“Sân bay phi pháp ở Chữ Thập sẽ đe dọa trực tiếp vịnh Cam Ranh”
Theo ông Banlaoi, đá Chữ Thập nằm ở “tâm chấn Trường Sa” và vị trí của nó rất chiến lược.
Ít nhất 200 lính Trung Quốc đang đồn trú trái phép trên đá Chữ Thập.
Xung quanh việc Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động xây dựng trái phép, biến một số bãi đá thành đảo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và manh nha hình thành sân bay trên đá Chữ Thập, đài VOA ngày 25/11 dẫn lời học giả Rommel Banlaoi từ Viện Hòa bình Philippines cho rằng, nếu sân bay này được sử dụng với mục đích quân sự, nó có thể đe dọa trực tiếp các hoạt động của Việt Nam, Philippines và Malaysia.
Theo ông Banlaoi, đá Chữ Thập nằm ở “tâm chấn Trường Sa” và vị trí của nó rất chiến lược. Thậm chí nếu sân bay quân sự trái phép được Trung Quốc xây dựng ở đây hoàn thành nó có thể uy hiếp tất cả hoạt động của các bên tranh chấp trong khu vực.
Tờ Minh Báo xuất bản tại Hồng Kông hôm 24/11 bình luận, mối quan ngại đặc biệt của các nước láng giềng Trung Quốc là một đường băng mới được xây dựng (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập đã bị các vệ tinh của Anh phát hiện. Đường băng dài khoảng 3 km, rộng 200 đến 300 mét sẽ đủ lớn cho máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20 cất hạ cánh.
Đồng thời Bắc Kinh cũng đang xây dựng một bến cảng đủ lớn cho các tàu quân sự. Các chuyên gia tin rằng Bắc Kinh đang hướng tới một căn cứ chiến lược ở đá Chữ Thập và nó có thể phá vỡ cán cân quyền lực ở Biển Đông, đặc biệt là khi Chữ Thập chỉ cách vịnh Cam Ranh khoảng 460 km.
Nghê Lạc Hùng, một học giả từ đại học Thượng Hải nói rằng các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần trong chiến lược dài hạn nhằm phá vỡ cân bằng ở Trường Sa và mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh xuống Biển Đông lâu dài hơn.
Một khi Trung Quốc thiết lập được căn cứ vững chắc trong khu vực chiến lược này, họ sẽ ngay lập tức trở nên linh hoạt hơn, thậm chí Bắc Kinh có thể đoạt quyền kiểm soát các rặng san hô và đảo nhỏ đang nằm dưới sự kiểm soát của các bên khác ở Trường Sa.
Ông Hùng tin rằng các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa có thể tạo cho Bắc Kinh một đối trọng mạnh mẽ chống lại chính sách xoay trục chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Căng thẳng sẽ leo thang và mức độ nguy cơ xung đột ở khu vực ngày càng hiện hữu.
Trong một động thái khác có liên quan, ngày 24/11 đài Press TV của Iran dẫn lời Barry Grossman bình luận về phát biểu của La Viện cho rằng Mỹ “thiên vị Việt Nam, Philippines” khi kêu gọi Trung Quốc ngừng sây sân bay trái phép ở đá Chữ Thập, Trường Sa. Theo Grossman, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là vấn đề gai góc và nó đang một lần nữa “bị bóp méo bởi sự thù địch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.”
“Trung Quốc là một siêu cường thống trị khu vực và đang tìm cách khẳng định yêu sách lãnh thổ (vô lý và phi pháp) của mình, Bắc Kinh thường xuất hiện như một kẻ bắt nạt trong vấn đề này”, Grossman lưu ý.
Video đang HOT
Theo Giáo Dục
Báo Trung Quốc: Việt Nam hầu như triển khai toàn bộ vũ khí hải quân ở Cam Ranh
Trong thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh triển khai tàu chiến và tham vọng bành trướng ở Biển Đông, quân cảng Cam Ranh được quan tâm đặc biệt.
Tàu chiến chủ lực tiên tiến của Hải quân Việt Nam ở quân cảng Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã)
Tân Hoa xã ngày 31 tháng 10 đăng bài viết "Căn cứ Cam Ranh của Quân đội Việt Nam bộc lộ, cảnh quan đẹp, nhiều tàu chiến tiên tiến triển khai".
