Sân bay Phan Thiết dự kiến khởi công cuối tháng 3
Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu các đơn vị hoàn thành hồ sơ các hạng mục để khi Thủ tướng phê duyệt chủ trương sẽ khởi công Cảng hàng không Phan Thiết vào cuối tháng 3.
Chiều 5/3, thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận về tình hình triển khai thi công dự án Cảng hàng không Phan Thiết.
Thượng tướng Trần Đơn và lãnh đạo tỉnh Bình Thuận thị sát khu vực xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết. Ảnh: T.K.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tấn Lê, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Thuận, cho biết dự án sân bay Phan Thiết cấp 4C được nâng lên thành Cảng hàng không Phan Thiết cấp 4E nên tổng mức đầu tư tăng từ 1.694 tỷ đồng lên 3.833 tỷ đồng. Do vậy, tỉnh phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.
Đến nay, Bình Thuận đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hơn 545 ha để xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết. Tỉnh đã giao 150 ha đất khu quân sự cho Bộ Quốc phòng quản lý. Đồng thời giao nhà đầu tư BOT hơn 145 ha đất khu hàng không dân dụng. Diện tích đất còn lại đang làm thủ tục.
Ông Lê Tuấn Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, kiến nghị Bộ Quốc phòng làm việc với Văn phòng Chính phủ để tham mưu Thủ tướng sớm phê quyệt chủ trương đầu tư dự án, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.
Đồng thời, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và đơn vị tư vấn thiết kế xác định nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng, khu vực đổ vật liệu thải của dự án.
Thượng tướng Trần Đơn đánh giá cao công tác giải phóng mặt bằng của tỉnh Bình Thuận. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết nguồn vốn xây dựng sân bay từ vốn đầu tư công.
Cảng hàng không Phan Thiết được nâng cấp từ 4C lên 4E là phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Thượng tướng Trần Đơn yêu cầu trong thời gian tới tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tiếp tục triển khai giải phóng toàn bộ mặt bằng còn lại.
Video đang HOT
Các đơn vị khẩn trương hoàn thành hồ sơ các hạng mục để ngay khi Thủ tướng phê duyệt chủ trương là có thể khởi công vào cuối tháng 3.
Sân bay Phan Thiết được khởi công vào năm 2015, dự kiến hoàn thành vào năm 2018.
Năm 2017, UBND Bình Thuận đề xuất nâng cấp sân bay Phan Thiết 4C lên 4E. Đến tháng 2/2018, sân bay này được Thủ tướng phê duyệt quy mô cấp 4E dân dụng kết hợp với sân bay quân sự cấp 1.
Trong đó, hạng mục hàng không dân dụng được đầu tư theo hình thức BOT, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.833 tỉ đồng.
Hạng mục quân sự với mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỉ đồng Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư với phương án bán đấu giá sân bay Nha Trang cũ.
Đến nay, dự án vẫn chưa được thi công.
Kiên trì bám chốt, "chung sống an toàn với dịch"
Ngày 11/8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) cùng Thường trực Ban Chỉ đạo đã tới thăm và làm việc với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng về công tác quản lý bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải quản lý chặt chẽ người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại buổi làm việc, sau khi nghe Thiếu tướng Lê Đức Thái, Phó Tư lệnh phụ trách Tư lệnh Bộ đội Biên phòng báo cáo, kiến nghị về công tác quản lý, bảo vệ biên giới và phòng chống, dịch bệnh COVID-19 của Bộ đội Biên phòng (từ 2/2 đến 7/8/2020), lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Công an, Y tế đã thảo luận, trao đổi về một số phương hướng, nhiệm vụ cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới như: Phối hợp quản lý chặt chẽ người xuất nhập cảnh; thực hiện công tác cách ly; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng hộ, nguồn lực tài chính; thực hiện chế độ, chính sách, động viên, khen thưởng kịp thời lực lượng tham gia phòng chống dịch.
Lãnh đạo các bộ đều khẳng định, ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào nước ta, 8 tháng qua các chiến sĩ Biên phòng luôn là những người trên tuyến đầu. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không quản hy sinh, lực lượng biên phòng đã căng mình thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ biên cương, quản lý tốt hơn 5.000 km biên giới đường bộ và hơn 3.200 km bờ biển; tiếp tục củng cố, giao lưu hữu nghị với các nước láng giềng; ngăn chặn các loại tội phạm hoạt động xuyên biên giới; trực tiếp tham gia xóa đói, giảm nghèo, dạy chữ, chữa bệnh, chăm lo đời sống nhân dân; vừa căng mình ngăn chặn COVID-19 xâm nhập vào nội địa,...
