghệ cao (quận 9) nhằm cung ứng điện liên tục, chất lượng cao nhất cho các doanh nghiệp ở khu vực này như Intel, Samsung" - ông Bảo nói.
Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực TP.HCM kiểm tra trạm biến áp công nghệ cao trước khi vận hành. Ảnh: HẢI LY
Giảm thủ tục, tăng minh bạch
Theo ông Bảo, trong năm 2016 EVN HCMC sẽ trình EVN và Bộ Công Thương đơn giản thủ tục, giảm thời gian khảo sát và nghiệm thu đóng điện và ký kết hợp đồng từ 10 ngày xuống năm ngày để rút ngắn hơn thời gian tiếp cận điện năng. Ngoài ra, EVN HCMC cũng kiến nghị UBND TP chỉ đạo bỏ qua các thủ tục không cần thiết (thỏa thuận phù hợp quy hoạch, thỏa thuận hướng tuyến hoặc chuyển thành hậu kiểm) để rút ngắn thời gian cấp điện cho khách hàng. Đặc biệt, EVN HCMC sẽ cân đối, chủ động hơn trong đầu tư các công trình điện chuyên dùng và khách hàng (trừ kinh doanh bất động sản) chỉ cần đề nghị cấp điện, còn các thủ tục còn lại do điện lực thực hiện, kể cả vốn.
Ngoài ra, để rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, EVN HCMC cũng phân cấp cho các công ty điện lực thỏa thuận đấu nối cho các công trình điện áp dưới. EVN HCMC áp dụng chế độ "một cửa" gồm các khâu tiếp nhận hồ sơ, trả lời, ký hợp đồng xây dựng công trình điện, nghiệm thu, ký hợp đồng mua bán điện...
Hiện nay, EVN HCMC đã công khai phổ biến chu trình cấp điện và thời gian giải quyết các thủ tục trên website chăm sóc khách hàng, tiếp nhận yêu cầu mua điện của khách hàng trên trang web này hoặc theo email đăng ký gửi đến trung tâm chăm sóc khách hàng (số 1900545454). Tuy vậy, ông Bảo cam kết sẽ đẩy mạnh việc công khai, minh bạch các thủ tục cấp điện như niêm yết công khai quy trình, thủ tục cấp điện, thiết kế mẫu công trình tại các phòng giao dịch khách hàng/website của ngành điện và các cơ quan quản lý để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận. "Việc công khai, minh bạch cũng nhằm mục tiêu giám sát xã hội đối với ngành điện, các cơ quan quản lý nhà nước trong việc cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng" - ông Bảo nói.
HẢI LY
681 phút mất điện
Trong năm 2015, TP.HCM không cắt tiết giảm điện do thiếu hụt công suất, sản lượng. Các trường hợp mất điện chủ yếu do cắt điện phục vụ công tác sửa chữa, bảo trì lưới điện và đầu tư mới các công trình điện hoặc do sự cố.
Điều này thể hiện qua mất điện trung bình khách hàng (chỉ số SAIDI) do sự cố là 131 phút/khách, giảm gần 18% so với chỉ tiêu và giảm gần 15,4% so với cùng kỳ. Chỉ số SAIDI do cắt điện công tác là 484 phút/khách, giảm trên 35% so với chỉ tiêu và giảm trên 40% so với cùng kỳ. Nhìn chung, chỉ số SAIDI 11 tháng đầu năm 2015 là 681 phút/khách, giảm trên 38% so với chỉ tiêu và giảm trên 43% so với cùng kỳ.
Cam kết ba dễ
Theo_PLO
Hai vợ chồng bị điện giật chết lúc tưới rẫy Chiều 1/1, tin từ Công an xã Mỹ Hòa, tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã hoàn tất các thủ tục bàn giao thi thể 2 vợ chồng bị điện giật tử vong về cho gia đình lo an táng Nhiều người hay tin đến chia buồn cùng gia đình nạn nhân Trước đó, hồi khoảng 8h10 phút sáng cùng ngày, người dân phát...