Theo bài báo, vịnh Cam Ranh là quân cảng - căn cứ hải quân quan trọng nằm ở bờ biển đông nam của Việt Nam, tức bờ biển phía nam tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất thế giới, trong tiếng Việt có nghĩa là "hồ nước ngọt"; có tọa độ là 12 độ vĩ bắc, xung quanh đều có dãy núi bao quanh cao khoảng 400 m.
Vịnh Cam Ranh Việt Nam ăn sâu vào đất liền 17 km, rộng 6 km, diện tích mặt nước hơn 100 km2, gồm 2 vịnh trong và ngoài, được bao quanh bởi 2 bán đảo, tạo nên hình dạng hồ lô.
Cảng Cam Ranh bên trong có diện tích 60 km2, cửa cảng chỉ rộng 1.300 m, nước sâu 16 - 25 m, chỗ sâu nhất 32 m; cảng ngoài Bình Ba có nước sâu 10 - 22 m, cửa vịnh rộng khoảng 4.000 m, ngoài cửa nước sâu 30 m trở lên.
Quân cảng Cam Ranh, Hải quân Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã)
Do nước sâu, vịnh rộng, trong cảng có thể đậu hơn 100 tàu chiến cỡ lớn lớp 10.000 tấn, trong đó có tàu sân bay. Cảng chính và căn cứ nằm ở bờ tây cảng phía trong. Căn cứ không quân nằm trên bán đảo Cam Ranh. Góc Cam Ranh cực nam bán đảo có trung tâm thông tin.
Theo bài báo, quân cảng vịnh Cam Ranh của Hải quân Việt Nam là một "bảo địa" có cảnh quanh đẹp, căn cứ này đã triển khai các tàu chiến chủ lực tiên tiến nhất của Hải quân Việt Nam, trong đó có 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Gepard 3.9, tàu tuần tra cỡ lớn sản xuất bằng chuyển nhượng công nghệ, tàu tên lửa lớp Molniya, tàu ngầm thông thường lớp Kilo. Hầu như "toàn bộ của cải" của Hải quân Việt Nam đều triển khai ở đây.
Tháng 9 năm 2000, Nga đã xóa 85% khoản nợ 11 tỷ USD cho Việt Nam. Tháng 6 năm 2001, tại Nhật Bản, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải trả lời báo chí cho biết, sau khi Hải quân Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh, Việt Nam sẽ không cho phép bất cứ nước nào dùng vịnh Cam Ranh làm căn cứ quân sự. Tháng 1 năm 2002, Bô Ngoai giao Nga cho biêt, sau năm 2004, Nga sẽ không còn tiếp tục sử dụng căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh.
Tháng 4 năm 1988, Hải quân Liên Xô đã rút tàu tuần dương tên lửa trực chiến ở Biển Đông, sau đó về cơ bản đã chấm dứt điều tàu chiến mặt nước cỡ lớn tới đó thực hiện nhiệm vụ trực chiến. Tháng 10 năm 1989, Liên Xô đã rút tàu chỉ huy thông tin khỏi vịnh Cam Ranh, đồng thời đã rút một số nhân viên và trang bị của tiểu đoàn hải quân đánh bộ. Từ năm 1988 đến nửa đầu năm 1991, Hải quân Liên Xô chỉ duy trì 10 - 15 tàu chiến ở vịnh Cam Ranh.
Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Quân cảng Cam Ranh, Hải quân Việt Nam (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Việt Nam triển khai ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Tàu hộ vệ tên lửa HQ-012 Lý Thái Tổ và HQ-011 Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam ở vịnh Cam Ranh (nguồn Tân Hoa xã, sina)
Việt Nam triển khai tàu ngầm thông thường lớp Kilo đầu tiên mang tên Hà Nội ở quân cảng Cam Ranh (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu cảnh sát biển CSB 8001 của Cảnh sát biển Việt Nam do Hà Lan chế tạo (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu cảnh sát biển CSB 8003 lớp nghìn tấn của Cảnh sát biển Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn Thời báo Hoàn Cầu, TQ)
Theo Giáo Dục
Hoàn Cầu thời báo hậm hực, đố kị khi tàu chiến Nga đến Cam Ranh Báo Trung Quốc tỏ ra đố kị về quan hệ quốc phòng Việt-Nga, tuyên truyền xuyên tạc chia rẽ quan hệ Việt-Nga và dụ Nga kiếm lợi từ Trung Quốc. Tàu ngầm thông thường Hà Nội HQ182 của Hải quân Việt Nam, do Nga chế tạo. Việt Nam sẽ có lực lượng 6 tàu ngầm loại này vào năm 2016. Tờ "Hoàn Cầu"...