Bày tỏ chia sẻ, cảm thông, các đại biểu cũng nhấn mạnh quan điểm là dịch bệnh còn kéo dài, nên cần dành ưu tiên cao nhất, chu đáo nhất cả về vật chất, nhân lực trong khả năng có thể, cũng như hoàn thiện các cơ chế phối hợp công tác để bảo đảm sức chiến đấu lâu dài cho các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, trong đó có Bộ đội Biên phòng.
Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Quốc phòng phát biểu. Ảnh: VGP/Đình Nam
Ngăn chặn để hạn chế ít nhất lây nhiễm trong cộng đồng
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu, điểm lại quá trình phòng chống, dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Đến nay chúng ta đã trải qua 3 đợt dịch. Đợt đầu tiên khởi phát từ sát Tết Nguyên đán (ca bệnh nhập cảnh từ Trung Quốc) với tổng số 16 ca. Đợt 2, bắt đầu từ ngày 7/3, với ca bệnh xâm nhập từ châu Âu trở về (BN17) lan ra hơn 124 ca trong cộng đồng (tất cả các ca đều được chữa khỏi, không có người tử vong).
Sau gần 100 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, đợt dịch thứ 3 bùng phát từ Đà Nẵng (từ ngày 25/7), và chỉ qua hơn 2 tuần, chúng ta đã ghi nhận hơn 400 trường hợp bị lây nhiễm, 15 người tử vong... Chúng ta đang phải dồn sức cho Đà Nẵng để dập dịch nhanh nhất có thể, giảm thiểu các ca tử vong, không để dịch bệnh lan rộng.
Theo Phó Thủ tướng, ngay từ khi dịch bệnh bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam, chúng ta đã xác định phương châm kiểm soát thật chặt để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập qua đường biên giới và lực lượng trên tuyến đầu chính là Bộ đội Biên phòng. Đến đợt dịch thứ hai, bên cạnh việc tiếp tục quản lý chặt chẽ đường biên, chúng ta tập trung kiểm soát người nhập cảnh qua đường hàng không. Tuy nhiên, bước vào đợt dịch thứ 3, chúng ta phải đối mặt với sức ép rất lớn. Chúng ta không thể "bế quan tỏa cảng", mà phải thực hiện mục tiêu kép trong trạng thái bình thường mới là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Chúng ta phải đón các chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật cao là người nước ngoài vào làm việc.
Chính vì vậy, ngay sau khi ghi nhận ca nhiễm mới ở Đà Nẵng, Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không thể cứ xuất hiện 1 ca bệnh mới là đình chỉ mọi hoạt động, "đóng băng" cả một huyện, một tỉnh. Chủ trương của chúng ta là phát hiện ở đâu, khoanh vùng ở đó, khoanh vùng nhỏ nhất có thể. Bởi nếu tê liệt thì không phát triển được kinh tế, càng lâu dài càng nguy hiểm.
Phó Thủ tướng một lần nữa nhấn mạnh, phương châm phòng chống dịch của chúng ta là: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đến bây giờ, phương châm này vẫn không thay đổi. Chiến lược của chúng ta là chiến lược của nước còn nghèo, chúng ta buộc phải ngăn chặn để hạn chế ít nhất các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng trả lời một số câu hỏi của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP/Đình Nam
Hết sức trách nhiệm, không quản hy sinh
Do đó các lực lượng công an, quân đội, trong đó có lực lượng Biên phòng tiếp tục phải "căng ra" để quản lý người nhập cảnh, đồng thời chúng ta cũng phải tập dượt các phương án để sẵn sàng ứng phó hiệu quả khi xuất hiện tình huống mới.
Đến thời điểm hiện tại, dù chúng ta đang phải tập trung khống chế đợt dịch thứ 3, dù đã có những bệnh nhân không qua khỏi, nhưng có thể nói, Việt Nam vẫn là một trong không nhiều nước chống dịch hiệu quả. Điều này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế ghi nhận.
Một trong những nguyên nhân, bài học thành công của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã được đúc kết bước đầu chính là nhờ có sự lãnh đạo thống nhất xuyên suốt của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ của nhân dân; sự tham gia hiệu quả của lực lượng quân đội, công an, trong đó có vai trò đặc biệt của Bộ đội Biên phòng...
Với tuyến biên giới đường bộ dài hơn 5.000 km, lực lượng mỏng, song các tổ, chốt kiểm dịch của Bộ đội Biên phòng đã hoạt động hiệu quả liên tục 8 tháng qua là một cố gắng phi thường.
