Sân bay Tân Sơn Nhất… hết chỗ, Vietstar Air không được cấp giấy phép kinh doanh
Việc cấp Giấy phép kinh doanh cho Vietstar Air sẽ được xem xét sau khi sân bay Tân Sơn Nhất xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay.
Sân bay Tân Sơn Nhất… hết chỗ, Vietstar Air không được cấp giấy phép kinh doanh
Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH MTV Hàng không Vietstar (Vietstar Air).
Theo đó, sau khi lấy ý kiến các Bộ, Thủ tướng Chỉnh phú có ý kiến như sau: Việc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án vận tải hàng không và cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Vietstar sẽ được xem xét sau khi đã hoàn thành việc xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay theo đúng Phương án điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Như vậy hãng hàng không Vietstar sẽ chưa thể được cấp phép cho đến khi nào sân bay Tân Sơn Nhất được mở rộng.
Video đang HOT
Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar là công ty mới được thành lập hồi tháng 6/2016, có vốn điều lệ 300 tỷ đồng do ông Phạm Trịnh Phương là Chủ tịch. Ông Phạm Trịnh Phương cũng là Chủ tịch tại nhiều công ty khác trong hệ thống Vietstar như Công ty TNHH MTV Hàng không Ngôi sao Việt, Công ty cổ phần hàng không lưỡng dụng Ngôi sao Việt.
Trong năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải cũng từng nhiều lần đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty lưỡng dụng Ngôi sao Việt. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chưa thể được cấp phép do không đạt yêu cầu về vốn.
Trước đó, Vietstar dự kiến sẽ được cấp phép và cất cánh ngay trong năm nay 2017 và trở thành hãng hàng không thứ 5 trên thị trường nội địa Việt Nam cùng với Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Vasco.
Vietstar dự kiến sở hữu đội bay gồm 7 chiếc, trong đó có 5 máy bay vận chuyển khách (Airbus A320, A321, Boeing 737); 2 máy bay vận chuyển hàng hóa chuyên dụng loại Boeing737 – 300 Freighter. Vietstar dự kiến vận chuyển được 0,561 triệu lượt hành khách và 32.000 tấn hàng hóa ngay trong năm đầu bay. Hãng cũng sẽ phấn đấu tăng lên 19 chiếc, trong đó có 9 Boeing 737 – 300 Freighter vào năm 2020.
Bên cạnh Vietstar, mới đây hãng hàng không giá rẻ AirAsia cũng tuyên bố gia nhập thị trường hàng không Việt Nam, thông qua liên doanh với hãng hàng không Hải Âu của tập đoàn Thiên Minh. Doanh nghiệp này sẽ có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, trong đó AirAsia góp 30%.
(Theo Bizlive)
Bé trai bị thang cuốn sân bay "ngoạm" tay: Xét trả bảo hiểm hàng không
Nhà chức trách hàng không đang yêu cầu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM xem xét quyền lợi bảo hiểm cho bé trai V.N.K.P bị thang cuốn ở sân bay kéo đứt cổ tay hôm 7/4. Nếu trường hợp tai nạn này không thuộc trách nhiệm của bảo hiểm hàng không, Cảng có thể hỗ trợ chi phí điều trị.
Khu vực phòng chờ chuyến bay đi tại nhà ga hành khách quốc nội, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất - TPHCM
Như Dân trí đã đưa tin, bé V.N.K.P (17 tháng tuổi) cùng mẹ N.T.N (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) là hành khách đi máy bay của hãng hàng không Jetstar Pacific. Trong khi ngồi chờ chuyến bay tại khu vực cách ly nhà ga quốc nội, bé P tự đi lại và bị ngã vào thang cuốn ở khu vực cửa ra máy bay số 3. Thang cuốn đã kéo đứt 75% cổ tay của bé.
Đội y tế sân bay đã tiến hành sơ cứu kịp thời và nhanh chóng đưa bé P đi cấp cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1, sau đó tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Thành phố để mổ cấp cứu. Đến 21h ngày 7/4, ca mổ cấp cứu thành công, các bác sỹ đã nối được xương và các vi mạch máu cho tay của bé P.
Ngay sau sự việc này, Cảng vụ Hàng không miền Nam đã lập Đoàn kiểm tra việc duy trì điều kiện khai thác nhà ga hành khách tại Cảng hàng không này, kiểm tra việc lắp đặt, vận hành, bảo trì bảo dưỡng các thiết bị của nhà ga để phục vụ khai thác, trong đó có thang cuốn.
Về vấn đề bảo hiểm hàng không đối với bé V.N.K.P, nhà chức trách hàng không đang yêu cầu Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất xem xét để đảm bảo các quyền lợi bảo hiểm cho bé P vì tai nạn xảy ra ở sân bay. Nếu trường hợp tai nạn này không thuộc trách nhiệm phải chi trả bảo hiểm, cảng hàng không Tân Sơn Nhất có thể xem xét hỗ trợ một phần kinh phí.
Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam, hãng hàng không phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ của hành khách, việc mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hàng hoá, hành lý và do vận chuyển chậm hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm khác đến mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.
Tuy nhiên, công ty bảo hiểm ký hợp đồng với hãng hàng không chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành khách trong tình huống sự cố xảy ra trên máy bay hoặc lúc lên/xuống máy bay, lúc trên xe bus từ nhà ga hành khách ra máy bay (đối với chuyến bay đi) và khi khách trên xe bus lúc xuống máy bay vào nhà ga (đối với chuyến bay đến).
Với trường hợp sự cố xảy ra đối với hành khách ở sân bay, cảng hàng không đã ký hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba, tùy từng trường hợp cụ thể cảng hàng không sẽ làm việc với công ty bảo hiểm để giải quyết theo thoả thuận và quy định.
Theo Châu Như Quỳnh (Dân trí)
Mẹ bé trai bị thang cuốn Tân Sơn Nhất kẹp tay: 'Tôi chỉ vừa rời con' Để con trai 17 tháng tuổi ngồi yên lúc chờ lên máy bay, người mẹ trẻ lấy kẹo cho con nhưng sau đó nghe tiếng cậu bé khóc thét, tay bị kẹp gần đứt ở thang cuốn. Sáng 7/4, bé trai 17 tháng tuổi thiêm thiếp trong lòng mẹ sau ca phẫu thuật tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM. Bông...