Để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập qua biên giới, lực lượng biên phòng đã hết sức trách nhiệm, không quản khó khăn, hy sinh lợi ích riêng để phục vụ cho lợi ích chung của Tổ quốc. Hàng chục cán bộ, chiến sĩ bố mất, mẹ mất không thể về chịu tang. Nhiều đồng chí, vợ sinh con đầu lòng không thể về thăm. Hàng chục chiến sĩ trẻ phải tạm hoãn lại việc tổ chức sự kiện quan trọng nhất của cuộc đời là xây dựng gia đình, thậm chí nhiều đồng chí còn phải hoãn cưới tới lần thứ hai để bám chốt cùng đồng đội. Rồi chưa kể những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn mọi bề khi phải ngủ lán, nằm rừng, bất kể mưa nắng ngăn chặn dịch bệnh.
Đến thời điểm hiện tại, các con số thống kê của Bộ đội Biên phòng cho thấy, số người nước ngoài nhập cảnh trái phép qua biên giới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, còn lại tuyệt đa số là người Việt Nam, trong số đó có tới 60% là cư dân biên giới, nhiều người rất nghèo, chủ yếu qua lại biên giới để làm thuê kiếm sống.
Tiếp tục bám chốt, "chung sống an toàn" với dịch
Tới đây, dịch bệnh còn kéo dài, chúng ta phải xác định tinh thần "chung sống an toàn với dịch", Phó Thủ tướng đề nghị lực lượng Biên phòng phải tiếp tục động viên cán bộ, chiến sĩ tiếp tục bám chốt. Bộ Quốc phòng phải chuẩn bị phương án đảm bảo đầy đủ vật chất, điều kiện làm việc, sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ trong thời gian dài. Bây giờ đang mùa nóng đã phải tính đến mùa đông, thời tiết mưa rét.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh có đường biên giới phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng tổ chức các tổ công tác gồm nhiều lực lượng hình thành nhiều lớp, quản lý chặt người xuất, nhập cảnh.
Bộ Công an chỉ đạo công an các tỉnh kiếm soát chặt chẽ những người xuất nhập cảnh cũng như những người cư trú trên địa bàn dân cư, đảm bảo tất cả các đối tượng nhập cảnh vào theo diện chuyên gia, lao động kỹ thuật cao đều được thực hiện các biện pháp kiểm dịch, cách ly theo đúng quy định. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những trường hợp lợi dụng chính sách để đưa người nhập cảnh trái phép, nhất là tại các khu công nghiệp; điều tra, khởi tố, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "chống dịch như chống giặc", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Trong cuộc chiến chống giặc COVID-19, ngay từ những ngày đầu tiên và cho đến giờ phút này lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, đặc biệt là lực lượng Biên phòng thực sự là lực lượng ở tuyến đầu theo đúng cả nghĩa đen, nghĩa bóng. Và chắc chắn Biên phòng cũng sẽ là lực lượng cuối cùng rút khỏi "trận tuyến". Thậm chí hết dịch rồi lực lượng biên phòng vẫn phải tiếp tục bám chốt vì không chỉ có dịch bệnh mà còn rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ biên giới.
Bày tỏ cảm ơn chân thành tất cả các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang bám chốt chống dịch; cảm ơn gia đình, người thân đã thực sự là hậu phương vững chắc để các cán bộ, chiến sĩ Biên phòng vững bước trên tuyến đầu chống dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Tất cả mọi người dân Việt Nam đều ghi ơn và luôn luôn tin tưởng các anh "bộ đội Cụ Hồ" "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" và "kẻ thù" ở thời điểm này chúng ta phải chiến thắng, nhất định sẽ chiến thắng là dịch bệnh COVID-19.
Cảm động trước sự quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ của Đoàn công tác và trực tiếp là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đối với Bộ đội Biên phòng thời gian qua, Thiếu tướng Lê Đức Thái nhấn mạnh: Lực lượng Biên phòng đã xác định và quán triệt công tác bảo vệ biên giới là nhiệm vụ chính trị. Công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình.
Trong mọi hoàn cảnh, với trách nhiệm và danh dự của người chiến sĩ, lực lượng Biên phòng sẽ chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, các địa phương, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ được giao, góp phần cùng cả nước chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh COVID-19 trong thời gian ngắn nhất.
Xây dựng bệnh viện thông minh, hiện đại, đạt đẳng cấp quốc tế Ngày 25-7, tại Hà Nội, Đảng bộ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXXIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thượng tướng Trần Đơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương (QUTƯ), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo. Thượng tướng Trần Đơn phát biểu...